Bến thủy nội địa tiếp tay cho “cát tặc” lộng hành
Không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, an toàn giao thông, các bến thủy nội địa không phép còn là nơi tiếp tay tiêu thụ sản phẩm cho “cát tặc”.
Một bến thủy nội địa hoạt động không phép ở xã Tân Hạnh, thành phố Biên Hòa
Bến thủy nội địa không phép hoạt động rầm rộ
Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Đồng Nai, hiện trên địa bàn có 96 bến thủy nội địa đang hoạt động ở ven sông Đồng Nai và các sông địa phương, tuy nhiên chỉ có 33 bến được các lực lượng chức năng cấp phép hoạt động. Huyện Nhơn Trạch với 13/15 bến và TP. Biên Hòa với 35/41 bến là 2 địa phương có số lượng bến thủy không phép nhiều nhất. Đặc biệt, trên tuyến sông Đồng Nai đoạn đi qua địa phận thành phố Biên Hòa, số lượng các bến thủy nội địa tồn tại với mật độ khá dày đặc.
Trên đoạn sông Đồng Nai đi qua địa bàn xã Tân Hạnh (TP. Biên Hòa) có hơn chục bến hoạt động không phép. Tại các bến này, các cần cẩu đang xúc cát, đá từ xà lan lên bờ và sau đó lại lên các xe tải ben chở về các công trình hoặc điểm bán vật liệu xây dựng trong nội thành. Tương tự, tại đoạn sông đi qua xã Hóa An (TP. Biên Hòa) cũng có gần chục bến hoạt động tấp nập.
Trong số này phần lớn các bến đều hoạt động mà không có giấy phép hoạt động bên thủy nội địa và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, một số bến thì có Giấy đăng ký kinh doanh nhưng lại không có giấy phép hoạt động bến thủy nội địa.
Những năm gần đây, tình trạng khai thác cát lậu trên sông Đồng Nai (đoạn qua TP. Biên Hòa) diễn ra rất phức tạp, gây sạt lở bờ sông khiến người dân bức xúc. Hoạt động của các bến thủy nội địa không phép là nơi tiếp tay tiêu thụ sản phẩm của “cát tặc”.
Đủ chiêu “né” kiểm tra
Video đang HOT
Việc chấn chỉnh lại các bến thủy nội địa tại Đồng Nai đang gặp nhiều khó khăn
Mặc dù Sở GTVT tỉnh Đồng Nai đã mạnh tay xử lý nhưng do quản lý chồng chéo đã tạo ra nhiều kẽ hở cho các bến thủy nội địa tìm đủ cách để né kiểm tra.
Nhiều bến tiến hành mua cát, đá ban đêm bằng đường sông, ban ngày chỉ cho xe chở vật liệu xây dựng từ bến đến nơi tiêu thụ nên khi kiểm tra không có phương tiện thủy neo đậu thì chủ bến không thừa nhận việc hoạt động bến thủy mà đây chỉ là bến bãi dành riêng cho vận tải đường bộ. Không những vậy nhiều chủ bến còn cho đóng cửa ngưng hoạt động trong thời gian có đoàn đi kiểm tra.
Theo ông Dương Mạnh Hưng, Chánh thanh tra Sở GTVT tỉnh Đồng Nai, quy định hiện tại là chưa đủ sức răn đe, năm nào Thanh tra giao thông cũng xử lý trên 30 trường hợp vi phạm nhưng với mức phạt chỉ 2,5 triệu đồng một vụ thì các chủ bến này không sợ và vẫn tiếp tục cho bến hoạt động, chỉ khi có người của lực lượng chức năng đến kiểm tra thì mới chấp hành, khi đoàn kiểm tra đi, đâu lại vào đấy.
Ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai cho rằng, cần rà soát lại quy hoạch giao thông đường thủy, lấy đó làm cơ sở để chấn chỉnh. Nếu những bến nào không nằm trong quy hoạch, không đủ điều kiện thì bắt buộc chủ bến phải trả lại hiện trạng và dừng hoạt động. Những bến phù hợp thì hướng dẫn đăng ký và quản lý một cách chặt chẽ. Việc cấp phép hoạt động thì phải xem xét một cách kỹ càng, đầy đủ các điều kiện mới cho phép kinh doanh bởi đây là loại hình kinh doanh có điều kiện.
Để giải quyết triệt để tình trạng các bến thủy nội địa không phép vẫn ngang nhiên tồn tại. Mới đây UBND tỉnh Đồng Nai đã có cuộc làm việc với các sở, ngành liên quan. Tại buổi làm việc ông Trần Văn Vĩnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu Sở GTVT rà soát lại hệ thống bến thủy nội địa trong toàn tỉnh, loại bỏ những bến thủy nào không phù hợp với quy hoạch để ngưng cấp phép và dừng hoạt động. Tại những nơi này thì cần cắm những biển cấm phương tiện đường thủy dừng đỗ và cấm kinh doanh vật liệu xây dựng.
Vĩnh Thủy
Theo dantri
Muôn mặt mưu sinh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ
Đêm đến phố đi bộ Nguyễn Huệ lung linh, tấp nập. Trong dòng người, những mảnh đời đang "nương" theo con đường này, tìm kế sinh nhai.
