Bến Tre – Vĩnh Long phối hợp xây cầu vượt sông Cổ Chiên
Cầu Đình Khao vượt sông Cổ Chiên sẽ được xem xét xây dựng trên tuyến quốc lộ (QL) 57 nối liền giữa tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long.
Mới đây, Bí thư tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ vừa có buổi làm việc với Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm về việc phối hợp để hai địa phương cùng phát triển, hợp tác triển khai dự án cầu Đình Khao.
Theo báo cáo ban đầu, cầu Đình Khao vượt sông Cổ Chiên sẽ được xem xét xây dựng trên tuyến quốc lộ (QL) 57 nối liền giữa tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long.
Việc đầu tư xây dựng cầu Đình Khao (nằm trên QL57) và đoạn nối từ nút giao với QL53 (KM0 00) đến điểm cuối bến phà Đình Khao là hết sức cần thiết và phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ tặng quà lưu niệm cho Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long nhân chuyến làm việc tại tỉnh này. Ảnh: T.TH
Có ba phương án xây dựng cầu Đình Khao. Phương án vị trí 1 cách phà Đình Khao hiện hữu 1,2 km, phương án vị trí 2 cách phà Đình Khao 5,5 km và phương án vị trí 3 cách phà Đình Khao 11 km.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo hai tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long đã thống nhất chủ trương phối hợp xây dựng cầu Đình Khao kết nối hai tỉnh, phục vụ bà con đi lại và phát triển kinh tế – xã hội của hai địa phương.
Tình trạng kẹt xe kéo dài thường xuyên xảy ra tại phà Đình Khao vào những dịp lễ, tết. Ảnh: PV
Theo thiết kế ban đầu, tổng chiều dài nghiên cứu ban đầu cầu Đình Khao khoảng 6,92 km. Trong đó, cầu dài khoảng 1,8 km và phần đường hai đầu cầu dài khoảng 5,12 km. Cầu thiết kế ban đầu có chiều ngang 16m với bốn làn xe.
Những năm gần đây lượng hành khách và phương tiện tăng đột biến, phà Đình Khao trên tuyến QL57 chưa đáp ứng kịp nhu cầu vận chuyển hành khách, phương tiện khiến tình trạng kẹt xe kéo dài thường xuyên xảy ra vào những dịp lễ, tết.
Việc xây dựng cầu Đình Khao thay thế phà Đình Khao theo quy hoạch nhằm kết nối đồng bộ, thông suốt tuyến QL57 nối tỉnh Vĩnh Long – Bến Tre và một số tỉnh trong khu vực.
Cầu được xây dựng sẽ kết hợp với tuyến QL53, QL57B và QL60 tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, đảm bảo điều kiện đi lại, giảm ùn tắc trên tuyến tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trong vùng.
Ngày 8/12: Có 14.599 ca mắc COVID-19; TP.HCM, Kiên Giang và Bến Tre tăng hàng trăm ca
Bản tin dịch COVID-19 ngày 8/12 của Bộ Y tế cho biết có 14.599 ca mắc COVID-19 tại 58 tỉnh, thành phố, trong đó TP HCM nhiều nhất với gần 1.500 ca; trong ngày có 24.737 bệnh nhân khỏi; 230 ca tử vong.
Thông tin về các ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam
- Tính từ 16h ngày 07/12 đến 16h ngày 08/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.599 ca nhiễm mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 14.595 ca ghi nhận trong nước (tăng 760 ca so với ngày trước đó) tại 58 tỉnh, thành phố (có 8.322 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.475), Tây Ninh (874), Sóc Trăng (781), Bình Phước (747), Bến Tre (740), Đồng Tháp (725), Cần Thơ (676), Bà Rịa - Vũng Tàu (539), Vĩnh Long (525), Cà Mau (511), Khánh Hòa (489), Đồng Nai (461), Bình Dương (455), Trà Vinh (443), Bạc Liêu (438), Kiên Giang (422), Hà Nội (396), Tiền Giang (307), An Giang (279), Hải Phòng (265), Bình Thuận (262), Hậu Giang (248), Bình Định (234), Thanh Hóa (219), Nghệ An (197), Lâm Đồng (181), Bắc Ninh (173), Đà Nẵng (169), Thừa Thiên Huế (163), Gia Lai (135), Hà Giang (109), Đắk Nông (100), Ninh Thuận (87), Long An (77), Hưng Yên (72), Phú Yên (67), Quảng Nam (66), Nam Định (60), Quảng Ninh (56), Quảng Ngãi (44), Thái Nguyên (44), Hải Dương (44), Vĩnh Phúc (37), Phú Thọ (34), Thái Bình (33), Quảng Bình (29), Bắc Giang (25), Yên Bái (16), Quảng Trị (14), Tuyên Quang (14), Hòa Bình (10), Sơn La (9), Lào Cai (7), Hà Nam (5), Cao Bằng (3), Điện Biên (2), Lai Châu (1), Bắc Kạn (1).
