Bên trong 3 bệnh viện lớn của Đà Nẵng: Cơm ‘VIP’ vào nơi phong tỏa
Giữa trưa, nắng gay gắt chiếu xuống những bóng lưng ướt đẫm mồ hôi của những chiến sĩ công an, dân phòng canh phòng ở chốt cách ly đường Hải Phòng – Nguyễn Thị Minh Khai, một trong những chốt phong tỏa 3 bệnh viện lớn của Đà Nẵng.
Những suất cơm “VIP” được chuyển đến tận tay các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch Ảnh: Giang Thanh
Có chiếc xe ô tô đỗ xịch trước cổng chốt. Một người đàn ông vóc dáng cao ráo bước xuống, nhanh tay cùng mọi người chuyển những túi màu vàng, đựng hộp cơm vào khu phong tỏa. Lực lượng trực chốt vui vẻ nhận lấy rồi chuyển lên xe gửi vào bệnh viện.
“Trưa ni các bác sĩ lại có cơm “VIP” ăn rồi. Cơm 4U ấy, 4U chứ không phải For You (địa điểm nhà hàng tiệc cưới mà bệnh nhân 416 tham dự – PV) mô nghe” – một chiến sĩ trẻ cười đùa. Những suất cơm “VIP” này do anh Phạm Lê Văn Long – chủ một nhà hàng lớn trên địa bàn hỗ trợ lực lượng y bác sĩ tuyến đầu chống dịch trong khu phong tỏa.
Biết các bác sĩ tuyến đầu chống dịch vất vả, anh Long kêu gọi những người quen của mình cùng nấu những suất cơm miễn phí để tiếp sức cho lực lượng chống dịch. “Lúc đầu tôi nghĩ chỉ vài người hưởng ứng, không ngờ lại rất nhiều. Người góp 500 ngàn, người góp 1 triệu, người cho mượn nhà hàng để cùng nấu. Tôi mong muốn lực lượng ở tuyến đầu được ăn những bữa cơm ngon, đủ chất nhất để có đủ sức khỏe, tinh thần đối đầu với dịch bệnh”, anh Long chia sẻ.
Video đang HOT
Hiện đã có 6 nhà hàng trên địa bàn góp sức cùng nấu những suất cơm “VIP”. Mỗi ngày, khoảng 800 suất cơm sẽ được chuyển vào khu phong tỏa. Anh Long và những người bạn của mình sẽ tiếp tục công việc này cho đến khi kết thúc dịch bệnh.
Lực lượng gác chốt ở đây đều quen mặt chị Tạ Mỹ Hồng nhà ở gần đấy. Bởi chỉ mới 2 ngày chốt, chị đã mang ra không biết bao lượt cà phê, nước nôi mời mọi người. “Thấy mấy đứa chốt ngày chốt đêm ở đây, tui thấy thương lắm. Tui chả có chi nhiều cho tụi hắn. Nhà bán cà phê nên pha thêm mấy ly, nước mát thì tủ lạnh lúc nào cũng có”, chị Hồng tươi cười.
Cũng tại các điểm chốt, không biết bao nhiêu lượt người dân tạt qua, lúc thì cho túi bánh, lúc thì cho mấy chai nước mát, lúc thì cho mấy bịch hoa quả gọt sẵn. Mỗi ngày, có hàng ngàn chai nước, khẩu trang, mũ chống giọt bắn, đồ bảo hộ… được chuyển vào khu phong tỏa. Các mạnh thường quân, người dân cũng góp sức tiếp nhu yếu phẩm, thực phẩm. Ít thì vài trăm suất, nhiều lên đến cả ngàn suất. Người dân Đà Nẵng ai cũng muốn góp chút sức dù nhiều hay ít để cùng thành phố vượt qua đại dịch.
Nhiều khu vực ở TPHCM có người về từ Đà Nẵng đang được giám sát chặt chẽ
Khu vực đường 41 (Q.8, TPHCM), hay khách sạn T.D 2 đối diện Bệnh viện Chợ Rẫy đang được cơ quan chức năng giám sát nghiêm ngặt, người ngoài không được đến gần.
Lực lượng chức năng giám sát chặt khách sạn T.D 2
Ngày 29/7, ghi nhận tại khu vực đường 41 (P.16, Q.8, TPHCM), lực lượng công an, dân phòng bảo vệ khu vực này chốt chặn, không cho người bên ngoài đến gần cũng như vào khu vực này.
Bà N (ngụ trên đường 41) cho hay, từ chiều ngày 28/7 đã thấy nhiều người gồm công an, y tế đến. Tuy nhiên chúng tôi không biết vì lý do gì. Từ lúc đó đến hôm nay, cơ quan chức năng quản lý rất chặt, không ai biết chuyện gì.
Khu vực cầu 41 (P.16, Q.8, TPHCM) có lực lượng canh gác trong ngày 29/7
Tuy nhiên, khi thấy nơi này bị giám sát, một số người sống gần khu vực cho rằng có liên quan đến COVID-19.
Tại khách sạn T.D 2 trên đường Nguyễn Chí Thanh (Q.11, TPHCM), đối diện Bệnh viện Chợ Rẫy, ghi nhận sáng ngày 29/7, nơi này cũng có lực lượng chức năng bảo vệ chặt chẽ bên ngoài. Khách sạn cũng tắt đèn, đóng cửa không đón khách như trước.
Trước đó, khuya ngày 28/7, một số nhân viên mặc đồ bảo hộ đi vào trong khách sạn T.D.2 và tiến hành phun thuốc khử trùng nhiều khu vực. Phía bên ngoài, công an và lực lượng bảo vệ dân phố tiến hành canh gác.
Người dân không được đến gần khu vực đang được lưc lượng chức năng làm nhiệm vụ
Ông B (chạy xe ôm gần khách sạn) cho biết: "Nghe nói có một người nghi nhiễm COVID-19 từng lưu trú ở khách sạn này một ngày. Sau đó người này tiếp tục di chuyển sang khách sạn khác ở Q.10 (TPHCM) để lưu trú. Chưa biết thực hư thế nào nhưng thấy có lực lượng chức năng giám sát, mọi người đều cho rằng có liên quan đến COVID-19".
Theo Trung tâm Kiếm soát bệnh tật TPHCM, tinh đến ngày 28/7, đơn vị này đã lấy mẫu xét nghiệm 2.988 trường hợp, chưa phát hiện thêm trường hợp nhiễm COVID-19.
Có 3 bệnh nhân sau khi xuất viện đang trong thời gian theo dõi tại TPHCM, 48 trường hợp đã hết thời gian theo dõi. Trung tâm yêu cầu các đơn vị giám sát người đã thực hiện cách ly ở các tỉnh thành khác về cư trú tại Thành phố.
Chuyên gia truyền nhiễm: 'nCoV Đà Nẵng lây nhanh, độc lực không đổi' Bác sĩ Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, cho biết chủng nCoV mới tại Đà Nẵng lây nhanh nhưng độc lực không đổi. "Trong quá trình lây lan, nCoV tiếp tục biến chủng và bản chất virus luôn đột biến. Thế giới đã ghi nhận gần 99 chủng, Việt Nam mới ghi nhận 6 chủng", ông nói. Do đó,...