Bên trong căn cứ lớn nhất Afghanistan bị Mỹ bỏ rơi
Bagram từng là căn cứ đông đúc với hơn 100.000 lính Mỹ đồn trú, nhưng sự ra đi vội vã của họ biến đây thành một nơi yên ắng lạ thường.
Quân đội Afghanistan tuần trước cho phép phóng viên quốc tế tiếp cận Bagram, căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại quốc gia Trung Á này, từng là sở chỉ huy cuộc chiến nhằm vào nhóm phiến quân Taliban và al-Qaeda, tổ chức bị cáo buộc thực hiện vụ tấn công khủng bố 11/9/2001.
Căn cứ Bagram có quy mô bằng một thành phố nhỏ, từng là cơ sở do Mỹ và NATO độc quyền sử dụng. Căn cứ có hai đường băng, hơn 100 điểm đỗ cho tiêm kích với tường chống bom bảo vệ máy bay. Căn cứ có phòng chờ dành cho hành khách, bệnh viện 50 giường, các căn lều lớn như nhà chứa máy bay với đồ nội thất bên trong.
Trong ảnh, một trong hai đường băng dài gần 3.700 m tại Bagram.
Tướng Mir Asadullah Kohistani, chỉ huy căn cứ Bagram, cho biết quân đội Afghanistan nghe tin đồn rằng lực lượng Mỹ sẽ sớm rút khỏi đây, nhưng không nghĩ mọi thứ sẽ diễn ra vào nửa đêm 5/7. Khoảng 3h sáng hôm đó, điện trong căn cứ Bagram vụt tắt, lính Mỹ âm thầm đưa khí tài lên máy bay và rời đi mà không thông báo cho lực lượng sở tại.
Lực lượng Mỹ bỏ lại hàng nghìn xe dân sự, nhiều xe không có chìa khóa, cùng hàng trăm xe thiết giáp các loại tại căn cứ.
Các binh sĩ Afghanistan tại căn cứ Bagram sau khi quân Mỹ rút lui.
Lực lượng Afghanistan chỉ trích dữ dội cách lính Mỹ âm thầm rời đi trong đêm mà không báo cho các đơn vị địa phương tuần tra vành đai căn cứ. “Họ vứt bỏ toàn bộ thiện chí trong 20 năm bằng cách bỏ đi mà không nói một lời cho những người lính Afghanistan tuần tra vòng ngoài”, một binh sĩ nói.
Một quân nhân Afghanistan đứng trên xe bọc thép cùng khẩu súng máy làm nhiệm vụ canh gác trong căn cứ.
Video đang HOT
Binh sĩ Afghanistan tiếp quản căn cứ Bagram.
Lực lượng Mỹ mang theo toàn bộ vũ khí hạng nặng, chỉ để lại vũ khí cá nhân và đạn dược, đồng thời tiêu hủy số đạn không để lại cho quân đội Afghanistan trước khi rời khỏi căn cứ.
Lính Afghanistan bên cạnh một xe thiết giáp Humvee vẫn còn hoạt động được.
Một người lính làm nhiệm vụ tại chốt gác ở cổng căn cứ Bagram.
Các xe thiết giáp kháng mìn bị lực lượng Mỹ bỏ lại căn cứ, dường như tất cả đều không còn khả năng hoạt động. Trong giai đoạn cao điểm năm 2012, căn cứ đã tiếp nhận hơn 100.000 binh sĩ Mỹ.
Chủ một cửa hàng bán đồ cũ của lính Mỹ bên ngoài căn cứ Bagram. Ngay sau khi hay tin lính Mỹ bất ngờ rút khỏi căn cứ Bagram, dân địa phương lao vào cướp phá, hôi của trước khi an ninh Afghanistan tới tiếp quản căn cứ.
Afghanistan ngỡ ngàng khi Mỹ rút quân lúc nửa đêm
Lính Mỹ tắt điện và rút khỏi căn cứ Bagram lúc nửa đêm mà không thông báo, khiến quân đội chính phủ Afghanistan hoàn toàn bất ngờ.
