Bên trong con đập lớn nhất hành tinh của TQ có gì?
Là con đập lớn nhất hành tinh, không chỉ có vẻ đồ sộ bên ngoài, cấu trúc bên trong của đập Tam Hiệp – công trình được mệnh danh là Vạn Lý Trường Thành thứ 2 của Trung Quốc – cũng được thiết kế, vận hành vô cùng phức tạp.
Tàu đi qua đập Tam Hiệp (ảnh: SCMP)
Theo Interesting Engineering, đập Tam Hiệp là công trình thủy điện lớn nhất thế giới hiện nay. Con đập được xây dựng năm 1994 tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc và chính thức hoàn thiện vào năm 2012.
Đập Tam Hiệp là đập trọng lực bê tông. Con đập chống chịu sức nước từ sông Dương Tử chủ yếu bằng trọng lượng của thân đập.
Với chiều dài 2.355 mét, việc xây dựng đập Tam Hiệp tiêu tốn khoảng 28 triệu tấn bê tông và 463.000 tấn thép.
Phần thân đập Tam Hiệp hoàn thành năm 2006. Đỉnh đập cao 185 mét so với mực nước biển. Hình dạng mặt cắt của đập Tam Hiệp là hình thang. Bề dày của thân đập ở trên cùng là 15 mét và bề dày phần đáy là 124 mét.
Công suất phát điện hàng năm của đập Tam Hiệp có thể đạt hơn 100 tỷ Kwh (ảnh: Xinhua)
Hồ chứa của đập Tam Hiệp có dung tích lên tới 39,3 tỷ mét khối. Con đập bền vững tới nỗi có thể chịu nổi sức công phá của tên lửa, thậm chí là tấn công hạt nhân quy mô nhỏ.
Đập Tam Hiệp được thiết kế một khu vực riêng ở bên trong cho các tàu thuyền di chuyển qua. Công trình này là một thang máy 5 tầng, sử dụng hệ thống thủy lực để hạ hoặc nâng tàu đi qua.
Ước tính, có khoảng 130 tàu thuyền đi qua đập Tam Hiệp mỗi ngày.
Video đang HOT
Công trình nâng tàu qua đập Tam Hiệp (ảnh: Sohu)
Phòng điều khiển trong đập Tam Hiệp (ảnh: Xinhua)
Lắp ráp hệ thống máy phát điện trong đập Tam Hiệp (ảnh: Xinhua)
Đập Tam Hiệp không chỉ giúp điều tiết lũ mà còn khiến giao thông thủy thuận lợi hơn (ảnh: China Guide )
Sự rộng lớn bên trong cấu trúc thân đập (ảnh: Xinhua)
Hệ thống thủy lực nâng tàu của đập Tam Hiệp còn được biết tới với cái tên “the ship lift”. Công trình này có khả năng giúp một con tàu nặng 3.000 tấn đi qua chỉ trong 10 phút.
Tổng công suất lắp đặt của đập Tam Hiệp là 22,5 triệu Kwh và công suất phát điện hàng năm của đập có thể đạt hơn 100 tỷ Kwh.
Lượng điện này chủ yếu được truyền tải tới các tỉnh thành như Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Trùng Khánh, Thượng Hải… Các máy phát điện chính của đập nặng khoảng 6.000 tấn, theo China Guide.
Mực nước ở đập Tam Hiệp đột nhiên cao vọt, TQ hứng thêm thiệt hại
Đập Tam Hiệp kỳ vĩ, giá đắt phải trả và bí mật giữ kín là gì?
Đập Tam Hiệp đã trở thành môt biểu tượng của Trung Quốc, tương tự như Vạn Lý Trường Thành, nhưng ẩn giấu phía sau đó là hiểm họa, những cái giá đắt phải trả và nhiều bí mật không được tiết lộ.
Đập Tam Hiệp là công trình kỳ vĩ của Trung Quốc.
Trung Quốc luôn quyết tâm xây những con đập kỳ vĩ chặn sông nhằm thoả khát vọng chế ngự thiên nhiên, bất chấp hậu quả tai hại. Nền kinh tế Trung Quốc đã cho thấy những dấu hiêu chững lại sau môt giai đoạn phát triển nhanh chóng, và viêc thiếu nước sẽ tạo những quan ngại to lớn trong vài thâp niên sắp tới.
Công trình kỳ vĩ
Đâp Tam Hiêp được lắp đăt hê thống máy sản xuất điên 18.2GW, tức là cao gấp 10 lần so với nhà máy điên hạt nhân Đại Á Loan ở Quảng Đông. Ước tính, tổng chi phí xây dựng đập vào khoảng 25 tỷ USD nhưng một số ý kiến chỉ ra con số này phải lên đến 37 tỷ USD.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng trong tuyên bố ra hồi 1992 với nôi dung phê chuẩn viêc xây Đâp Tam Hiêp dường như khẳng định rằng Trung Quốc coi dự án này như môt cuôc biểu dương ý chí chính trị, kinh tế và công nghê của đất nước.
"Đâp Tam Hiêp sẽ cho thế giới thấy khát vọng và khả năng của người Trung Quốc trong viêc xây dựng dự án bảo vê nước và xây dựng nhà máy thủy điên lớn nhất thế giới." Nếu nhìn tới khuynh hướng đi xuống trong viêc xây dựng các con đâp lớn trong công đồng thế giới thời đó, môt phần bởi những lo ngại về viêc gây tác đông xấu tới môi trường, khó có thể tin là tuyên bố của ông Lý sẽ được thế giới tán thưởng. Tuy nhiên, khả năng chế ngự dòng nước luôn được coi trọng tại Trung Quốc.
Những người chỉ trích đăt vấn đề về cái giá tài chính, xã hôi và môi trường trong viêc xây đâp mới chỉ nhìn thấy môt phần câu chuyên. Con đâp còn nhằm giải quyết những vấn đề khác của dòng Trường Giang và nhu cầu cần năng lượng sạch của Trung Quốc. Công trình vĩ đại Các số liêu khiến ta phải chóng măt: cao 185 mét, rông gần 2km, được dựng lên từ gần 30 triêu mét khối bê tông, và làm ngâp nước trên diên tích 30 ngàn hecta đất nông nghiêp, để nhằm tạo ra môt hồ chứa có diên tích chừng 31 ngàn dăm vuông.
Đập Tam Hiệp đã trở thành môt biểu tượng của Trung Quốc, tương tự như Vạn Lý Trường Thành
Giá phải trả là gì?
Quá trình xây dựng đập Tam Hiệp gặp rất nhiều chỉ trích vì những hiểm họa rình rập.
Với cỗ máy nhà nước đẩy dự án đi, môt số người cho rằng các sai phạm kỹ thuât đã được phớt lờ. Môt số người chỉ trích nói rằng lượng nước trữ trong hồ chứa sẽ làm tăng nguy cơ ngâp lụt trên thượng nguồn, ở tỉnh Tứ Xuyên. Cạnh đó là các tác hại tới hê sinh thái địa phương, viêc xóa sổ các địa điểm di sản vô giá. Rồi nguy cơ con đâp trở nên không an toàn khi có các trân đông đất xảy ra, nguy cơ gây thay đổi tầng địa chấn, gây đất lở từ lượng nước khổng lồ được trữ lại...
Viêc chính phủ Trung Quốc đảm bảo đã tính toán hết các yếu tố đó không làm cho người ta cảm thấy yên tâm hơn. Môt trong những chủ đề gây tranh cãi là viêc tái định cư cho người dân địa phương. Khu hồ chứa rông 1.000 cây số vuông và trải dài trên 600km từng là nơi sinh sống của khoảng 1,5 triêu người, 19 quân hạt, 140 thị trấn, 360 thị xã và 1.351 ngôi làng. Tất cả đều cần được đưa đi nơi khác, và họ sẽ cần phải thích nghi với điều kiên sống có thể hoàn toàn khác, bên cạnh viêc bị tác đông tâm lý năng nề từ viêc phải rời bỏ nơi họ đã từng sống qua bao đời. Đó là những quan ngại phức tạp, đầy áp lực, nhưng tất cả đều phải được hiểu trong khuôn khổ lịch sử nền công nghiêp trị thủy của Trung Quốc.
Khi ông Lý Bằng muốn tìm sự phê chuẩn tại Quốc hôi, hồi 1992, để bắt tay vào viêc xây đâp, môt phần ba các đại biểu đã biểu quyết chống - môt mức đô chống báng cao chưa từng thấy. Ngay cả những người phản đối cũng thừa nhân là kể từ khi đâp được xây, những vụ lũ lụt lớn trên sông Trường Giang đã không xảy ra ở quy mô như vụ lũ lụt cướp đi sinh mạng 3.500 người hồi 1998. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chương trình tái định cư khổng lồ khiến người ta quan ngại, từ viêc ảnh hưởng trực tiếp tới tâm sinh lý người dân cho tới những vấn đề về bồi thường không thỏa đáng hay nạn biển thủ tiền đền bù.
