Bến Tre: Sâu lạ phá hại vườn dừa của nông dân là loài gì mà phải dùng máy bay mini để diệt trừ?
Ngày 21-8, theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Bến Tre, ngành chức năng vừa phát hiện một loại sâu lạ, cắn, phá vườn dừa của bà con xã Long Phú, huyện Bình Đại.
Qua đặc điểm sơ bộ ban đầu, đây có thể là loại sâu ăn lá dừa có tên khoa học là Opisina arenosella Wailker. Chúng từng gây hại dừa ở Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan…và đây là lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Vườn dừa đang độ sai quả ở xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ảnh: H.Đức (Báo Đồng Khởi)
Ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre khuyến cáo, sâu lạ rất nguy hiểm, sẽ tấn công nhiều bộ phận của cây dừa từ khi trồng đến khi trái ổn định, chủ yếu là lá và trái. Do đó, khi lá dừa bị sâu ăn, người dân nên đem tiêu hủy và phun thuốc diệt trừ sâu.
Hiện ngành nông nghiệp địa phương tỉnh Bến Tre đang khẩn trương sử dụng máy bay mini điều khiển tự động để phun xịt thuốc tiêu diệt loại sâu này.
Theo thống kê, tại xã Phú Long, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre), đã có khoảng 30ha vườn dừa của người dân bị loài sâu lạ này tấn công. Nghiêm trọng hơn là có vườn dừa bị nhiễm trên 70%, khô lá có nguy cơ chết trắng.
Video đang HOT
Theo ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bến Tre, từ nay đến cuối tháng 8, đơn vị kết hợp với Tập đoàn Lộc Trời và chính quyền địa phương sử dụng máy bay mini (loại điều khiển tự động) để phun chế phẩm B.T lên toàn bộ diện tích cây dừa bị nhiễm để tiêu diệt sâu lạ này, không để lây lan diện rộng. Sản phẩm này không gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe của con người.
Vườn dừa dứa của nông dân xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Ảnh: Trần Quốc (Báo Đồng Khởi).
Trước mắt, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bến Tre phối hợp với Trung tâm Khuyến nông xây dựng kế hoạch phòng trừ tại huyện Bình Đại, bằng cách tiến hành cắt tỉa những lá bị hại đem tiêu hủy và phun thuốc diệt trừ sâu lạ cho 2ha dừa bị nhiễm bệnh và 1ha liền kề đã bị tấn công.
17ha dừa còn lại sẽ sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để phòng trị, nhằm bảo vệ vườn dừa hữu cơ và hạn chế thiệt hại các ao tôm ngoài quy hoạch được nuôi trồng rải rác trong vùng.
Nhiều địa phương xuất hiện dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lai Châu cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 1.175 ha lúa bị nhiễm các loại sâu, bệnh như: tập đoàn rầy, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, đốm sọc vi khuẩn, bạch lá, khô vằn, tăng 573,5 ha so với cùng kỳ năm trước.
Người dân thị trấn Bình Mỹ (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) chăm sóc lúa mùa. Ảnh: MẠNH HÙNG
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Nam cho biết, tỉnh hiện có hơn 9.400 ha lúa bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu và rầy lưng trắng; gần 2.000 ha nhiễm bệnh khô vằn...
Khoảng một tháng nay, tại khu vực vành đai biên giới tiếp giáp với Lào thuộc các xã Na Mèo, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) xuất hiện nhiều đàn châu chấu tre lưng vàng ăn lá cây tre, cây vầu, gây ảnh hưởng đến chất lượng cây họ tre ở đây. Cụ thể, tại xã Tam Thanh, châu chấu ăn từ 25 đến 90% lá cây các bụi tre, luồng, vầu. Hiện địa phương chưa có biện pháp phòng, chống triệt để loại châu chấu này. Người dân đang sử dụng biện pháp thủ công, khoanh vùng, khi châu chấu sinh nở thì diệt ấu trùng.
Ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre vừa tổ chức phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái cho hơn 30 ha dừa tại xã Phú Long (huyện Bình Đại) nhằm ngăn chặn sự gây hại của loài sâu ăn lá dừa mới xuất hiện tại địa phương. Trong đó, hơn 2 ha được phun bằng thuốc bảo vệ thực vật hóa học và hơn 28 ha bằng thuốc trừ sâu sinh học.
UBND xã Long Sơn, TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, nhiều ngày qua, cá của hơn 30 hộ nuôi trên sông Chà Và thuộc xã Long Sơn có hiện tượng chết hàng loạt, tính đến 21-8, ước tính thiệt hại hơn 10 tỷ đồng.
