Bên trong bệnh viện dã chiến quân đội: Vùng đỏ quạch
3 dãy nhà xung quanh có gần 2.000 bệnh nhân (F0) với gần 400 y bác sĩ – lực lượng bảo đảm công tác điều trị, tiếp xúc liên tục, hằng ngày với bệnh nhân. Nhiều người bảo: Không nhiễm bệnh mới lạ.
Cấp cứu bệnh nhân nặng trong Khoa hồi sức cấp cứu. Ảnh ĐỘC LẬP
Thế nhưng, chúng tôi đã có 15 ngày cùng ăn ở, làm việc với các F0, F1 trong Bệnh viện (BV) dã chiến truyền nhiễm 5D ( Bộ Quốc phòng) để ghi nhận công việc của y bác sĩ các BV quân y từ miền Bắc vào tăng cường điều trị, cứu chữa cho bệnh nhân mắc Covid-19 ở miền Nam.
“Bác nằm nghiêng để tôi vỗ lưng”
Cả BV dã chiến truyền nhiễm 5D là vùng đỏ, thì Khoa hồi sức cấp cứu đỏ quạch, bởi toàn bệnh nhân rất nặng.
Khoa hồi sức cấp cứu nằm trọn tầng trệt tòa nhà A4 và A5 của khu B, ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM (P.Đông Hòa, TP.Dĩ An, Bình Dương). Khu vực này thiết kế để bán hàng, tập thể thao, phục vụ hoạt động tập thể – cộng đồng… nên xung quanh chỉ ngăn bằng kính. Giờ, toàn bộ mặt bằng làm nơi điều trị bệnh nhân nặng nhất của BV, nên các nhân viên phải dán giấy báo ngăn ánh sáng, dễ có đến cả nghìn tờ.
Gần 200 chiếc giường sắt xếp lớp trong tầng trệt 2 khu nhà, mỗi khu được chia thành 2 phòng lớn nhờ bức tường ngăn lối đi. Phòng bệnh nhân nặng nhất ở phía tây bắc tòa nhà A4: 50 giường bệnh chật kín người, chủ yếu là người cao tuổi nằm, mặt nạ ô xy chụp kín mặt; những người yếu thì đeo mặt nạ ô xy có vòi nối to bằng cổ tay; người gắng ngồi thì đeo mặt nạ 2 gọng, giống cái túi ni lông, cắm phập phồng trước mũi.
Bên các giường bệnh, máy monitor theo dõi bệnh nhân, nhấp nháy hiển thị các thông số về huyết áp, nhịp thở, nhịp tim, chỉ số ô xy trong máu… Vài chục giây, tiếng máy lại rít lên gấp gáp báo động, nhân viên trực lại lao đến giường bệnh kiểm tra, theo dõi và can thiệp y tế. Tiếng máy rít, là âm thanh ám ảnh nhất, đặc biệt là khi cả chục máy cùng báo động, khiến những nhân viên y tế trực quay cuồng chạy đi chạy lại…
“Choang”. Tiếng ly sắt rơi xuống sàn gạch men vang lên chát chúa. Giường số 6, bệnh nhân Ngô Văn Hùng (62 tuổi) khua tay như gọi: “Tôi khó thở quá!”. Điều dưỡng Nguyễn Văn Thắng lật đật chạy đến: “Bác nằm nghiêng để tôi vỗ lưng”. Tiếng vỗ lộp bộp không chỉ giúp bệnh nhân dễ thở mà còn kéo cả giấc ngủ, khiến ông Hùng nằm thiêm thiếp. Giấy theo dõi bệnh trình hộ lý kẹp ở cuối giường ghi: “Bệnh nhân tỉnh lúc 10 giờ, tiếp xúc tốt, SpO2 94 – 96%, X-quang: hình viêm phổi lan tỏa 2 bên”…
Kíp trực đêm tại Khoa hồi sức cấp cứu thăm khám bệnh nhân. ĐỘC LẬP
Dồn dập áp lực căng thẳng
Gần 2 tuần ở BV dã chiến truyền nhiễm 5D, mỗi ngày chúng tôi vào khu điều trị ít nhất 1 lần, đi cùng các kíp trực và lần nào cũng phải ghé Khoa hồi sức cấp cứu. Vào nhiều thành quen, nên các y bác sĩ chia sẻ thân tình nhiều chuyện.
Thường thì bệnh nhân ở các khu cách ly địa phương, khi được xe buýt chở vào BV đều được kiểm tra phân loại, đưa vào các khoa (nhẹ, vừa, nặng và hồi sức cấp cứu). “Tiêu chuẩn” vào hồi sức cấp cứu là những bệnh nhân suy giảm ý thức, lơ mơ, suy hô hấp, chiếu chụp thấy phổi tổn thương… Trong quá trình điều trị, các bệnh nhân được chụp X-quang hằng ngày và 1 – 2 ngày để kiểm tra phổi. Vào Khoa hồi sức cấp cứu, gặp các bệnh nhân ho rũ rượi, khạc nhổ… là chuyện rất bình thường. Với bệnh nhân nặng nằm liệt, kíp trực phải kiêm cả việc đeo bỉm, dọn vệ sinh cá nhân cho họ.