Video đang HOT
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-341), Cần Thơ (-222), Bình Dương (-190).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh ( 510), Bến Tre ( 299), Kiên Giang ( 193).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.777 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến ngày 8/12
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.352.122 ca nhiễm, đứng thứ 33/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.714 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.346.811 ca, trong đó có 1.033.576 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (481.923), Bình Dương (285.589), Đồng Nai (90.555), Long An (38.960), Tây Ninh (35.085).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 24.737 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.036.393 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.506 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 5.346 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.194 ca
- Thở máy không xâm lấn: 172 ca
- Thở máy xâm lấn: 778 ca
- ECMO: 16 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 07/12 đến 17h30 ngày 08/12 ghi nhận 230 ca tử vong tại:
Tại TP. Hồ Chí Minh (75) trong đó có 9 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bình Dương (1), An Giang (1), Tiền Giang (1), Đồng Nai (2), Long An (1), Trà Vinh (1), Vĩnh Long (1), Đắc Lắk (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (24), Đồng Nai (18), Bình Dương (16), Tiền Giang (14), Long An (13), Vĩnh Long (12 tử vong trong 02 ngày 07-08/12), Kiên Giang (12), Tây Ninh (11), Cần Thơ (10), Sóc Trăng (4), Lâm Đồng (3), Cà Mau (3), Trà Vinh (2), Khánh Hòa (2), Bình Phước (2), Bình Thuận (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Hà Nội (1), Hải Phòng (1), Hòa Bình (1), Nghệ An (1), Bến Tre (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 204 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.930 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 12/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 114.947 xét nghiệm cho 281.180 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 27.285.221 mẫu cho 70.427.988 lượt người.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới
- Cả thế giới có 267.486.343 ca nhiễm, trong đó 240.953.962 khỏi bệnh; 5.289.120 tử vong và 21.243.261 đang điều trị (87.958 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 109.756 ca, tử vong tăng 2.702 ca.
- Châu Âu tăng 85.446 ca; Bắc Mỹ tăng 3.419 ca; Nam Mỹ tăng 1.520 ca; châu Á tăng 17.546 ca; châu Phi tăng 6 ca; châu Đại Dương tăng 1.819 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 4.002 ca, trong đó: Thái Lan tăng 3.618 ca, Philippines tăng 370 ca, Campuchia tăng 14 ca.
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19
Trong ngày 07/12 có 861.193 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 129.408.202 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.899.767 liều, tiêm mũi 2 là 55.508.435 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
- Tham dự cuộc họp do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì về kế hoạch đảm bảo an toàn phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh trong thời gian tới.
- Bộ Y tế ban hành Quyết định 5619/QĐ-BYT ngày 07/12/2021 về việc ban hành "Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, nhà hàng".
- Bộ Y tế tổ chức Hội thảo trực tuyến toàn quốc tham vấn chính sách để hoàn thiện hệ thống pháp luật về y tế cơ sở.
- Bộ Y tế phối hợp với Hội Khoa học Kinh tế y tế và Trường Đại học Dược Hà Nội tổ chức Hội nghị quốc tế "Đánh giá công nghệ y tế tại Việt Nam năm 2021" với chủ đề "Ứng dụng bằng chứng đánh giá tác động ngân sách trong xây dựng gói quyền lợi BHYT".
- TP HCM chính thức phát động "Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ" với mong muốn ngăn ngừa những người thuộc nhóm nguy cơ bị nhiễm COVID-19, phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ nhiễm COVID-19 để kịp thời điều trị đặc hiệu với thuốc kháng vi rút và theo dõi sức khỏe nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.
Giai đoạn đầu của chiến dịch sẽ bắt đầu từ ngày 7-31/12/2021, sau đó tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm để tiếp tục triển khai trong năm 2022.
Ngày 8/12, TP. HCM ban hành kế hoạch và hướng dẫn tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung và liều nhắc lại (mũi 3).
Thành phố sẽ bắt đầu tiêm mũi vaccine bổ sung cho người nguy cơ cao và mũi nhắc lại cho người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine sau 6 tháng, từ ngày 10/12/2021, tùy theo nguồn cung ứng vaccine.
- TP. Hà Nội: Hà Nội phân bổ khẩn 6.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà cho 30 quận/huyện/thị xã, mỗi địa phương nhận 200 túi. Mỗi túi thuốc gồm hai loại: Thuốc hạ sốt (Paracetamol 500mg) và vitamin C 500mg.
- Tỉnh Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm nghiên cứu và điều trị COVID-19 đặt tại Bệnh viện TW Huế cơ sở 2 với quy mô 300 giường bệnh và sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế dịch bệnh COVID-19.
Sáng 29/11, nhiều tỉnh miền Tây nâng cấp độ dịch, Cần Thơ thêm hàng ngàn F0 Hàng loạt tỉnh miền Tây tiếp tục ghi nhận F0 tăng cao, trong đó Cần Thơ cao nhất với 1.072 ca. Do F0 tăng cao, trong ngày Sóc Trăng, Vĩnh Long đã nâng cấp độ dịch từ cấp 2 lên cấp 3. Hà Nội: Lần đầu tiên F0 "leo thang" hơn 300 ca trong 1 ngày Hà Nội đồng loạt tiêm vaccine ngừa...