Một quốc gia như Trung Quốc, nơi có khá nhiều những dòng sông chảy xiết và nhu cầu to lớn về năng lượng, sẽ là không khôn ngoan nếu như không tận dụng những nguồn tài nguyên tái tạo được để phục vụ phát triển kinh tế. Về mặt lý thuyết, Trung Quốc rất dồi dào tiềm năng thuỷ điện, 380 GW, tương đương hàng trăm nhà máy điện hạt nhân cỡ trung bình, tức là nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Trung Quốc mới chỉ khai thác được vỏn vẹn một phần tư tiềm năng đó.
Trung Quốc cam kết đến năm 2020 sẽ đáp ứng 15% nhu cầu năng lượng trong nước từ các nguồn tài nguyên có thể tái tạo, và sẽ giảm lượng khí thải nhà kính xuống 40-45% - những cam kết chỉ có thể đạt được nếu như thuỷ điện đóng vai trò lớn trong kế hoạch.
Việc xây dựng đập được báo cáo là có chất lượng kém, với các vết nứt lớn đã xuất hiện trong thân đập vào năm 2000, đã dẫn đến các chỉ trích trong tiên tri các thảm họa tiềm ẩn tương tự như đối với đập Bản Kiều năm 1975.
Ở đây có hai rủi ro đã được thống nhất xác định đối với đập, đó là mô hình trầm tích vẫn chưa được kiểm tra kỹ và đập này nằm trên đứt gãy địa chấn. Trầm tích quá nhiều có thể che lấp các cửa xả nước, và nó có thể gây tổn hại cho đập trong một số tình huống. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự cố của đập Bản Kiều năm 1975 đã làm hỏng 61 đập nước khác và gây ra cái chết của hơn 200.000 người. Ngoài ra, trọng lượng của đập và hồ chứa nước về lý thuyết có thể sinh ra địa chấn cảm ứng, giống như đã xảy ra với đập Katse ở Lesotho.
Hồ chứa nước dung tích 22 km sẽ làm giảm tần suất các trận ngập lụt lớn từ một lần trong 10 năm xuống còn 1 lần trong 100 năm. Nhưng các chỉ trích thì tin rằng sông Dương Tử sẽ bổ sung thêm trung bình khoảng 530 triệu tấn bùn vào hồ trên một năm và nó sẽ nhanh chóng không còn tác dụng trong việc ngăn chặn lũ lụt. Việc tăng thêm trầm tích vào hồ có thể làm tăng mức nước lũ vốn đã cao tại Trùng Khánh.
Tổ chức Probe International cho rằng đập nước này không có tác dụng ngăn chặn lũ lụt, do bị mất đi các cánh rừng trong lưu vực sông Dương Tử cũng như sự mất đi của 13.000 km hồ (có tác dụng làm giảm bớt đi sự ngập lụt) do bùn lầy hóa, cải tạo và các phát triển không kiểm soát được.
Bất chấp những chỉ trích và tranh luận gay gắt nhiều năm qua từ các chuyên gia thủy điện toàn cầu cũng như của cư dân các khu vực lân cận, Trung Quốc vẫn quyết liệt xây dựng Đập Tam Hiệp với công suất điện tổng cộng lên tới 22,5 triệu kilowatt, tương đương với 15 lò phản ứng hạt nhân, theo Global Times.
Theo các điều tra về mức độ đa dạng sinh học khu vực xung quanh đập Tam Hiệp, đây là nơi cư ngụ của 6.400 loài thực vật, 3.400 loài côn trùng, 300 loài cá và hơn 500 loài động vật có xương sống trên cạn. Chính vì vậy quá trình hoạt động sẽ có thể gây xói lở, thậm chí đe dọa cả nghề cá lớn nhất thế giới bởi quy mô quá lớn của con đập đã tạo ra một tiểu khí hậu đe dọa hệ sinh thái của khu vực.
5 bí mật ít người biết về đập Tam Hiệp lớn nhất hành tinh Đập Tam Hiệp - con đập lớn nhất thế giới chắn nước sông Dương Tử - ẩn nhiều những bí mật mà không mấy người biết đến. Đập Cát Châu Bá - "anh em" của đập Tam Hiệp trên dòng sông Dương Tử (ảnh: (ảnh: Xinhua) 1. Đập Tam Hiệp có "anh em" trên sông Dương Tử Khi nói về đập trên sông...