Bến đò ‘ma’, đàn ông chèo đò là chết
Những cái chết liên tiếp tại một bến đò ở Quảng Bình với lời đồn thổi ma mị khiến nơi đây thành bến đò ‘ma’.
Chị Nguyễn Thị Liên (54 tuổi), lái đò ở bến đò ‘ma’ Trằm Mé, thôn Trằm Mé, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch:
Cứ từ tháng 5 trở đi, tầm 12h trưa, khi chị nghỉ ngơi lại nghe tiếng gọi đò và có tiếng con gái hát hò, cười khóc vang cả khúc sông nhưng đi ra lại không có ai.
Có hôm, trời nắng quá, đang thiu thiu chợp mắt trong chòi, chị nằm mơ thấy 3 – 4 cô du kích nói: ‘Chị ơi, tụi em đói quá, cho tụi em xin 12 nắm cơm với 1 nắm muối chị nhé’.
Ba ngày sau hiện tượng đó lại xảy ra, chị liền thả cơm xuống sông thì giấc mơ thưa dần rồi hết hẳn.
Video đang HOT
Chị Liên
Trước chị Liên cũng có 7 phu chèo đò nhưng họ đều lần lượt qua đời vì trọng bệnh. Điều này càng gây tâm lý hoang mang trong khu vực, không ai dám chèo đò nữa.
Cuộc sống người dân đảo lộn, học sinh đua nhau bỏ học, hàng trăm lá đơn xin chuyển xã, chuyển huyện chưa được giải quyết.
Trong khi chính quyền cố gắng làm an lòng dân thì bất ngờ, tháng 10/2012, chị Liên tới xin ký hợp đồng chèo đò.
Theo ông Trần Xuân Tền, Bí thư chi bộ thôn, những cái chết của phu đò đều do mắc bệnh như ung thư dạ dày, tai biến hay sốt xuất huyết.
Hơn nữa, trong chiến tranh, bến đò Trằm Mé là nơi bị Mỹ thả bom bắn phá, rải chất độc xuống nguồn nước.
‘Có thể đến giờ hóa chất chưa tan hết, trời nắng, khí độc bốc lên khiến những người chèo đò vốn sẵn bệnh dễ dẫn tới tử vong’, ông Tền cho biết.
Theo Đất việt
Đánh cược tính mạng trên những chuyến đò
Từ nhiều năm nay, hàng ngàn người dân của hai xã Quảng Hòa (H.Đắk G'Long, Đắk Nông) và Đạ R'Sal (H.Đam Rông, Lâm Đồng) vẫn thường xuyên qua lại bằng những chuyến đò qua sông Đắk R'măng nối liền hai xã. Hằng ngày, hành khách vẫn phải "đánh cược" tính mạng của mình trên những chuyến đò chông chênh ấy.
Bến đò thôn 9, Quảng Hòa, nơi nhiều người dân hằng ngày qua sông trong sự mất an toàn - Ảnh: Minh Tín
Bến đò Quảng Hòa từng xảy ra vụ chìm đò cách đây 3 tháng (12.9) khiến chủ đò tử vong cùng 5 chiếc xe máy của hành khách bị nước cuốn trôi. Tuy nhiên, từ đó đến nay, phương tiện qua sông vẫn chỉ có một con đò cũ kỹ, không máy móc chủ đò nối một sợi dây thừng dài ở hai bên bờ và kéo qua, kéo lại, tuyệt nhiên không có một phương tiện bảo hộ nào được trang bị. Anh Sùng Văn Cao, người dân ở thôn 7, xã Quảng Hòa cho biết: "Tôi biết đi đò như thế này rất nguy hiểm, nhưng chúng tôi không còn lựa chọn nào khác vì toàn bộ nương rẫy nằm ở bên kia sông". Không chỉ những người làm rẫy mới đi đò, hằng ngày có hàng trăm lượt học sinh cũng qua lại bến đò này.
Trên địa bàn xã Quảng Hòa hiện có 2 bến đò chở người cũng như hàng hóa qua lại trên sông Đắk R'măng và đều là những bến đò tự phát. Các chủ đò chưa được cấp giấy phép hoạt động, lái thuyền chưa được đào tạo nghiệp vụ, ghe thuyền thì đóng hết sức sơ sài. Trong đó, chỉ có một bến đò tại thôn 10 được Ban An toàn giao thông H.Đắk G'Long trang bị áo phao. Tuy nhiên, chủ đò và cả người đi đò cũng không quan tâm cho lắm bởi trong 10 chiếc áo phao được trang bị thì chỉ có 5 chiếc để trên đò nhưng không ai mặc, số còn lại được "cất" ở trong trại của chủ đò.
Đầu năm 2010, người dân đôi bờ sông Đắk R'măng đón nhận tin vui khi UBND H.Đắk G'Long triển khai xây dựng chiếc cầu bê tông bắc qua sông Đắk R'măng. Thế nhưng, gần 3 năm qua, công trình này vẫn còn ì ạch, chưa biết đến bao giờ mới xong để phục vụ cho việc đi lại của người dân.
Theo TNO
Tang lễ "vua voi" Ama Kông được tổ chức theo phong tục địa phương Trưa nay 3/11, theo thông cáo từ dòng họ Knul và dòng họ Ê-ban (thân quyến của "vua voi" Ama Kông), tang lễ của huyền thoại săn voi này sẽ được tổ chức trang trọng theo phong tục địa phương trong 4 ngày, không theo tôn giáo nào. Ngôi nhà sàn cổ tại Bản Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk - nơi...