Quân đội Afghanistan ngày 5/7 công bố ảnh bên trong Bagram, căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại quốc gia Trung Á này, từng là sở chỉ huy cuộc chiến nhằm vào nhóm phiến quân Taliban và al-Qaeda, tổ chức bị cáo buộc thực hiện vụ tấn công khủng bố 11/9.
Lầu Năm Góc hôm 2/7 thông báo sẽ rút hết lực lượng khỏi căn cứ Bagram và hoàn tất đợt rút quân cuối cùng khỏi Afghanistan trước thời hạn, ban đầu dự kiến vào cuối tháng 8. Tuy nhiên, mọi thứ diễn ra nhanh chóng đến mức ngỡ ngàng.
Một binh sĩ Afghanistan đi ngang qua hàng thiết giáp kháng mìn quân đội Mỹ bỏ lại căn cứ Bagram. Ảnh: AP .
Tướng Mir Asadullah Kohistani, chỉ huy mới của căn cứ Bagram, cho biết quân đội Afghanistan nghe một số tin đồn rằng lực lượng Mỹ sẽ sớm rút khỏi đây, nhưng không nghĩ mọi thứ sẽ diễn ra vào nửa đêm 5/7.
Khoảng 3 giờ sáng hôm đó, điện trong căn cứ Bagram vụt tắt, lính Mỹ đồn trú tại đây âm thầm đưa khí tài lên máy bay và rời đi mà không thông báo cho lực lượng sở tại. "Đến 7 giờ sáng, chúng tôi mới được xác nhận rằng họ đã rời căn cứ", tướng Kohistani nói.
Lực lượng Afghanistan chỉ trích dữ dội cách lính Mỹ âm thầm rời căn cứ Bagram trong đêm mà không báo cho các đơn vị địa phương làm nhiệm vụ tuần tra quanh vành đai căn cứ.
"Họ vứt bỏ toàn bộ thiện chí trong 20 năm bằng cách bỏ đi mà không nói một lời cho những người lính Afghanistan tuần tra vòng ngoài", binh sĩ Naematullah nói.
Đại tá Sonny Leggett, phát ngôn viên của quân đội Mỹ, không phản hồi lời phàn nàn của các binh sĩ Afghanistan về căn cứ Bagram, thay vào đó nhắc lại một tuyên bố hồi tuần trước cho biết đã bàn giao nhiều căn cứ cho nước sở tại. Leggett khẳng định quân đội Mỹ rút quân theo kế hoạch phối hợp với các lãnh đạo Afghanistan.
Trước khi quân đội Afghanistan tiếp quản căn cứ Bagram, nằm cách thủ đô Kabul khoảng một tiếng lái xe, một "đội quân cướp phá" đã tràn vào hôi của sau khi lính Mỹ rời đi.
"Bóng tối đột ngột ập đến giống tín hiệu cho những kẻ cướp bóc. Chúng tiến vào từ phía bắc, phá hàng rào, lục soát các tòa nhà và chất mọi thứ lên xe tải", binh sĩ Afghanistan Abdul Rouf cho biết.
Họ lục soát các lều chứa khổng lồ tại doanh trại bên trong căn cứ trước khi bị đuổi ra ngoài, các quan chức quân đội Afghanistan cho biết. "Ban đầu chúng tôi nghĩ họ là Taliban", Raouf nói. "Còn phía Mỹ gọi điện và thông báo rằng chúng tôi đang ở sân bay Kabul".
Hôm 5/7, ba ngày sau khi lính Mỹ rời đi, các binh sĩ Afghanistan vẫn tiếp tục phải dọn đống rác trong căn cứ Bagram do những kẻ cướp bóc bỏ lại, bao gồm chai và lon rỗng.
Một binh sĩ Afghanistan ngồi chơi guitar trên chiếc đệm giữa đống vật dụng quân đội Mỹ bỏ lại ở căn cứ Bagram. Ảnh: AP .
