Bên ngoài rét đậm, xử lý thế nào khi kính lái ô tô bị mờ do bật sưởi?
Vào mùa đông, khi nhiệt độ ngoài trời thấp, bên trong xe bật sưởi sẽ khiến lượng hơi nước ngưng tụ, bám phía trong kính lái, gây mờ, hạn chế khả năng quan sát của tài xế, dễ gây tai nạn.
Hầu hết các xe đều có hai chế độ lấy gió: bên trong xe và từ bên ngoài. Thông thường, mọi người hay chọn chế độ tuần hoàn gió bên trong xe (nút có hình mũi tên nằm bên trong hình chiếc xe). Tuy nhiên, để tránh kính lái bị mờ, bạn nên đổi sang chế độ lấy gió từ bên ngoài vào. Bạn hãy bấm nút có biểu tượng mũi tên từ bên ngoài cắt vào trong hình chiếc xe, cho đến khi đèn bật sáng là được.
Tuy nhiên, cần lưu ý là cách làm này chỉ phát huy tác dụng cao nhất khi xe mới chớm, hoặc chưa bị mờ kính lái. Nếu đã có nhiều hơi nước bám trên mặt kính chắn gió hay kính hậu thì cách này chỉ còn tác dụng hỗ trợ.
Hiện nay, hầu hết các mẫu xe đều đã được trang bị tính năng này; có cả hệ thống sấy kính lái và kính hậu. Nút kích hoạt chức năng sấy kính thường được bố trí gần các núm điều khiển điều hòa. Khi được kích hoạt, đèn báo trên nút điều khiển sẽ bật sáng để người lái nhận biết chức năng sấy kính đang hoạt động.
Khi bật chức năng sấy kính, bạn nên đóng kín các cửa sổ, vì nếu có không khí lạnh bên ngoài lọt vào trong xe, hệ thống sấy kính sẽ hoạt động không hiệu quả, khó loại bỏ hơi nước bám trên kính.
Bạn hãy nhớ tắt chức năng này sau khi đã xử lí hết hơi nước ngưng tụ trên kính, để tránh quá tải cho hệ thống điện, tối ưu hóa việc sử dụng nhiên liệu và hiệu quả của điều hòa.
Vì hơi nước ngưng tụ bên trong xe là do sự chênh lệch nhiệt độ, nên khi nhiệt độ trong xe không quá cao so với bên ngoài sẽ giúp giảm mờ kính. Hãy bật quạt gió ở mức cao nhất và giảm nhiệt độ xuống mức không quá lạnh là được; chỉ sau vài chục giây là kính sẽ hết mờ hoàn toàn. Đây là cách nhanh nhất, nhưng cũng là cách “rét” nhất, nên đừng mặc quá mong manh khi ngồi trong xe.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc thỉnh thoảng hé kính cửa sổ (3-10cm) một mặt cũng sẽ giúp giảm hiện tượng mờ kính lái, mặt khác giúp tăng lượng ôxy, tránh tình trạng người ngồi trong xe bị choáng, mệt mỏi do ngột ngạt.
Tuy nhiên, khi mở hé cửa kính, bạn hãy tắt chế độ sấy kính, vì các lý do đã nêu ở trên.
Có cách nào ngăn nước tụ trên kính lái không?
Câu trả lời là Có. Một số mẹo nhỏ có thể giúp ngăn và giảm tình trạng mờ kính lái xe khi bật sưởi vào mùa đông.
Trước tiên, bạn hãy chú ý hạn chế để các đồ bị ướt, như áo khoác, ô, khăn lau ẩm… bên trong xe, vì chúng sẽ làm tăng độ ẩm.
Để giảm độ ẩm trong xe, bạn hãy thử đổ cát thủy tinh vào trong tất sạch, buộc túm lại rồi đặt 1-2 chiếc trên táp-lô. Có thể tìm mua cát thủy tinh ở nơi bán đồ nuôi chó, mèo. Cát thủy tinh thường dùng để rải ở chỗ đi vệ sinh cho mèo, với tác dụng ngăn mùi và hút ẩm.
Một cách khác giúp tránh tình trạng mờ kính lái là dùng kem cạo râu. Bạn hãy phun một lượng nhỏ bọt cạo râu vào khăn mềm rồi chà lên kính lái (mặt trong). Sau đó dùng khăn khô và sạch để lau. Cách này sẽ giúp ngăn hơi nước bám vào kính lái.
