Bên trong cơ sở cất giữ tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ
Cách biên giới Mỹ – Canada không xa có một địa điểm tên Oscar-6. Nếu mất đi hàng rào thép gai thì nơi đây có thể bị nhầm thành công trường xây dựng bỏ hoang cách thị trấn gần nhất đến 45 phút lái xe.
Bên dưới lớp cửa chống nổ, một trong số vũ khí mạnh nhất mà kho vũ khí Mỹ đang được cất giữ: tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III mang đầu đạn hạt nhân với vận tốc có thể lên đến hơn 24.000km/giờ.
Ở vùng nông thôn trên địa bàn bang Bắc Dakota tồn tại 150 cơ sở cất giữ, tất cả đều kết nối với căn cứ không quân Minot – nơi một nhóm nhỏ quân nhân luôn sẵn sàng nhận lệnh phóng tên lửa.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III mang đầu đạn hạt nhân với vận tốc có thể lên đến hơn 24.000km/giờ
Mỹ sở hữu khoảng 400 quả Minuteman III được phân bố rải rác. Theo chỉ huy Phi đoàn Tên lửa 91 (đồn trú căn cứ Minot) James Schlabach: “Sức mạnh hủy diệt tiềm tàng của vũ khí như vậy rất lớn. Chúng tôi cần được mài giũa và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình”.
ICBM cùng tên lửa phóng từ máy bay ném bom chiến lược, tên lửa phóng từ tàu ngầm tạo thành bộ ba hạt nhân uy lực. Điểm phóng ICBM nằm trên đất liền, mỗi cơ sở cất giữ của Mỹ chứa 10 quả Minuteman III.
Sâu bên dưới cơ sở là một khoang nhỏ chỉ đủ chỗ duỗi người, được niêm phong sau cánh cửa lớn đóng suốt ngày đêm và có 2 quân nhân phụ trách theo dõi chặt chẽ, phòng trường hợp hầm chứa hay vũ khí xảy ra vấn đề.
Video đang HOT
“Khi mở cánh cửa lớn bước vào giống như một thế giới khác vậy. Lúc ngồi vào bảng điều khiển, chúng tôi luôn nhớ rằng bản thân đang nắm giữ tài sản quân sự trị giá hàng tỉ USD”, trung úy Evelyn McCoy chia sẻ.
Hai quân nhân chia sẻ giường, phòng tắm, tủ lạnh, lò vi sóng cả ngày với nhau. Khoảng thời gian thực hiện nhiệm vụ vô cùng nhàm chán và ít kết nối với bên ngoài. Trên mặt đất cũng có nhiều nhóm bảo vệ cơ sở, một nhóm đầu bếp chuẩn bị bữa ăn. Trong khoang điều khiển là 2 quân nhân khác.
Trung úy Joseph Cambio cho biết: “Công tác bảo trì hệ thống vũ khí được thực hiện hằng ngày. Chúng tôi có lực lượng bảo vệ, người ở lại căn cứ phụ trách huấn luyện lẫn nhóm y tế hỗ trợ”. Độ tuổi của các sĩ quan làm nhiệm vụ chưa bằng một nửa ICBM mà họ đang kiểm soát.
Minuteman III được triển khai lần đầu tiên vào năm 1970, chưa đầy một thập kỷ sau khủng hoảng tên lửa Cuba. Hoạt động sản xuất ICBM này đã kết thúc vào năm 1978. Số tên lửa mới nhất trong kho đã gần 50 năm tuổi, trải qua nhiều chương trình hiện đại hóa và cải tiến.
Mỹ dự định thay thế Minuteman III bằng Sentinel tân tiến mà chi phí thấp hơn. Nhưng tháng 7 vừa qua họ thừa nhận dự án thay thế sẽ tiêu tốn hơn 140 tỉ USD – vượt quá ngân sách lúc giao quả tên lửa mới đầu tiên đến 81%.
Mặc dù vậy dự án vẫn tiếp tục. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ William LaPlante lập luận rủi ro nếu không hiện đại hóa lực lượng hạt nhân quan trọng không kém vấn đề kiểm soát chi phí. Phe ủng hộ sản xuất Sentinel chỉ ra rằng Nga cùng Trung Quốc đang chạy đua hiện đại hóa vũ khí chiến lược của nước mình, bên cạnh đó còn có mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên và Iran.
Lý do Triều Tiên chú trọng phát triển tên lửa nhiên liệu rắn
Triều Tiên ngày 15/1 tuyên bố đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn (IRBM) mang đầu đạn siêu thanh.
Triều Tiên phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn ngày 14/1. Ảnh: KCNA/TTXVN
Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), IRBM này được phóng vào chiều 14/1 nhằm kiểm tra khả năng trượt và cơ động của đầu đạn, cũng như mức độ tin cậy của động cơ nhiên liệu rắn lực đẩy cao đa tầng mới được phát triển. KCNA không tiết lộ khoảng cách, thời gian bay cũng như các chi tiết khác của tên lửa.
Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin Triều Tiên cũng khẳng định rằng vụ phóng tên lửa không ảnh hưởng đến an ninh các nước láng giềng và cũng không liên quan đến tình hình khu vực.