Tướng Kohistani cho biết Mỹ bỏ lại khoảng 3,5 triệu món đồ bên trong căn cứ, gồm hàng chục nghìn chai nước, nước tăng lực và khẩu phần ăn liền của quân đội (MRE).
Các vật dụng cỡ lớn bị bỏ lại gồm hàng nghìn xe dân sự, nhiều xe không có chìa khóa, cùng hàng trăm xe bọc thép. Tướng Kohistani cho biết quân đội Mỹ mang theo toàn bộ vũ khí hạng nặng, chỉ để lại vũ khí cá nhân và đạn dược. Lính Mỹ cũng tiêu hủy số đạn không để lại cho quân đội Afghanistan trước khi rời khỏi căn cứ.
Tướng Kohistani khẳng định Lực Lượng An ninh và Phòng vệ Quốc gia Afghanistan có thể giữ vững căn cứ Bagram kiên cố trước các đợt tấn công của Taliban, bất chấp nhóm phiến quân liên tiếp giành chiến thắng trong các cuộc giao tranh gần đây. Trong căn cứ Bagram có một nhà tù chứa khoảng 5.000 tù nhân, nhiều người trong số này bị nghi là thành viên Taliban.
Các đợt tiến công của Taliban xảy ra dồn dập sau khi các binh sĩ Mỹ và NATO rút khỏi Afghanistan. Các binh sĩ Mỹ cuối cùng có thể ở lại tới khi Afghanistan hoàn tất thỏa thuận bảo vệ sân bay quốc tế Kabul Hamid Karzai. Theo thỏa thuận, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến bảo vệ sân bay này.
Tại miền bắc Afghanistan, Taliban đánh chiếm hết quận huyện này tới quận huyện khác. Trong vài ngày qua, hơn 1.000 binh sĩ Afghanistan tháo chạy sang nước láng giềng Tajikistan thay vì chiến đấu với Taliban. "Trong một trận chiến, đôi khi ta tiến một bước và lùi vài bước", tướng Kohistani nói.
Kohistani cho biết quân đội Afghanistan đang thay đổi đối sách nhằm tập trung bảo vệ các quận huyện chiến lược. Lực lượng Afghanistan dự kiến tái chiếm các quận huyện rơi vào tay Taliban trong những ngày tới, song tướng Kohistani không nói rõ việc này sẽ được hoàn thành ra sao.
Căn cứ Bagram có quy mô bằng một thành phố nhỏ, từng là cơ sở do Mỹ và NATO độc quyền sử dụng. Căn cứ có hai đường băng, hơn 100 điểm đỗ cho tiêm kích với tường chống bom bảo vệ máy bay.
Một trong hai đường băng dài 3.660 m được xây dựng từ năm 2006. Căn cứ có phòng chờ dành cho hành khách, bệnh viện 50 giường, các căn lều lớn như nhà chứa máy bay với đồ nội thất bên trong.
Hàng loạt xe dân sự bị quân đội Mỹ bỏ lại ở căn cứ Bagram. Ảnh: AP .
Tướng Kohistani nói rằng 20 năm Mỹ và NATO tham chiến tại Afghanistan "được đánh giá cao", song đã tới lúc Afghanistan phải tự đứng trên đôi chân của mình.
"Chúng ta phải giải quyết vấn đề của mình. Chúng ta phải bảo vệ đất nước của mình và một lần nữa xây dựng đất nước bằng chính đôi tay của mình", Kohistani cho biết.
Trung Quốc tham vọng 'thế chân' Mỹ ở Afghanistan? Trung Quốc nhìn thấy những cơ hội và cả thách thức sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan nhưng được cho là sẽ nhúng chân quá sâu xuống vũng lầy nhiều rủi ro này. Thành viên nhóm ủng hộ lực lượng vũ trang Afghanistan chống Taliban . Ảnh REUTERS Vừa qua, Trung Quốc đã sơ tán khẩn 210 công dân khỏi Afghanistan trong...