Bến Tre: Một gia đình có tới bảy thành viên là tiến sỹ
Gia đình cụ Nguyễn Văn Đôn và cụ bà Nguyễn Thị Út (ở ấp 3, xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm, Bến Tre) được nhiều người dân địa phương biết đến bởi hai cụ có tới bảy người con cháu là tiến sỹ.
Tuy hai cụ đã mất nhưng 12 người con luôn phát huy truyền thống hiếu học của gia đình.
Con gái hai cụ là giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Thị Lang, nay đã ở độ tuổi nghỉ hưu nhưng hiện bà vẫn đang làm nghiên cứu viên cao cấp của Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long.
Giáo sư Lang từng được nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2011 do có thành tích đặc biệt trong việc chọn tạo hàng chục giống lúa lai có khả năng chịu mặn, năng suất, chất lượng cao.
Chồng giáo sư Nguyễn Thị Lang là giáo sư – tiến sỹ Bùi Chí Bửu (quê ở huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp), hiện là Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. Giáo sư Bửu cũng từng được trao giải thưởng Nhân tài đất Việt năm 2010.
Vợ chồng GS.TS. Nguyễn Thị Lang (trái) và vợ chồng TS. Bùi Chí Bảo (phải). Ảnh do gia đình cung cấp.
Vợ chồng giáo sư Lang có con trai là tiến sỹ Bùi Chí Bảo, giảng viên trường Đại học Y Dược TPHCM và con dâu là bác sỹ Châu Gia Cát, công tác tại Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh. Bác sỹ Cát hiện cũng đang bảo vệ luận án tiến sĩ Y khoa tại Hàn Quốc.
Video đang HOT
Hai cụ còn có cháu nội là Tiến sỹ hóa học Nguyễn Văn Phong và cháu dâu là tiến sỹ sinh học Nguyễn Thị Thanh Trúc. Hai vợ chồng tiến sỹ trẻ này cùng công tác tại Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam.
Ngoài ra, hai cụ còn có cháu ngoại là Phạm Thị Thu Hà, công tác tại Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, hiện cũng đang bảo vệ luận án tiến sỹ tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) ở Philippines.
Theo TTXVN
"Phải cải tạo tâm lý sính bằng cấp nặng nề trong xã hội"
Theo GS. Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, một trong những nguyên nhân dẫn đến bất cập trong nền giáo dục hiện nay là tâm lý sính bằng cấp hiện diện rất nặng nề trong xã hội, kể cả ở cấp quản lý nhà nước.
Nền giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập và mâu thuẫn
Khi đánh giá thực trạng của nền giáo dục hiện nay, GS. Phạm Minh Hạc cho rằng không thể phủ nhận những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong những thập kỷ qua. Nhờ có đường lối giáo dục đúng đắn, truyền thống hiếu học đã được hun đúc qua bề dày lịch sử đất nước và đội ngũ giáo viên có tâm huyết, nền giáo dục Việt Nam hiện nay đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của toàn dân với đủ mọi cấp học (khoảng hơn 20 triệu người học hàng năm), ở khắp các vùng miền.
Tuy nhiên, hiện nền giáo dục cũng tồn tại nhiều yếu kém, bất cập và lạc hậu, đang đứng trước rất nhiều thách thức cần vượt qua, những mâu thuẫn phải giải quyết. Không khó để chỉ ra bất cập từ sách giáo khoa, cơ cấu hệ thống giáo dục, đội ngũ giáo viên đến chính sách, quản lý... trong giáo dục.
GS. Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
"Đơn cử như chương trình SGK hiện tại, còn mang nặng yếu tố hàn lâm và nhiều khi dài dòng không cần thiết. Nhiều giáo viên tiểu học kêu với tôi là chương trình toán tiểu học quá nặng so với sức chịu đựng của học sinh. Ngược lại, các môn sinh vật, lịch sử ở cấp phổ thông lại được học quá ít. Đó cũng là điều mất cân đối", GS Hạc cho biết.
Một thực trạng đáng buồn khác là tâm lý xã hội hiện "nặng" về học chạy theo bằng cấp hơn là để thu nạp kiến thức. "Đa số học sinh đi học, đi thi đều để kiếm mảnh bằng đại học, bất kể giá trị tấm bằng đó như thế nào. Bởi vậy mới có những con số đáng để suy nghĩ như mới đây, có trường đại học công bố 70% sinh viên ra trường phải đào tạo lại, có trường "tiết lộ" trong 100 sinh viên ra trường thì chỉ 1 em đạt chất lượng, hay ở một hội chợ tuyển dụng lao động, 1000 hồ sơ dự tuyển chỉ lấy được 7 người...", GS Hạc dẫn chứng.
Cần một hệ giải pháp đồng bộ
Để thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, theo GS Phạm Minh Hạc, chúng ta cần hệ giải pháp đồng bộ, từ vĩ mô cho đến vi mô, thể hiện ở đường lối chính sách, chế độ của Nhà nước, cho tới tâm lý xã hội ở trong từng gia đình, của mỗi học sinh.Về đường lối, cần phải coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, xác định có giáo dục mới tạo được nền tảng và động lực phát triển xã hội. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh và quan tâm hơn nữa tới chế độ, chính sách dành cho giáo viên, giúp đội ngũ nhà giáo yên tâm cống hiến với sự nghiệp "trồng người". Trang thiết bị dạy học, đặc biệt là SGK, cần được đổi mới, nâng cấp cho phù hợp với tình hình và nhu cầu phát triển của giáo dục.
Một điều quan trọng mà GS Phạm Minh Hạc nhấn mạnh là cần cải tạo tâm lý xã hội, kể cả trong quản lý nhà nước. Suốt nhiều năm qua, nền giáo dục của ta vẫn không thoát ra khỏi tâm lý "Hư văn, khoa cử, quan trường", trong đó có cả phần trách nhiệm của cơ quan quản lý. Chính tâm lý này là nguyên nhân sâu xa dẫn tới thực tế bất lực của giáo dục Việt Nam trong việc phân luồng học sinh suốt những năm qua.
Tâm lý sính bằng cấp đang tồn tại rất nặng nề trong xã hội Việt Nam
Cơ cấu hệ thống giáo dục của Việt Nam vốn được xác định ở thế "kiềng 3 chân" khá hài hòa gồm: Phổ thông, Đại học và dạy nghề. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, do tâm lý sính bằng cấp ngày càng nặng nề nên nhánh Dạy nghề gần như bị "bỏ quên", dẫn đến thực trạng "thừa thày thiếu thợ", lãng phí tiền của trong đào tạo, khiến cho "thế chân kiềng" này chỉ còn... hai chân, chênh vênh không bền vững.
Làm thế nào để cải tạo tâm lý?
GS Phạm Minh Hạc cho rằng, để giải quyết "bài toán" cải tạo tâm lý, chúng ta cần phải thực hiện cuộc vận động xã hội mạnh mẽ, với sự vào cuộc của đông đảo thành phần trong xã hội, từ cơ quan quản lý, các nhà khoa học, các phương tiện thông tin đại chúng... Điều cốt yếu là phải làm thực sự và làm một cách kiên trì bởi đây là bài toán không dễ giải.
"Trước tiên là cần giác ngộ hay còn gọi là tư vấn tâm lý, hướng nghiệp từ rất sớm cho học sinh, ngay từ trung học cơ sở. Ở ta hiện nay, có tới hơn 80% học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên THPT, trong khi chỉ có hơn 10% học nghề hoặc tham gia lao động. Như vậy, vô hình chung gây sức ép quá lớn lên bậc THPT và tạo nên "nút thắt cổ chai" ở kỳ thi đại học", GS Hạc nói về mâu thuẫn trong cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam.
"Nhìn ra các nước phát triển phương Tây, họ đã thực hiện việc này từ ngay đầu thế kỷ 20. Ví dụ như ở Đức, họ phân luồng, định hướng nghề cho học sinh từ rất sớm, ngay cuối tiểu học và đầu cấp hai. Ở Pháp, có hội đồng ở từng quận, xã để hướng nghiệp cho học sinh, được làm ngay từ lớp 7. Học sinh được định hướng nghề sớm giúp hệ thống đào tạo vận động hài hòa, có sự liên thông giữa các hệ đào tạo và xã hội tận dụng được mọi nguồn lực".
"Đây là vấn đề cần làm đồng bộ, nhưng vai trò quyết định là ở quản lý nhà nước, cần tổ chức hướng nghiệp cho học sinh, vượt qua tâm lý học để đi thi, từ đó phát triển hệ thống giáo dục theo hướng cải tạo tâm lý", nguyên Bộ trưởng Phạm Minh Hạc đánh giá.
Mạnh Hải
Theo dân trí
"Thuế" đánh vào học sinh thật dễ thu!!! Vì phụ huynh học sinh ai cũng phải "tự nguyện" nộp (vì con, ai dám phản đối). Vì xã hội ta từ xưa tới nay là xã hội học tập, dân ta có truyền thống hiếu học. Vậy đấy!!! Nhưng giáo dục là quốc sách không lẽ lại thể hiện theo cách đó chăng? Tôi thấy rằng, không thời điểm nào ngành giáo...