Quân đội Hàn Quốc hôm 14/1 thông báo phát hiện vụ phóng từ một khu vực trong hoặc xung quanh Bình Nhưỡng vào khoảng 2 giờ 55 phút chiều (giờ địa phương), và tên lửa đã bay khoảng 1.000 km trước khi rơi xuống biển.
Đây là vụ phóng tên lửa đạn đạo đầu tiên của Triều Tiên trong năm 2024. Lần gần đây nhất, nước này phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-18 nhiên liệu rắn vào ngày 18/12/2023. Vụ phóng diễn ra sau khi Triều Tiên vào tháng 11/2023 cho biết họ đã thử nghiệm động cơ nhiên liệu rắn cho IRBM loại mới và tiến hành ít nhất ba cuộc thử nghiệm trong cùng năm với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-18 nhiên liệu rắn.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin việc phát triển tên lửa nhiên liệu rắn từ lâu đã được coi là mục tiêu chính của Triều Tiên, vì nó có thể giúp nước này triển khai tên lửa nhanh hơn trong trường hợp xảy ra xung đột. Tên lửa nhiên liệu rắn khó bị phát hiện trước khi phóng hơn tên lửa nhiên liệu lỏng vốn cần nhiều công tác chuẩn bị tốn thời gian, chẳng hạn như phun nhiên liệu. Hầu hết tên lửa đạn đạo lớn nhất của Triều Tiên đều sử dụng nhiên liệu lỏng.
Trong khi đó, tên lửa nhiên liệu rắn không cần tiếp nhiên liệu ngay trước khi phóng, vận hành dễ dàng và an toàn, đồng thời cần ít hỗ trợ hậu cần hơn. Việc sử dụng nhiên liệu rắn có thể tạo thêm điều kiện di dộng hơn cho tên lửa và giảm thời gian chuẩn bị phóng.
Nhiên liệu rắn đậm đặc và cháy khá nhanh, tạo ra lực đẩy trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, nó có thể được lưu trữ trong thời gian dài mà không bị phân hủy -vấn đề thường gặp với nhiên liệu lỏng.
Triều Tiên cho biết việc phát triển ICBM nhiên liệu rắn mới Hwasong-18 sẽ "tăng cường triệt để" khả năng phản công hạt nhân của nước này.
Nhiên liệu đẩy rắn là hỗn hợp nhiên liệu và chất oxy hóa. Bột kim loại như nhôm thường được dùng làm nhiên liệu trong khi ammonium perchlorate là chất oxy hóa phổ biến nhất. Ammonium perchlorate là muối của perchloric acid và amoniac.
Nhiên liệu và chất oxy hóa được liên kết với nhau bằng vật liệu cao su cứng rồi đóng trong vỏ kim loại. Khi nhiên liệu rắn cháy, oxy từ ammonium perchlorate kết hợp với nhôm tạo ra lượng năng lượng khổng lồ và nhiệt độ lên tới hơn 2.760 độ C, phát sinh lực đẩy rồi nâng tên lửa khỏi bệ phóng.
Nhiên liệu rắn có nguồn gốc từ pháo hoa được Trung Quốc phát triển từ nhiều thế kỷ trước. Nó đạt tiến bộ đáng kể vào giữa thế kỷ 20, khi Mỹ phát triển các loại chất nổ đẩy mạnh hơn. Liên Xô đã triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn đầu tiên có tên RT-2 vào đầu những năm 1970. Sau đó, Pháp phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung nhiên liệu rắn S3, còn được gọi là SSBS. Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm ICBM nhiên liệu rắn vào cuối những năm 1990.
Trong cuộc phỏng vấn với Yonhap vào tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik đánh giá Triều Tiên có thể thử IRBM mới ngay trong tháng 1 này.
Nhiều lãnh đạo quân đội Hàn Quốc tin rằng tên lửa đạn đạo tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn mà Bình Nhưỡng phát triển có khả năng nhắm tới các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản và đảo Guam.
IRBM có tầm bắn 3.000-5.500 km. Trong khi đó, Guam cách Triều Tiên khoảng 3.000 km về phía Đông Nam.
Đảo Guam, nằm trên Thái Bình Dương, trở thành lãnh thổ của Mỹ từ năm 1898. Theo Sky News (Anh), các căn cứ quân sự Mỹ hiện chiếm 30% diện tích của đảo Guam. Đảo Guam luôn được Lầu Năm Góc coi là vị trí chiến lược trong chính sách của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Tên lửa siêu thanh nằm trong danh sách vũ khí công nghệ cao mà Chủ tịch Kim Jong-un cam kết sẽ phát triển tại đại hội Đảng Lao động. Vào tháng 1/2022, Triều Tiên tuyên bố đã phóng thành công tên lửa siêu thanh.
Ấn Độ thử thành công hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo giai đoạn II Cuộc thử nghiệm khẳng định khả năng phòng thủ của Ấn Độ trước tên lửa đạn đạo tầm bắn 5.000 km và tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến. Tên lửa hành trình siêu vượt âm tầm xa BrahMos của Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 24/7, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO)...