Những bí mật mới hé lộ của con tàu hoàng gia Anh "độc nhất vô nhị"
Bộ phim tài liệu mới công chiếu có tựa đề 'Secrets of Royal Travel' (Những bí mật của việc di chuyển hoàng gia) đã đem tới cho người xem những câu chuyện và lịch sử thường được giữ kín của đoàn tàu chỉ phục vụ riêng cho gia đình Hoàng gia Anh.
Nội thất tàu hỏa hoàng gia dưới thời Nữ hoàng Victoria khá xa xỉ (ảnh: getty)
Nữ hoàng Victoria là nhân vật hoàng gia Anh đầu tiên di chuyển bằng tàu hỏa hoàng gia vào năm 1842
Mặc dù Hoàng thân Albert rất thích tàu chạy bằng hơi nước nhưng Nữ hoàng Victoria lại tỏ ra e ngại khi phải di chuyển bằng tàu hỏa. Phải đến khi 23 tuổi, trước sự thuyết phục không ngừng của chồng, bà mới đồng ý thử và trở thành thành viên hoàng gia đầu tiên đi tàu hỏa với hành trình từ Slough tới Paddington.
"Đoàn tàu Hoàng gia đóng vai trò quan trọng trong quá trình trị vì của Nữ hoàng Victoria", sử gia Kate Williams giải thích. "Bà coi việc công du là nghĩa vụ trong khi các quân vương trước đó không nghĩ vậy".
Nữ hoàng sau đó đã tự bỏ ra 700 (tương đương 60.000 USD theo tỷ giá hiện tại) để cải tạo các toa tàu phục vụ cho riêng mình. Các toa tàu được dát vàng 23 carat với nội thất bọc lụa và satin. Cùng với thời gian, chúng cũng được lắp đặt thêm các công nghệ hiện đại như đèn điện vào những năm 1890 và toilet. Tuy nhiên, do Nữ hoàng không chịu dùng toilet trên tàu, đoàn tàu thường phải dừng sau mỗi vài giờ di chuyển để bà "giải quyết" nhu cầu cá nhân.
Phòng ngủ trên tàu của Vua George V (ảnh: getty)
Đoàn tàu hoàng gia là một bí mật quốc gia cho tới tận năm 1946. Và ngay cả hiện tại, chi tiết về mỗi chuyến đi của con tàu đặc biệt này vẫn được giữ kín - thậm chí nhân viên của chính con tàu cũng không nắm được thông tin về thành viên hoàng gia nào sẽ có mặt trên tàu.
Nữ hoàng Elizabeth nhận được Đoàn tàu Hoàng gia mới nhất vào năm 1977.
Theo bộ phim tài liệu, con tàu đã nhiều lần được cải tạo - bao gồm cả lần sửa chữa trị giá tới 320.000 vào những năm 80. Các thiết bị phòng vệ như súng, hỏa tiễn và bom cũng đã được lắp đặt trên tàu.
Khác với nội thất xa xỉ thời Nữ hoàng Victoria, 9 khoang trong đoàn tàu hiện tại có thiết kế hướng tới công năng nhiều hơn. Tuy vậy, do Nữ hoàng Elizabeth trang trí con tàu theo đúng phong cách và sở thích của mình, nó vẫn là một trong những phương tiện cá nhân được bà ưa thích nhất.
Ăn tối kiểu hoàng gia
Phòng ăn trên tàu hoàng gia chỉ sắp xếp chỗ cho 12 người (ảnh: getty)
Mặc dù Nữ hoàng Victoria không ăn trên tàu (vì lo ngại không tốt cho tiêu hóa), nhưng các bữa ăn trên tàu hoàng gia vẫn có một lịch sử rất đặc biệt. Vua Edward VIII yêu cầu, tất cả các thực phẩm chứa đạm được phục vụ trong các chuyến đi bằng tàu hỏa phải được săn hoặc đánh bắt từ những địa điểm thuộc quyền sở hữu của ông. Thái tử Charles không quá khó tính nhưng vẫn đặt ra quy tắc, các nguyên liệu chế biến phải có nguồn gốc địa phương và món ăn được phục vụ trong bộ đồ ăn bằng sứ của riêng ông.
Phòng tắm trên tàu
Sử dụng bồn tắm trên tàu hỏa không phải lúc nào cũng thuận tiện (ảnh: getty)
Dưới thời trị vị của Vua George V, lần đầu tiên một bồn tắm đã được lắp đặt trên tàu hỏa - và đó chính là con tàu hoàng gia. Cho đến nay bồn tắm vẫn tồn tại mặc dù không phải lúc nào việc sử dụng cũng thuận tiện. Bộ phim Secrets of Royal Travel tiết lộ, để tránh nước trong bồn tắm bị tràn do rung lắc khi tàu di chuyển, đoàn tàu sẽ tạm dừng khi Nữ hoàng Elizaberth dùng bồn tắm.
Tàu Hoàng gia không có tốc độ cao
Nữ hoàng Victoria đã đặt ra giới hạn tốc độ cho đoàn tàu hoàng gia: 40 dặm/h (khoảng 65km/h) vào ban ngày và 30 dặm/h vào ban đêm. Lý do bà đưa ra là việc chuyển động ở vận tốc quá cao có thể khiến con người phát điên.
Nữ hoàng Elizabeth II coi tàu hoàng gia là một trong những địa điểm thư giãn ưa thích nhất của mình (ảnh: getty)
Ngày nay mặc dù nguyên nhân trên đã được chứng minh là không có luận cứ khoa học, nhưng so sánh với các tàu chở khách thông thường (các con tàu chạy nhanh nhất tại Anh thường có vận tốc vào khoảng 200 dặm/h) thì tàu hoàng gia chỉ di chuyển với vận tốc trên dưới 70 dặm/h. Tốc độ chậm nhưng đoàn tàu này lại nổi tiếng về sự chính xác khi thời gian cập bến luôn nằm trong giới hạn 15 giây so với dự kiến.
Hoàng tử Harry chưa bao giờ đi tàu hoàng gia
Đoàn tàu hoàng gia còn mang tính riêng tư cực cao. "Đoàn tàu hoàng gia thực chất chỉ dành cho các thành viên cấp cao nhất trong gia đình hoàng gia. Hiện tại, đó là Nữ hoàng, Công tước xứ Edinburgh, Thái tử Charles và Nữ Công tước xứ Cornwall Camilla", biên tập viên chuyên về hoàng gia của tờ The Sun giải thích.
Tất nhiên, nếu nhận được lời mời, các thành viên hoàng gia khác và khách cũng có thể lên tàu, tuy nhiên không nhiều người có vinh dự đó. Có thể Hoàng tử William đã từng có mặt trên tàu nhưng Hoàng tử Harry và Công nương Kate Middleton (vợ của William) thì chưa từng. Tuy nhiên, năm 2018, vợ của Harry là Meghan Markle lại được Nữ hoàng mời đi tàu tới tham dự một sự kiện tại Cheshire.
Meghan Markel tháp tùng Nữ Hoàng Elizabeth trong chuyến công du bằng tàu hỏa hoàng gia tới Cheshire năm 2018 (ảnh: getty)
Rất đắt đỏ
Di chuyển bằng tàu hỏa có thể trông "lạc hậu" hơn bằng máy bay, nhưng nó không có nghĩa là chi phí rẻ hơn. Theo bộ phim Secrets of Royal Travel, một chuyến đi trên tàu hoàng gia có chi phí cao gấp 4 lần di chuyển bằng máy bay - khoảng 52 cho mỗi một dặm so với 12 cho một dặm của máy bay.
Sau quyết định của chính phủ Anh dừng tài trợ cho du thuyền hoàng gia, khiến du thuyền Britannia phải ngừng hoạt động, một số người tỏ ra lo ngại cho tương lai của tàu hỏa hoàng gia. Tuy nhiên, gia đình hoàng gia đã kịp thời trấn an khi khẳng định, con tàu đặc biệt này là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hoàng gia và cũng như những nghĩa vụ mà các thành viên hoàng gia phải thực hiện.
Nguyên nhân sốc khiến "Trái Đất thứ 2" biến thành hành tinh chết Hệ Mặt Trời cổ đại từng có đến 2 "hành tinh xanh", nhưng một quá trình bí ẩn và khó tin đã đánh cắp hết đại dương ở "anh em song sinh" của Trái Đất. Hành tinh thiếu may mắn đó chính là Sao Hỏa, nơi NASA tìm ra những bằng chứng thuyết phục về sông ngòi và đại dương cổ đại, thậm...