“BV là vùng đỏ thì khu này đỏ quạch”, thiếu tá – bác sĩ Trần Văn Hải (40 tuổi, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu) nói vậy và giải thích: “Nồng độ vi rút đậm đặc do toàn bệnh nhân nặng. Tỷ lệ khỏi bệnh ở đây chỉ 5%”. Đặc biệt, từ đầu tháng 9 đến nay, số bệnh nhân biến chứng nặng ở Khoa hồi sức cấp cứu ngày càng cao. Đã có 4 người tử vong tại BV, 94 người phải chuyển lên tuyến trên và trong số chuyển này, khoảng 70% tử vong.
Bình thường, mỗi kíp trực gồm 1 bác sĩ và 5 điều dưỡng, xoay vòng theo thời gian 3 tiếng/lần tại khoa. Tuy nhiên, do BV thành lập đội điều trị (1 bác sĩ trực tiếp theo dõi 15 – 17 bệnh nhân, từ lúc vào đến lúc ra) nên bệnh nhân của bác sĩ nào có biến chứng bất thường, thì bác sĩ ấy phải xuống hỗ trợ.
“Có khi vừa hết ca trực, thay đồ bảo hộ thì ca trực báo bệnh nhân của mình diễn biến nặng, lại mặc đồ quay trở lại buồng bệnh. Thời gian có khi kéo dài 2 – 3 ca”, bác sĩ Trần Văn Hải kể.
Bệnh nhân rất nặng được điều trị tại Khoa hồi sức cấp cứu. Ảnh ĐỘC LẬP
Năn nỉ chuyển… bệnh nhân
Bà Đỗ Thu Phấn (62 tuổi) là bệnh nhân rất đặc biệt trong Khoa hồi sức cấp cứu. Nhập viện trong tình trạng nặng, bà được đưa vào điều trị tích cực và thở máy ngay tức thì. Mỗi nhịp thở, bà lại cong người, giãy giụa khó khăn, khiến các điều dưỡng liên tục ở bên vỗ lưng. Cứ mỗi lần như vậy, bà vừa giãy vừa ứa nước mắt, khiến các bệnh nhân cạnh bên cũng rơm rớm. Khi chuyển lên điều trị tuyến trên, bà Phấn cố gắng giơ tay vẫy chào mọi người, trước khi băng ca đẩy ra xe cứu thương.
Buổi sáng một ngày giữa tháng 9, chúng tôi chứng kiến ca trực của thiếu tá – bác sĩ Trần Văn Hải chuyển bệnh nhân Nguyễn Thanh Liêm (46 tuổi) lên tuyến trên. 5 nam nhân viên y tế phải đứng cả lên giường, mới bê được bệnh nhân nặng ký lên băng ca, và lại hì hục đẩy lên xe cứu thương. Trước khi xe chạy, bác sĩ Hải kiểm tra mọi tư trang bệnh nhân và nắm tay, dặn: “BV tuyến trên có nhiều máy móc hiện đại hơn. Tôi đã báo tin cho người nhà rồi. Yên tâm nhé!”.
Tối hôm ấy, chúng tôi ngồi hội ý với Ban Giám đốc BV dã chiến truyền nhiễm 5D, mãi mới thấy trung tá – bác sĩ Dương Ngọc Tuyển (Phó giám đốc BV) đẩy cửa, ngồi xuống ghế, nói: “Phát sinh 1 ca nặng phải chuyển tuyến trên, nhưng các BV lân cận đều không nhận. Phải gọi BV dã chiến truyền nhiễm 5G nói khó, bên ấy mới đồng ý”, và lắc đầu: “Giờ, đâu cũng chật cứng bệnh nhân”. (còn tiếp)
Covid-19 sáng 29.9: 770.640 ca nhiễm, 559.945 ca khỏi | Người từ TP.HCM không được tự ý về quê
Ngày 31.7.2021, Bộ Quốc phòng thành lập lâm thời BV dã chiến truyền nhiễm 5D (trực thuộc Tổng cục Hậu cần) quy mô 500 giường bệnh, thu dung bệnh nhân tầng 1 – tầng 2, gồm 4 cơ quan, 10 khoa khám chữa bệnh, do BV Quân y 105 (Tổng cục Hậu cần) chủ trì với 130 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ các đơn vị. Ngày 5.8, BV triển khai đưa vào hoạt động.
Ngày 6.8, BV dã chiến truyền nhiễm 5D mở rộng quy mô lên 1.000 giường bệnh, được tăng cường thêm 100 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp từ các đơn vị: BV Quân y 7 (Quân khu 3), Học viện Quân y, Viện Y học cổ truyền quân đội, Quân khu 7…
Ngày 18.8, Bộ Quốc phòng tăng cường 59 y bác sĩ (từ BV Quân y 109, Quân khu 2; BV Quân y 110, Quân khu 1) và mở rộng nâng cấp Khoa hồi sức cấp cứu, thu dung bệnh nhân nặng tầng 3, sẵn sàng mở rộng phạm vi cứu chữa để thu dung 1.500 – 2.000 bệnh nhân.
TP.HCM khởi động lộ trình phục hồi công năng các bệnh viện
Từ khi có những tín hiệu lạc quan, dấu hiệu bắt đầu kiểm soát được dịch, ngành y tế TP.HCM đã chuẩn bị lộ trình phục hồi công năng ban đầu của các bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh thông thường cho người dân.
Bệnh viện quận 7 vệ sinh, khử khuẩn toàn bệnh viện và chính thức phục hồi công năng khám, chữa bệnh thông thường cho người dân từ ngày 28-9 - Ảnh: Sở Y tế TP.HCM cung cấp
Theo Sở Y tế TP.HCM, trong suốt gần 5 tháng chống dịch, với tổng cộng 95 bệnh viện trên địa bàn TP đã và đang tham gia điều trị COVID-19, khi cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, việc phục hồi công năng khám chữa bệnh thông thường cho người dân là một yêu cầu cấp thiết.
Đây là lần đầu tiên, ngành y tế TP.HCM buộc phải huy động nhiều loại hình bệnh viện khác nhau trong "cuộc chiến" với COVID-19 kéo dài gần 5 tháng qua như: bệnh viện dã chiến, bệnh viện tách đôi, bệnh viện chuyển đổi công năng toàn phần, cùng với việc phải huy động tổng lực nguồn nhân lực từ tất cả bệnh viện trên địa bàn tham gia công tác thu dung và điều trị COVID-19.
Đây cũng là lần đầu tiên TP nhận được sự hỗ trợ nguồn nhân lực đông đảo lên đến hàng chục ngàn người được huy động từ nhiều vùng trên khắp cả nước, và nhận được sự hỗ trợ rất hiệu quả của lực lượng quân y của Bộ Quốc phòng.
Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi vệ sinh khử khuẩn toàn bệnh viện, sắp xếp và bố trí lại các buồng bệnh sẵn sàng phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân từ ngày 28-9 - Ảnh: Sở Y tế cung cấp
Sở Y tế TP.HCM xác định một lộ trình trở lại công năng ban đầu của các bệnh viện nhưng phải tích hợp một cấu trúc và quy trình hoạt động mới, đảm bảo thực hiện 2 chức năng trong trạng thái bình thường mới, đó là khám, chữa bệnh đa khoa hay chuyên khoa (theo loại hình ban đầu của mỗi bệnh viện) nhưng phải luôn sẵn sàng ứng phó hiệu quả với dịch bệnh.
Theo diễn tiến của tình hình dịch bệnh, bên cạnh việc ưu tiên trả lại các bệnh viện dã chiến đã sử dụng các cơ sở hạ tầng của các trường học, ký túc xá, công sở, các bệnh viện đa khoa quận, huyện và TP Thủ Đức sẽ sớm được trả về công năng khám, chữa bệnh thông thường nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn.
Ngày 28-9, 2 bệnh viện quận, huyện đầu tiên chuyển đổi trở về công năng khám, chữa bệnh thông thường là Bệnh viện quận 7 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi.
Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các bệnh viện chuẩn bị phục hồi công năng phải thực hiện đầy đủ các bước rà soát điều kiện tổ chức hoạt động khám chữa bệnh như: cơ sở vật chất, vệ sinh khử khuẩn toàn bệnh viện theo quy định...
Hai nguyên tắc lộ trình phục hồi
Sở Y tế cho biết 2 nguyên tắc ngành y tế phải đảm bảo khi xây dựng lộ trình chuyển đổi về công năng ban đầu cho các bệnh viện:
1. Phải đảm bảo khi xây dựng lộ trình chuyển đổi về công năng ban đầu cho các bệnh viện, trên một địa bàn quận, huyện phải luôn có sẵn phương án nơi tiếp nhận và thu dung điều trị F0 có triệu chứng.
2. Hạn chế việc phải chuyển người bệnh F0 đi nhiều bệnh viện khác nhau, ngành y tế sẽ xây dựng mô hình "bệnh viện dã chiến 3 tầng" thích ứng với hoàn cảnh mới.
Theo đó, các bệnh viện dã chiến số 13, số 14 và số 16 cùng với các trung tâm hồi sức kế cạnh (hiện nay do các Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai và Trung ương Huế đảm trách) sẽ đảm trách mô hình này khi TP đã kiểm soát được dịch.
Xây dựng hệ thống cảnh báo và ngưỡng năng lực điều trị còn là nhiệm vụ quan trọng song hành với lộ trình phục hồi công năng các bệnh viện, đảm bảo hệ thống điều trị luôn phải thích ứng kịp thời với những diễn biến phức tạp và khó lường của "biến chủng Delta".
Xúc động chồng ở lại bệnh viện Covid-19 chăm vợ vì muốn 'đi, về có đôi' Nhìn vợ nằm bất động, miệng cắm ống thở và máy móc khắp người, ông Hoàng rơi nước mắt. Cuộc đời này, quý giá nhất là gia đình, vợ và các con. Hình ảnh ông tỉ mỉ chăm chút lo cho vợ khiến cư dân mạng xúc động. Với ông Hoàng, tài sản lớn nhất cuộc đời là vợ và các con. ẢNH:...