Ngày 21-8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết, đang tập trung xử lý ổ dịch lở mồm long móng trên đàn bò với số lượng tám con tại hai hộ nuôi ở xã Tân Xuân (huyện Ba Tri). Để tránh lây lan, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bến Tre đã tập trung tiêu độc, khử trùng tại chuồng trại nơi xảy ra dịch bệnh. Đồng thời, tổ chức tiêm vắc-xin phòng bệnh lở mồm long móng cho tất cả đàn bò tại xã Tân Xuân và sáu xã chung quanh.
Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia cho biết, rãnh áp thấp có trục Tây Bắc - Đông Nam đi qua khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, riêng khu vực Bắc Bộ chịu ảnh hưởng kết hợp với hội tụ gió lên đến mức 5.000 m hoạt động yếu dần, cho nên hôm nay (22-8), ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác; riêng khu vực Tây Bắc, Việt Bắc có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông (lượng mưa phổ biến từ 20 đến 50 mm/24 giờ, riêng các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái có nơi hơn 80 mm/24 giờ). Trung Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn: Cấp 1.
Tại Cao Bằng, do ảnh hưởng của mưa lớn, sáng 21-8, trên tuyến quốc lộ 34, thuộc địa phận xã Thể Dục (huyện Nguyên Bình) xảy ra hai điểm sạt lở với khối lượng gần 8.000 m3 đất đá các loại, gây ách tắc giao thông.
Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài và dư chấn động đất, tại bản Sang, xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La xuất hiện các vết nứt lớn ở đường trong bản, dưới gầm sàn, sân và hè nhà của nhiều hộ dân. Theo Phòng Nông nghiệp huyện Mường La, đến nay đã có 34 nhà bị ảnh hưởng; trong đó 19 nhà bị nứt nền phải di dời khẩn cấp.
Chi cục Thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đến sáng 21-8, toàn tỉnh có gần 500 ha lúa, rau màu bị ngập do mưa lớn kéo dài, trong đó có 3 ha bị ngập trắng, còn lại là ngập hai phần ba. Phần lớn diện tích lúa, rau màu bị ngập thuộc các huyện Vĩnh Tường, Bình Xuyên,Yên Lạc.
Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão TP Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố vừa xảy ra sự cố sụt, sạt cống qua đê trạm bơm Tảo Khê, đê hữu Đáy (đê cấp IV), xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức. Cụ thể, thượng lưu cống và một phần thân cống bị sạt, sụt, kích thước hố sụt (7,5 x 5,5) m, sâu 5,5 m. Toàn bộ thân đê hữu Đáy phía trên cống đã bị sụt, sạt thành hố sâu với đường kính (dọc theo đê) hơn 10 m, độ sâu hơn 8 m; đường bê-tông mặt đê sạt, lún từ 20 đến 40 cm. Hạt Quản lý đê Ứng Hòa - Mỹ Đức, UBND xã Bột Xuyên đã xử lý sự cố ngay bằng cách thả rọ thép và bao tải đất lấp hố sụt, đắp lại phần thân đê bị sụt.
Theo UBND quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ), tại cù lao Tân Lộc hiện có ba điểm sạt lở nghiêm trọng với tổng chiều dài 6,23 km, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân. UBND quận Thốt Nốt kiến nghị UBND thành phố Cần Thơ sớm có giải pháp phòng, chống sạt lở tại cù lao Tân Lộc.
Tổng cục Thủy lợi cho biết, cả nước hiện có 204 hồ chứa hư hỏng cần lưu ý trong mùa mưa bão. Trong đó, Bắc Bộ có 81 hồ, Tây Nguyên có 41 hồ. Ngoài ra, còn có 166 hồ chứa đang thi công. Trong đó, Bắc Bộ có 51 hồ, Tây Nguyên có 43 hồ.
Lúc 0 giờ ngày 21-8, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam nhận được thông tin từ chủ tàu đánh cá BV 94589 TS đề nghị cứu nạn khẩn đối với ngư dân Nguyễn Ngọc Hào (SN 1997, quê Bà Rịa - Vũng Tàu) bị tai nạn, nguy hiểm đến tính mạng khi hành nghề đánh bắt hải sản tại khu vực cách mũi Vũng Tàu khoảng 167 hải lý về hướng nam đông nam. Lúc 10 giờ 24 phút ngày 21-8, tàu SAR 413 đã tiếp cận tàu cá BV 94589 TS. Đến 16 giờ cùng ngày, tàu SAR 413 đã cập cảng Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III, tại Vũng Tàu. Nạn nhân được chuyển vào Bệnh viện Lê Lợi (TP Vũng Tàu).
Nắng nóng trên diện rộng ở Bắc Bộ và Trung Bộ Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, vùng áp thấp trên khu vực giữa Biển ông có vị trí ở vào khoảng 15,0 - 16,0 độ vĩ bắc; 116,5 - 117,5 độ kinh đông. ến 13 giờ ngày 9-8, vùng áp thấp di chuyển chậm theo hướng bắc đông bắc. Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt...