Bên trong Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ có gì?
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không gian sống động ghi dấu về chiến thắng lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu năm xưa
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
khánh thành ngày 5/5/2014, là công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014). Nhà Bảo tàng được thiết kế dạng hình nón cụt, phần trang trí xung quanh công trình được tạo hình quả trám tượng trưng như tấm lưới ngụy trang của chiếc mũ bộ đội cụ Hồ.
Đây là công trình quy mô, hoành tráng và hiện đại nhất tỉnh Điện Biên, có ý nghĩa vô cùng quan trọng về lịch sử, văn hóa cũng như về kiến trúc và phần nội dung trưng bày. Khu vực trang trọng của bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ đặt ảnh chân dung 26 anh hùng góp phần làm nên chiến thắng chấn động địa cầu năm 1954.
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không gian sống động ghi dấu về chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu năm xưa.
Với nhiều hạng mục quan trọng bằng mô hình, khối tượng và gần 1000 tài liệu, hiện vật, ảnh, … có liên quan đã khái quát một cách sinh động, rõ nét cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta trong đó chủ yếu là 56 ngày đêm “Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp bàn bạc, quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Hình ảnh bộ đội hò kéo pháo được tái hiện vô cùng sinh động.
Video đang HOT
Đây là khẩu pháo cao xạ 37mm của Đại đội 815, Tiểu đoàn 383, Trung đoàn 367, Đại đoàn công pháo 351, đã bắn rơi chiếc máy bay trinh sát Monra đầu tiên của Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ ngày 14/3/1954.
Hình ảnh “Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng” trở thành một trong những tấm gương tiêu biểu trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ Chiến tranh Đông Dương.
Các chiến sĩ sinh hoạt và chiến đấu trong hầm hào ở chiến trường Điện Biên Phủ 60 năm trước.
Bộ đội bị thương được các bác sĩ chăm sóc tận tình.
Pháo lựu 105MM do Mỹ sản xuất viện trợ cho quân đội Pháp. Khẩu pháo được quân đội Việt Nam thu giữ trong chiến dịch Biên giới 1950, sau đó được Đại đội 806, Trung đoàn 45, Đại đoàn 351 sử dụng và bắn những quả đạn đầu tiên vào cứ điểm Him Lam trong trận mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 13/3/1954.
Sơn pháo 75MM (do Nhật Bản sản xuất viện trợ cho Trung Quốc, sau đó Trung Quốc viện trợ lại cho quân đội nhân dân Việt Nam) phá hủy 5 khẩu pháo 105MM của Thực dân Pháp, bắn cháy 1 kho đạn của quân Pháp ở phân khu trung tâm Điện Biên Phủ, góp phần làm tê liệt toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Đồng bào dân tộc gùi lương thực nuôi bộ đội trong chiến dịch.
Thực dân Pháp chán nản, bế tắc trước cuộc chiến.
Lá cờ Quyết chiến quyết thắng tung bay trên nóc hầm De Castries trong ngày 7/5/1954.
Theo_Kiến Thức
Soi xe tăng chiến lợi phẩm ta thu được ở Điện Biên Phủ
Xe tăng chiến lợi phẩm mà bộ đội ta thu được trong chiến dịch Điện Biên Phủ là loại M24 do Mỹ sản xuất, trang bị khẩu pháo chính 75mm.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ
1954, Pháp đã đưa lên tập đoàn cứ điểm ở lòng chảo Điện Biên hàng trăm loại vũ khí tối tân, trong đó có 10 xe tăng M24 Chaffee.
Những chiếc này được tháo rời ở sân bay Cát Bi và chuyển bằng đường hàng không lên Điện Biên rồi lắp ráp lại. Trong ảnh là lắp ráp xe tăng ở Điện Biên.
10 chiếc xe được biên chế thành đại đội số 3 thuộc Trung đoàn kỵ binh hạng nhẹ số 1 trong đó có một xe chỉ huy mang tên Conti và 3 phân đội. Quân Pháp bố trí 2 phân đội với 6 xe ở Mường Thanh và 1 phân đội với 3 xe ở Hồng Cúm.
Đến ngày 7/5/1954, trong 10 chiếc đó thì 8 chiếc bị quân đội ta tiêu diệt còn 2 chiếc trở thành chiến lợi phẩm của ta. Ảnh: Xác xe tăng M24 tại Điện Biên Phủ.
Những chiếc xe tăng chiến lợi phẩm này đã tham gia vào đoàn quân Việt Minh duyệt binh mừng chiến thắng ở trên cánh đồng Mường Phăng ngày 13/5/1954. Trong ảnh, bộ đội ta ngồi trên xe tăng M24 với lá cờ Quyết chiến quyết thắng cùng ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Sau đó, để chuẩn bị cho cuộc duyệt binh mừng Bác Hồ và Chính phủ kháng chiến trở về Thủ đô trong năm 1955, các xe tăng này lại được đưa về Hà Nội để tham dự. Ảnh: Xe tăng M24 Chaffee diễu qua lễ đài trong cuộc duyệt binh đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam tại thủ đô Hà Nội.
M24 Chaffee là mẫu xe tăng hạng nhẹ do Mỹ chế tạo năm 1943 và đưa vào hoạt động trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh thế giới 2.Tổng cộng 4.731 chiếc M24 đã được sản xuất và sử dụng chủ yếu trong Lục quân Mỹ và nhiều quốc gia đồng minh, tham chiến ở khắp nơi trên thế giới cho tới tận năm 1971 trong cuộc chiến Ấn Độ - Pakistan.
M24 Chaffee có trọng lượng khoảng 18,4 tấn, dài 5,56m, rộng 3m, cao 2,77m, kíp xe 4-5 người. Với thân xe chỉ bọc giáp dày 9,5-38mm nên M24 rất dễ bị tiêu diệt, bù lại thì nó có tính cơ động cao hơn.
M24 được trang bị tháp pháo 75mm M6L/40 (với 48 viên đạn), 2 súng máy 7,62mm M1919A4 (với 3.750 viên đạn). Ảnh: Cận cảnh tháp pháo M24 Chaffee, có giá lắp thêm một súng máy nhưng xạ thủ buộc phải ngồi bên ngoài tháp pháo phơi mình trước hỏa lực của đối phương.
M24 trang bị 2 động cơ cho tốc độ tối đa 56km/h trên đường bằng hoặc 40km/h trên đường không bằng phẳng.
Tuy hỏa lực không quá mạnh cũng như vỏ thép mỏng nhưng ở Điện Biên Phủ, M24 vẫn được ví von là "pháo đài thép" đặc biệt nguy hiểm. Dù vậy, bằng tài trí, lòng dũng cảm, bộ đội Việt Nam vẫn phá tan nát những pháo đài này.
Theo_Kiến Thức
Thăm nơi ở của Tướng Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ So với căn hầm kiên cố bậc nhất Đông Dương của tướng Pháp De Castries, nơi ở của Tướng Giáp trong chiến dịch Điện Biên, tức căn lán Đại tướng trông thật đơn sơ. Cách thành phố Điện Biên Phủ 25 km về phía Đông, Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ (xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách...