Bến Tre: Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi
Bến Tre là một trong những địa phương có phong trào chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, tỉnh hiện có tổng đàn gia cầm trên 9,3 triệu con gia cầm, đàn bò trên 200.000 con, gần 450.000 con lợn và đàn dê 185.000 con.
Cúm gia cầm có nguy cơ xảy ra dịch bệnh cao.
Theo dự báo của ngành chức năng tỉnh, thời gian tới, cúm gia cầm có nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao do nhiều nguyên nhân như: virus gây bệnh vẫn tiềm ẩn trong môi trường, dịch bệnh đang phát triển rất nhanh ở các tỉnh; mật độ đàn gia cầm quá cao; diễn biến thời tiết cực đoan (xâm nhập mặn, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao).
Ngoài ra, bệnh dịch tả lợn châu Phi khả năng còn tiếp tục tái phát do đặc điểm của virus rất nguy hiểm đối với lợn, có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp, hiện chưa có thuốc, vắc xin phòng bệnh, trong khi tổng đàn lợn có thể tăng cao trong thời gian tới.
Video đang HOT
Để chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Lập đề nghị, các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng hướng dẫn và quy định. Đặc biệt không được chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Ngành chức năng tỉnh tăng cường kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật theo quy định, không để động vật, sản phẩm động vật mang mầm bệnh vào địa phương làm lây lan dịch bệnh; đồng thời, thành lập đoàn kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các huyện.
Các huyện, thành phố tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng dịch, áp dụng nghiêm các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, vệ sinh, sát trùng phòng bệnh; khuyến cáo tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho đàn vật nuôi; tổ chức thực hiện đồng loạt việc tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bến Tre Trần Quang Thái cho hay, hiện nay, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh ổn định, không xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi của tỉnh. Đặc biệt, Chi cục đã triển khai tiêm phòng sớm cho đàn gia cầm, mặc dù kế hoạch đấu thầu, mua sắm vắc xin trong năm 2020 chưa có, nhưng đơn vị xem xét lại nguồn vắc xin tiêm phòng phòng, chống dịch năm trước để triển khai tiêm phòng sớm cho người chăn nuôi.
Từ đầu năm đến nay, Chi cục đã triển khai hai đợt tổng vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại chăn nuôi, với khoảng 15.000 lít thuốc sát trùng.
Đồng thời, Chi cục triển khai tiêm phòng vắc xin phòng, chống bệnh cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 sớm cho đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh. Đến nay, các địa phương đã tiêm phòng được 1,4 triệu liều vắc xin cho đàn vịt trên tổng đàn 1,5 triệu con (Nhà nước hỗ trợ vắc xin) và người dân tự tiêm phòng gần 3 triệu liều vắc xin cho đàn gà.
Công Trí (daidoanket.vn)
Giữa 'tâm bão' virus corona, Bộ NN&PTNT ra công điện khẩn phòng chống dịch cúm gia cầm
Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương thực hiện các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm trong điều kiện dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra đang diễn biến phức tạp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành Công điện khẩn số 735 gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch cúm gia cầm.
Theo Bộ NN&PTNT, hiện tổng đàn gia cầm của Việt Nam khoảng 467 triệu con. Trong điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi, nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ phục vụ lễ hội đầu năm tăng cao, việc tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm đạt tỷ lệ thấp ở một số địa phương nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh cúm gia cầm là rất lớn.
Đặc biệt, trong điều kiện dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng virus corona gây ra, để chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm kịp thời, hiệu quả, Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành và chính quyền các cấp tập trung hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm theo các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch, tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm cho đàn gia cầm.
Dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ xuất hiện, lây lan và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Các địa phương chủ động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm bệnh cúm gia cầm để kịp thời cảnh báo, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, sử dụng có hiệu quả các loại vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm.
Các địa phương tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỷ lệ tối thiểu trên 80% tổng đàn có nguy cơ và thuộc đối tượng tiêm phòng.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban 389 địa phương) tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý, đặc biệt đối với các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam.
PHONG VŨ
Theo vtc.vn
35 tỉnh, thành hết dịch tả lợn, Bộ Nông nghiệp vẫn cảnh báo nguy cơ bùng phát cao Thống kê mới nhất của Bộ NN&PTNT cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước phát sinh thêm 24 ổ dịch tả lợn châu Phi, làm 19.472 con lợn bị mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy. Vệ sinh chuồng trại phòng, chống dịch bệnh trên đàn lợn. Cụ thể trong tháng 1/2020, bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh tại...