Bên trong các nhà tù ở Libya
Từ sau sự sụp đổ của chế độ Gaddafi, ngày càng có nhiều cáo buộc các nhà tù Libya đã trở thành nơi ngược đãi tù nhân và chứa đầy bất công. Đi thực tế tới Tripoli, phóng viên BBC còn phát hiện nhiều nhà tù ở Libya hiện do những người tình nguyện là dân thường quản lý, không có sự trợ giúp nào từ chính quyền.
Nhà tù al-Judaida hiện do người tình nguyện điều hành
Công dân Taher Husnein, 50 tuổi, trước kia sống ở thành phố Sacramento của California, Mỹ với nghề bán xe hơi. Giờ đây ông ta điều hành al-Judaida, một trong những nhà tù lớn nhất ở thủ đô Libya. Trong khoảng trống cả về an ninh lẫn chính trị vẫn dai dẳng ở Libya, ông ta đang làm điều này như một người tình nguyện. Kể từ khi tiếp quản nhà tù này hồi tháng trước, ông và những người làm việc cùng không nhận được đồng lương nào cả.
Video đang HOT
Ông ta nói: “Tôi muốn giúp xây dựng nước Libya mới. Nhưng chúng tôi không nhận được sự giúp đỡ nào từ phía chính phủ. Chúng tôi không được trả lương… Tôi thậm chí phải mua dầu gội đầu cho tù nhân bằng tiền túi của mình”.
Trở về nước từ đầu năm và tự nhốt mình trong nhà tù al-Judaida, ông Husnein nói ông đã dập tắt tệ ngược đãi đang diễn ra trong nhà tù này. Trong số khoảng 1.000 tù nhân ở al-Judaida, có cựu phi công Jumaa Saleh của một công ty dầu khí. Ông này kể rằng mình đã bị bịt mắt và bị gí điện suốt cả đêm khi lần đầu tiên bị nhốt vào nhà tù này trước khi Husnein tiếp quản.
Nhiều người bị bắt xác nhận rằng tra tấn hiện đã ngừng ở al-Judaida. Nhưng đây chỉ là một trong nhiều nhà tù của Libya, nơi đang nằm trong sự kiểm soát của hỗn hợp các hội đồng quân sự và các lữ đoàn. Tổ chức Ân xá quốc tế mô tả sự ngược đãi đang “lan rộng” hầu khắp nước này.
Tổ chức Ân xá hôm 13-10-2011 nói rằng trong một trung tâm giam giữ, các nhà điều tra của họ đã nghe thấy những âm thanh ghê rợn của đòn roi và tiếng la hét. Trong nhà tù khác, họ chứng kiến nhiều cảnh tra tấn bằng các dụng cụ như gậy gỗ, dây cáp và vòi cao su.
Hassiba Hadj Sahraoui của Tổ chức Ân xá quốc tế nói với báo giới: “Những người bị giam trong hầu hết trường hợp đều bị bắt không có lý do xác đáng nào, bị đánh đập và đôi khi còn tệ hơn nữa… Họ dễ bị các thành viên vũ trang lạm dụng”.
Một cư dân Tripoli là người da đen cũng rất sợ phải tiết lộ tên mình, nói với phóng viên BBC rằng các dân quân đã gí điếu thuốc đang cháy vào lưng và chân anh ta vì bộ lạc Tawargha của anh ta ủng hộ đại tá Muammar Gaddafi. Vẻ mặt thất thần, anh ta nói: “Tôi không phải là binh sĩ. Tôi không làm gì với chiến tranh. Và giờ đây tôi thực sự khiếp sợ”.
Bộ trưởng Tư pháp lâm thời Muhammad al-Alagi đã hứa mở cuộc điều tra và đổ lỗi tình trạng này là do thiếu sự kiểm soát trung tâm.
Theo CATP
Hứa là một chuyện
Đã bao lần em cứ nghĩ rằng mình đã quên anh. Nhưng sự thật đâu có như vậy. Mỗi khi nhìn thấy anh, trái tim em lại dâng lên một niềm cảm xúc. Anh ơi sao anh lại dễ dàng quên tình yêu của chúng ta như vậy?
Em những tưởng tình yêu của chúng ta sẽ là bất tử nhưng em đâu có thể ngờ rằng cuộc đời lại đối xử với em như vậy. Cuộc đời mang anh đến với em rồi lại lặng lẽ mang anh lìa xa cuộc đời của em. Sao lại bất công vậy anh? Ngày xưa khi yêu em anh đã nói rằng anh sẽ mãi ở bên cạnh em, sẽ có mặt lúc em cần anh...
Vậy mà giờ đây, anh có nhớ ngày xưa anh đã từng hứa với em biết bao nhiêu lời hứa không? Giờ thì em đã hiểu hứa là một chuyện mà thực hiện lời hứa đó lại là chuyện khác đúng không anh? Em biết là em đã sai lầm khi vẫn còn yêu anh nhưng anh ơi làm sao mà em có thể dối lừa con tim mình được cơ chứ? Em vẫn mãi đợi chờ anh cho dù biết anh sẽ không quay trở về... Em chỉ mong rằng có một ngày anh nhận ra rằng không ai yêu anh nhiều như em đã từng yêu anh. Em sẽ mãi sống với quá khứ... với những kỷ niệm đã từng có giữa anh và em...
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sự thật bất công mà giáo viên phải chịu đựng Gần đây, trên Diễn đàn Dân trí và một số báo khác lại sôi nổi bàn luận về chủ đề nghề giáo, áp lực công việc, đời sống khó khăn cũng như những điều trăn trở về cách thức quản lý có nhiều điều bất cập và tiêu cực... Nhiều giáo viên vùng cao chưa từng dám mơ đến tiền thưởng Tết. Là...