Những "nghệ sĩ" tạo hình từ bong bóng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh: Phạm Hữu
Phương (*) là một người có hoàn cảnh đặc biệt, cha mẹ mất sớm. Ngay từ nhỏ phải tự bươn chải mưu sinh. Đã hơn 6 năm qua, Phương chọn công việc tạo hình những con vật bằng bong bóng. Hằng ngày, những đồ vật gắn liền với Phương là bộ tóc giả 7 màu cộng với trang phục chú hề, trên tay là những bong bóng nghệ thuật với đủ hình thù.
Phương bán trên phố đi bộ từ chiều cho đến tối mịt. Đánh vòng từ đầu đến cuối phố Nguyễn Huệ cho đến khi mệt mới ngồi nghỉ. Nhìn Phương lúc nào cũng thấy vui, có lẽ do cách hóa trang chú hề và trên tay khi nào cũng đầy những bong bóng đủ hình thù từ chú mèo Đô Rê Mon, Kitty, hay con ong, chuồn chuồn...
Với gương mặt thân thiện, Phương dễ dàng thuyết phục người thân của các bé và cả những bạn trẻ mua bóng của mình.
Phương cho biết, từ khi phố đi bộ Nguyễn Huệ đi vào hoạt động, thấy nơi đây tấp nập nên anh đến đây kiếm sống bằng nghề bán bong bóng. "Mình vừa đầu tư thêm 2 bộ tóc và trang phục hề để có cái thay đổi, chiều tầm 5 giờ là có mặt, đứng bán cho tới khi vắng người mới về. Có những ngày dù bán không được nhiều nhưng đến đây nhìn đài phun nước cũng thấy vui vui", Phương cười hồn nhiên.
Còn Hậu (*), nữ sinh viên 22 tuổi, quê Gia Lai, cũng "nương" theo phố đi bộ này, kiếm thêm bằng việc bán bong bóng nghệ thuật. Vì ở phố đi bộ cấm bán hàng rong nên Hậu không dám mời, chỉ đeo bong bóng lên người và đi dạo, ai hỏi mua thì bán.
Hậu cho biết cô chọn phố đi bộ để mưu sinh vừa để ngắm người qua lại và xem nhạc nước. Mỗi ngày, Hậu chỉ đến phố đi bộ từ 19 đến 22 giờ. Hôm nào bán không hết, Hậu tặng số bong bóng còn lại cho những em nhỏ khác cũng bám theo con phố này mưu sinh.
Có thâm niêm gần 15 năm bán cà phê trên đường Nguyễn Huệ, bà Vân đã chứng kiến nhiều sự đổi thay trên con đường này. "Nhờ con đường này mà tôi có thể nuôi bản thân và gia đình cho đến hôm nay". Cảm thấy rất phấn khởi khi con đường này được "thay da đổi thịt", đẹp hơn, khang trang hơn và nhất là nhiều người tìm đến hơn. Vì vậy công việc mua bán cũng trở nên thuận lợi hơn. Đặc biệt là những lúc trời nóng và người thì đông, tôi bán sướng lắm", bà Vân hồ hởi.
Nhờ có con đường mới này, nhiều người có thể "nương tựa" vào nó để mưu sinh - Ảnh: Phạm Hữu
Bên cạnh những người buôn bán còn có những tìm đến người nhặt đồ phế thải. Anh Huy kiếm sống bằng việc nhặt ve chai đã hơn 7 năm. Công việc của anh bắt đầu từ 5 giờ sáng cho đến tối. Anh luôn đi bộ từ nhà đến các con đường lớn ở trung tâm thành phố. Đêm xuống, anh Huy lại chọn phố đi bộ làm nơi lui tới.
Trong bộ quần áo lấm lem, lúc thì cuối đường, chốc lát lại thấy anh ở phía đầu con đường. Cứ vậy, thoăn thoắt, anh gắp những chiếc chai nhựa, ly nhựa dùng rồi bỏ vào túi. Bình thường, anh phải lục lọi ở những thùng rác công cộng, hoặc nhặt những chai còn sót lại trên lề đường, nhưng trên phố đi bộ, nhiều người đi đường cho những chai lọ bỏ đi vào thẳng chiếc túi nhựa anh mang theo.
Gạt mồ hôi trên trán, anh trầm ngâm: "Tôi chỉ biết bám vào những con đường, nhất là đường Nguyễn Huệ này. Lấy những thứ người khác bỏ đi để 'biến' thành miếng cơm của mình. Nhờ vậy, mới sống được!".
(*) Tên nhân vật đã được thay đổi
Phạm Hữu - Vũ Phượng
Theo Thanhnien
TP HCM lo thiếu nước vì dự án lấn sông Đồng Nai Lo ngại việc lấn sông Đồng Nai làm dự án có thể làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến việc khai thác nước cung cấp cho thành phố, UBND TP HCM đề nghị tỉnh này xem xét tác động môi trường của dự án. Toàn cảnh dự án lấn sông nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Trường. Trong văn bản gửi Ủy...