Bến Tre: Người dân tiếp cận hiệu quả các chính sách an sinh xã hội
Nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, góp phần đưa kinh tế – xã hội tăng trưởng toàn diện và bền vững. Tỉnh Bến Tre đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều chính sách và giải pháp đảm bảo an sinh xã hội đến người dân.
Bến Tre luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới công tác an sinh xã hội với chủ trương “Đầu tư cho an sinh, phúc lợi xã hội đi trước một bước so với phát triển kinh tế”
Nhiều giải pháp hay và bền vững
Năm 2019, với tinh thần “Tiếp tục tăng tốc – tạo bứt phá”, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Bến Tre đã chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ được giao nhằm phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2019, qua đó hầu hết chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành đều cơ bản đạt và vượt so với chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Cụ thể, đã giải quyết việc làm đạt 114,73%; đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đạt 126,41%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ước còn 3,36% (KH 3,36%); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58,53% (KH 58%), trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 29,65% (KH 29%); tỷ lệ giảm nghèo còn 4,76%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em ước đạt 84,76% (KH 84,76%); thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có công, người cao tuổi, khuyết tật, các đối tượng bảo trợ xã hội và cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma túy.
Người dân đã tiếp cận hiệu quả các chính sách an sinh xã hội
Nhìn chung, thời gian qua, người dân đã tiếp cận hiệu quả các chính sách an sinh xã hội tỉnh triển khai như: Sửa chữa nhà ở đối với hộ gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở; vay vốn tín dụng ưu đãi từ ngân hàng Chính sách xã hội; chính sách hỗ trợ giáo dục: miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mầm non cho con hộ nghèo; chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mắc bệnh hiểm nghèo. Chính sách hỗ trợ xây, sửa nhà Đại đoàn kết, nhà tình thương…
Video đang HOT
Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, Bến Tre luôn đặc biệt quan tâm, thực hiện các chính sách ưu đãi cho người có công với cách mạng. TP đã trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về giáo dục, đào tạo.
Bến Tre: Đa dạng sinh kế – Thoát nghèo bền vững
Đồng thời, trợ cấp ưu đãi hàng tháng kịp thời trên 23.000 người có công, tiếp nhận mới và giải quyết 2.292 hồ sơ đề nghị hưởng chính sách người có công; lập hồ sơ đề nghị và được truy tặng 13 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nâng tổng số Bà mẹ Việt Nam anh hùng toàn tỉnh là 6.877 mẹ (có 311 mẹ còn sống); thực hiện chế độ điều dưỡng tại gia đình 8.163 người có công và đưa 796 người có công đi điều dưỡng tập trung tại Côn Đảo, Phú Quốc, Bình Thuận, Đà Lạt.
Nhân dịp kỷ niệm 72 năm ngày thương binh – liệt sĩ, toàn tỉnh đã trao tặng 81.292 suất quà tặng gia đình chính sách, kinh phí trên 16 tỷ đồng; vận động hỗ trợ xây dựng mới 293 căn nhà tình nghĩa, kinh phí 14,34 tỷ đồng, đạt 195,3% kế hoạch năm và sửa chữa 03 căn, kinh phí 85 triệu đồng; phối hợp các sở, ngành, đoàn thể khảo sát hộ nghèo thuộc diện người có công và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải pháp hỗ trợ nâng cao mức sống người có công bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú; công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ được chăm lo chu đáo, đảm bảo phục vụ tốt cho các cấp, các ngành và thân nhân đến thắp hương, tưởng niệm liệt sĩ.
Ấm lòng người dân
Để phát triển kinh tế – xã hội tăng trưởng một cách bền vững, bên cạnh việc quan tâm đến người có công thì công tác chăm lo cho những đối tượng khó khăn, người nghèo trên địa bàn thành phố cũng được quan tâm. Bến Tre luôn tích cực vận động nguồn lực giúp hộ nghèo vươn lên khó khăn.
Nhiều mô hình hay giúp dân thoát nghèo bền vững
Qua kết quả điều tra sơ bộ, cuối năm 2019 toàn tỉnh còn 18.186 hộ nghèo, tỷ lệ 4,59% (giảm 5.284 hộ, tỷ lệ giảm 1,49% so với đầu năm), vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Công tác giảm nghèo được tập trung thực hiện với nhiều giải pháp và thực hiện Đề án phát triển đa dạng sinh kế, thoát nghèo; các huyện, thành phố đã tổ chức 89 buổi họp mặt, đối thoại với 5.299 hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ban Chỉ đạo tỉnh đã tổ chức 43 buổi họp mặt, đối thoại với 4.998 người nghèo, người cận nghèo tại 19 xã điểm thực hiện Đề án sinh kế và 30 xã thuộc dự án AMD; xây dựng 84 mô hình giảm nghèo, với 685 hộ tham gia; triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo như: y tế, nhà ở, nước sạch, vốn vay, giáo dục…
Hiện, toàn tỉnh có trên 53.500 người đang hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng, kinh phí 160 tỷ đồng; hỗ trợ mai táng phí 2.500 người, kinh phí trên 13,5 tỷ đồng; thăm, mừng thọ trên 17.000 người cao tuổi; tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì người cao tuổi năm 2019 với chủ đề “Chung tay chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc của người cao tuổi”; Các cơ sở bảo trợ xã hội công lập thực hiện tốt công tác tiếp nhận, quản lý, chăm sóc 694 người cao tuổi neo đơn, trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật, người bệnh tâm thần, ngoài ra có 23 cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập chăm sóc 288 đối tượng bảo trợ xã hội.
Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em luôn được các cấp, ngành quan tâm
Năm 2020, Bến Tre tập trung thực hiện chủ đề “Bứt phá về đích” theo Nghị quyết Tỉnh ủy, nhằm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ về lao động, người có công và xã hội, trong đó trọng tâm là thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển và đổi mới giáo dục nghề nghiệp, gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.
Chú trọng giải quyết việc làm gắn với phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho người nghèo, người có công và đối tượng bảo trợ xã hội, phấn đấu năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xây dựng nhà ở cho gia đình người có công đang gặp khó khăn về nhà ở; tiếp tục thực hiện Đề án phát triển đa dạng sinh kế, thoát nghèo bền vững; tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng xã hội, chính quyền địa phương và đoàn thể về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em, can thiệp, hỗ trợ kịp thời các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bạo lực.
Có thể thấy rằng, thời gian qua, Bến Tre luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới công tác an sinh xã hội với chủ trương “Đầu tư cho an sinh, phúc lợi xã hội đi trước một bước so với phát triển kinh tế”. Tỉnh đang dần hoàn thiện các chính sách an sinh, chăm lo đời sống cho các tầng lớp nhân dân một cách thiết thực, hiệu quả; góp phần thực hiện mục tiêu mang đến cho nhân dân một cuộc sống tốt đẹp hơn cả về vật chất lẫn tinh thần, vì sự phát triển bền vững của xã hội…
Bạc Liêu thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc
Xác định thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, những năm qua, Bạc Liêu từng bước cụ thể hóa và vận dụng linh hoạt các chính sách vào thực tiễn.
Qua đó, góp phần chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
Từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất cho hộ Khmer nghèo, bà Thạch Sa Ly, ở ấp Cái Giá, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu đã đầu tư trồng các loại cây hoa màu cho thu nhập ổn định, nhờ đó đã thoát nghèo bền vững. Ảnh: Phương Nghi
Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer ở Bạc Liêu còn chiếm tỷ lệ lớn. Theo Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu, số hộ nghèo DTTS năm 2019 trên địa bàn là 548 hộ (chiếm 17,76% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh); số hộ cận nghèo là 1.666 hộ. Để giải quyết vấn đề này, Bạc Liêu đã tập trung thực hiện tốt các chính sách dân tộc. Một trong những chính sách quan trọng, đó là đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Năm 2019, Bạc Liêu đã đào tạo nghề cho hơn 1.670 lao động người DTTS (chiếm 4,36% tổng số lao động được đào tạo); giải quyết việc làm cho hơn 1.130 người DTTS.
Cùng với chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ngành chức năng và các địa phương còn kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án và các chính sách hỗ trợ khác cho đồng bào DTTS phát triển sinh kế. Điển hình là Chương trình 135 (giai đoạn 2016-2020) đã đầu tư hơn 28,28 tỷ đồng cho 10 xã và 41 ấp đặc biệt khó khăn. Từ đó, góp phần phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật ở vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống. Kết quả, đã xây dựng 48 tuyến đường giao thông nông thôn và 3 cây cầu; xây 2 nhà văn hóa ấp và sửa chữa 6 nhà văn hóa ấp; nâng cấp, duy tu và sửa chữa nhiều công trình giao thông nông thôn...
Ông Trần Hoàng Duyên, Trưởng ban Dân tộc tỉnh cho biết: Thời gian qua, Bạc Liêu đã thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với nguồn vốn hơn 4,54 tỷ đồng để hỗ trợ 936 hộ DTTS. Trong đó, hỗ trợ trên 3.000 con heo giống, hơn 19.000 con gà, vịt, gần 1,5 triệu con giống (tôm, cua); hỗ trợ vật tư nông nghiệp, máy móc, thiết bị; hỗ trợ vốn mua bán nhỏ; các chính sách hỗ trợ tín dụng... Đồng thời, tích cực chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, giúp đồng bào DTTS bảo tồn, phát huy và lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc thông qua nhiều hoạt động và các lễ hội như: Tổ chức vui Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sen Đôn Ta, Oóc Om bóc, Liên hoan nhạc ngũ âm...
"Đặc biệt, tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS thông qua việc thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế. Năm 2019, tỉnh đã cấp 191.243 thẻ bảo hiểm y tế; tiến hành rà soát, bổ sung kịp thời các hồ sơ phát sinh tăng, giảm đối tượng thụ hưởng để cấp thẻ bảo hiểm y tế. Chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và việc chi trả từ 80-100% chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế đã giúp đồng bào DTTS thuộc vùng khó khăn có điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống" - Ông Duyên nói.
Với việc thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, tỉnh Bạc Liêu đã làm thay đổi nhận thức, tạo việc làm, tăng thu nhập giúp bà con DTTS từng bước thoát nghèo, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Bộ Quốc phòng: Kịp thời ngăn chặn các hành động xâm phạm chủ quyền biển, đảo Trung Quốc đã 4 lần đưa tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 và các tàu bảo vệ xâm phạm vùng biển Việt Nam, khu vực phía bắc nhà giàn DK1 và 9 lô Trung Quốc mời thầu trái phép năm 2012. Tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống tàu Hải Dương địa chất 8 hoạt động trái phép trên vùng biển...