Bên trong bảo tàng thất bại
Ghé bảo tàng, du khách sẽ thấy mì bò do hãng kem đánh răng sản xuất, trò chơi cờ của tỷ phú Donald Trump…
Năm 1994, nhà sản xuất xe môtô Mỹ Harley-Davidson muốn tận dụng vị thế đứng đầu của mình bằng cách ra mắt một sản phẩm mới: nước hoa nam “Legendary” (nước hoa huyền thoại), với ý tưởng rằng bất kỳ biker nào cũng muốn sở hữu một chai nước hoa sành điệu mang hương mồ hôi nam tính, chất da bụi bặm trên đường phượt dài mệt mỏi. Không quá ngạc nhiên khi nỗ lực tận dụng thương hiệu thái quá này không thể hấp dẫn cả những fan cuồng nhiệt nhất của hãng môtô.
Chai nước hoa bị lãng quên của Harley-Davidson sau lại trở thành vật trưng bày đầu tiên trong bộ sưu tập của một bảo tàng đặc biệt.
Đối với trò chơi cờ của Donald Trump (Trump’s monopoly game) được chơi với ba hoặc bốn người, họ phải mua và bán nhiều tài sản khác nhau trong nỗ lực kiếm tiền. Người chiến thắng là người có nhiều tiền nhất vào cuối cuộc chơi, sau khi tất cả tài sản đã được mua.
Trong phiên bản 1989, cuộc chơi bao gồm 8 tài sản và 6 không gian khác nhau nhưng phiên bản 2004 gồm 7 tài sản và 5 không gian. Trò chơi có tổng cộng 8 thẻ, bao gồm 5 thẻ lợi nhuận.
Thời điểm ra đời, Trump và công ty Milton Bradley kỳ vọng bán được hai triệu bản nhưng cuối cùng chỉ bán chừng 800.000 và được cho là một thất bại. Trump thừa nhận trò chơi có thể quá phức tạp. Mặc dù ra đời phiên bản khác vào 2004, nhưng trò chơi cũng không khá hơn trong thu hút người mua. Đến 2016, trò chơi chính thức được coi là “món đồ sưu tầm”.
Bảo tàng Thất bại (Museum of Failure) chính là nơi đem đến cuộc đời mới của hàng trăm sản phẩm thất bại. Khách tham quan sẽ tìm thấy hàng tá đồ công nghệ bị bỏ quên như máy nhắn tin Newton của Apple hay kính Google Class, nước giải khát vị cà phê trông như lon coca, hay mì bò lasagna của hãng kem đánh răng Colgate – thứ nhắc nhở thực khách phải đánh răng sau bữa tối…
Cải tiến trong kinh doanh thường đi liền với mạo hiểm, điều Samuel West – người sáng lập Bảo tàng Thất bại, khám phá ra trong quá trình nghiên cứu dưới vai trò của một nhà tâm lý học. Dù quá trình còn phụ thuộc vào thử nghiệm và sai lầm, con người thường chỉ nhắc đến thành công.
“Tôi mệt mỏi vì liên tục tôn thờ thành công, và cách xã hội chúng ta tôn vinh thành công và kỳ thị thất bại. Tôi thấy những câu chuyện thành công ở khắp nơi, nhưng thường chẳng có dấu hiệu gì cho thấy có thất bại hay sai lầm, khó khăn dọc đường”, West bày tỏ.
West như trải qua một khoảnh khắc “eureka” khi ghé thăm Bảo tàng của Những mối tình tan vỡ ở Zagreb, Croatia. Anh ấn tượng trước những đồ vật miêu tả chân thực cảm giác thất tình. “Tôi muốn tìm một lối đi mới để nhắc đến tầm quan trọng của thất bại”, West nói.
Video đang HOT
Và anh quyết định mở ngay một nơi để tôn vinh những thất bại tại Helsingborg, Thuỵ Điển. Mọi đồ vật trong bộ sưu tập của West phải đáp ứng những tiêu chí về tính đổi mới, chứ không đơn thuần chỉ là một sản phẩm thất bại. “Ví dụ, những chiếc Samsung Note phát nổ do kiểm soát chất lượng kém. Chúng chẳng phải thứ gì đẩy tầm sáng tạo của con người vượt qua giới hạn hay đem đến trải nghiệm mới mẻ, chúng chỉ là một thứ hổ lốn”, chủ bảo tàng lý giải.
Dù vậy, nghiên cứu cảm giác mãn nguyện khi thấy nỗi đau của người khác là bản tính tự nhiên của con người. Người Đức thậm chí còn có từ schadenfreude, kết hợp từ schaden (bất hạnh) và freude (niềm vui) để chỉ niềm vui trước bất hạnh của người khác.
Các nghiên cứu tâm lý về schadenfreude chủ yếu tập trung vào trẻ em bởi tâm hồn chúng còn ngây thơ với thế giới. Một nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng, trẻ em từ 2 tuổi có khả năng cảm thấy hạnh phúc khi thấy một người được coi là đối thủ phải đau khổ. Nghiên cứu trên người trưởng thành cho thấy các yếu tố như lòng tự trọng thấp và cảm giác tự ti làm tăng mức độ schadenfreude.
Bảo tàng Thất bại hấp dẫn những cảm xúc bẩm sinh này của con người. Du khách cũng có thể trải nghiệm cảm giác phấn chấn khi thừa nhận sai lầm của mình, bằng cách viết lại trên giấy dán tường, hoặc kể lại trong phòng ẩn danh.
Cải tiến chấp nhận rủi ro và Bảo tàng Thất bại chứng tỏ một thành công. Khi bộ sưu tập mở rộng, một phòng trưng bày mini đã được mở tại Los Angeles, Mỹ vào tháng 12/2017. Một số vật trưng bày sẽ xuất hiện ở Toronto, Canada vào tháng 7.
“Nhìn thấy các thương hiệu lớn thất bại là một cảm giác giải phóng”, West nói. “Khách tham quan cũng có thể thất bại khi cố gắng học một thứ mới hoặc thử nghiệm điều gì mới, hoặc đẩy bản thân ra khỏi vùng an toàn”.
Một lời thú nhận rằng ông chủ đã mua tên miền sai chính tả cho Bảo tàng Thất bại.
Hiện bảo tàng dừng đón khách vì Covid-19, những địa điểm mở phòng trưng bày tại Pháp hay California, Mỹ sẽ sớm được thông báo khi có thêm thông tin. Vé tham quan tại những phòng triển lãm khoảng 6-10 USD, trẻ dưới 6 tuổi tham quan miễn phí.
Hy Lạp và Đan Mạch mở cửa trở lại các địa điểm văn hóa, giải trí
Chính phủ Đan Mạch cho biết các bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, công viên giải trí ngoài trời và sở thú được phép mở cửa trở lại từ ngày 8/6.
Du khách tham quan đền Parthenon tại khu khảo cổ Acropolis ở Athen, Hy Lạp. (Nguồn: Reuters)
Ngày 7/5, Bộ trưởng Văn hóa Hy Lạp Lina Mendoni thông báo các bảo tàng bị đóng cửa do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở nước này sẽ mở cửa trở lại từ ngày 15/6 tới.
Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, Bộ trưởng Mendoni cho biết mục tiêu của Chính phủ Hy Lạp là duy trì các hoạt động văn hóa. Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, các địa điểm văn hóa có thể bắt đầu nối lại hoạt động sớm hơn.
Cũng theo bà Mendoni, các di tích khảo cổ ngoài trời ở nước này sẽ mở cửa trở lại từ ngày 18/5, tiếp đến là các nhà hàng, quán ăn - vào ngày 1/6.
Trong số các di tích được phép khôi phục hoạt động có thành cổ Acropolis, địa danh du lịch nổi tiếng ở thủ đô Athens của Hy Lạp. Cùng ngày 18/5, các hoạt động quay phim cũng được phép diễn ra.
Trước đó, trong tuần này, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho biết nước này có thể khởi động mùa du lịch năm nay bắt đầu từ tháng Bảy. Tuy nhiên, Hy Lạp sẽ chỉ tiếp nhận du khách trong trường hợp đại dịch COVID-19 có chiều hướng thuyên giảm.
Hy Lạp lần đầu tiên nới lỏng các biện pháp hạn chế từ ngày 4/5 sau 6 tuần triển khai thực hiện. Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến ngành du lịch, vốn là nguồn thu ngân sách chính của nước này.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Hy Lạp sẽ suy giảm 10% trong năm 2020. Trong khi đó, Bộ Tài chính Hy Lạp dự báo con số này là 4,7%, tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp có thể lớn tới gần 20%.
Theo trang thống kê toàn cầu worldometers.info, tính đến nay, Hy Lạp ghi nhận 2.678 ca mắc COVID-19 và 148 ca tử vong.
Trẻ em vui chơi tại một công viên ở Copenhagen, Đan Mạch ngày 29/4/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cùng ngày, Chính phủ Đan Mạch cho biết các bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, công viên giải trí ngoài trời và sở thú được phép mở cửa trở lại từ ngày 8/6.
Ngoài ra, lệnh cấm tụ tập cũng được nới lỏng từ mức 10 người hiện tại xuống mức từ 30-50 người tùy thuộc tính chất của từng sự kiện.
Trước đó cùng ngày, Đan Mạch đã cho phép các trung tâm thương mại hoạt động trở lại từ ngày 11/5 tới, các trường đại học, nhà hàng và các địa điểm tín ngưỡng cũng sẽ nối lại hoạt động một tuần sau đó.
Thủ tướng Mette Frederiksen cho biết các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp cũng có thể trở lại tập luyện ngay lập tức. Tuy nhiên, việc nới lỏng hạn chế đi kèm với một loạt hướng dẫn về sức khỏe, đặc biệt là phải tôn trọng quy định khoảng cách 2m.
Đan Mạch đã áp đặt lệnh bán phong tỏa từ giữa tháng Ba nhằm kiềm chế dịch bệnh lây lan. Các trường mẫu giáo và trường tiểu học đã mở cửa trở lại từ ngày 15/4 và các cơ sở kinh doanh nhỏ như tiệm làm tóc cũng đã nối lại hoạt động.
Đan Mạch dự kiến sẽ mở cửa trở lại biên giới từ ngày 1/6 tới. Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, Đan Mạch ghi nhận 10.083 ca nhiễm với 514 ca tử vong./.
Trung Quốc: Các bảo tàng tại Bắc Kinh hút khách trong kỳ nghỉ lễ Thống kê của Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc cho thấy nước này đã ghi nhận gần 104 triệu chuyến du lịch nội địa chỉ trong 4 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ bắt đầu từ ngày 1/5 này. (Nguồn: AP) Theo Cơ quan Di sản Văn hóa Bắc Kinh ngày 5/5, các du khách đã thực hiện hơn 50.000 chuyến...