Bên cạnh Kim Jong-un có một người đủ khả năng ngăn chiến tranh Triều Tiên
Trong những ngày gần đây, có một nhân vật đang nổi lên như là “đại diện quốc tế” của Triều Tiên với một loạt phát ngôn quyết liệt, gây “sốc”. Người đó là Ri Yong-ho, Ngoại trưởng Triều Tiên, cánh tay phải đắc lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Theo The Guardian, sau một loạt phát ngôn sốc tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York tuần trước, tên của Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho lập tức trở thành tiêu đề nổi bật nhất trên khắp các phương tiện truyền thông phương Tây cũng như toàn thế giới.
Cụ thể, hôm 23.9, thay mặt cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Ngoại trưởng Ri có bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đáp trả bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó.
Ông Ri mạnh mẽ chỉ trích Tổng thống Donald Trump là “người rối loạn tâm thần bị vĩ cuồng và tự mãn” đang lao vào “chiến dịch tự sát” sau khi nhà lãnh đạo Mỹ cáo buộc Bình Nhưỡng có hành động tương tự. Ngoại trưởng Triều Tiên thậm chí còn cay nghiệt gọi ông Trump là “Ngài tổng thống quỹ dữ” và tuyên bố những lời đe dọa của lãnh đạo Mỹ giống “tiếng chó sủa”.
Ngoài những phát ngôn công kích cá nhân Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Ri cũng đã thể hiện rõ quyết tâm của chính phủ Triều Tiên với chương trình hạt nhân khi cho biết sẽ “đối phó với Mỹ bằng biện pháp cứng rắn nhất trong lịch sử” hay dọa thử bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh Jewel Samad/AFP/Getty Images
Mặc dù ông Ri mới chỉ nhậm chức Ngoại trưởng Triều Tiên chỉ 1 năm, nhưng vai trò của ông ngày càng lớn. Ông được nhà lãnh đạo Triều Tiên đặc biệt tin cậy và được tin là một trong số ít người có thể tương tác trao đổi trực tiếp với ông Kim Jong-un.
Theo đó, phóng viên Justin McCurry của The Guardian bình luận, bất chấp ngôn ngữ chua cay mà Ngoại trưởng Triều Tiên vẫn thường sử dụng, ông hiện là nhà ngoại giao có khả năng ngăn chặn chiến tranh xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.
Nhận định trên xuất phát từ việc, ông Ri là một chuyên gia về Mỹ và các vấn đề giải trừ quân bị. Trong gần 20 năm, ông Ri là một trong những nhà ngoại giao nắm vai trò quan trọng trong quan hệ của Triều Tiên với Mỹ và là người đối thoại chính với đại diện Mỹ trong các cuộc đàm phán chính thức và không chính thức, theo North Korea Leadership Watch.
Hồi năm 2008, ông được phân công làm trưởng phái đoàn đàm phán trong cuộc họp 6 bên về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Video đang HOT
Tàu ngầm hạt nhân, vệ tinh gián điệp có giúp Hàn Quốc chặn đứng Triều Tiên?
Hay vào năm 2000, ông Ri hộ tống Phó nguyên soái Jo Myong Rok, quan chức quyền lực thứ hai ở Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên, trong một chuyến đến Mỹ. Tại đây, ông đã gặp cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright. Chuyến viếng thăm được hoan nghênh như một bước tiến quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Kể từ khi làm việc trong bộ Ngoại giao từ năm 1978, ông Ri đã kinh qua nhiều vị trí đại sứ tại các nước như Zimbabwe, Thụy Điển và Anh.
Ngoài ra, xuất thân từ một gia đình danh giá được xếp vào hàng “trâm anh thế phiệt” thế hệ thứ 3 ở Bình Nhưỡng và giúp ông Ri nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong chính quyền Bình Nhưỡng và giành được sự tin tưởng đáng kể của lãnh đạo Triều Tiên.
Ông Ri là con trai của ông Ri Myong Je, cựu biên tập viên của hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA, một trợ tá thân cận của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il.
Nói về Ngoại trưởng Triều Tiên, Ralph Cossa, Chủ tịch Diễn đàn Thái Bình Dương của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, người từng gặp ông Ri, cho biết: “Ông ấy là một ngoại trưởng có sức ảnh hưởng. Nhìn chung, Bộ Ngoại giao là tổ chức không có nhiều quyền lực trong Triều Tiên nhưng lời nói của ông ấy có trọng lượng”.
Còn ông Thae Yong Ho, cựu Phó đại sứ Triều Tiên tại Anh, người đã đào tẩu sang Hàn Quốc từng nhận xét: “Quyết định chính xác nhất của ông Kim Jong-un là bổ nhiệm ông Ri làm Bộ trưởng Ngoại giao. Ông ấy là hình mẫu cho mọi nhà ngoại giao Triều Tiên với sự hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ và kỹ năng viết điêu luyện”.
Tương tự, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ và người sáng lập trang web giám sát Triều Tiên 38 North, Joel S. Wit cũng tán dương Ngoại trưởng Ri là người thông minh, suy nghĩ thấu đáo và luôn lắng nghe 1 cách cẩn trọng, luôn đặt ra câu hỏi thể hiện sự hiểu biết cũng như đưa ra câu trả lời an toàn.
Ông Joel S. Wit cũng tin rằng sự xuất hiện của ông Ri có thể là cơ hội quan trọng cho việc tương tác với người có liên hệ trực tiếp với ông Kim Jong-un. Theo đó, một cuộc gặp giữa ông Ri và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson được cho là có thể giúp hạ nhiệt “chu kỳ leo thang căng thẳng” giữa Washington và Bình Nhưỡng hiện nay.
Theo Danviet
Hai lần Triều Tiên bắn rơi máy bay trinh sát Mỹ trong thế kỷ 20
Triều Tiên đã hai lần bắn hạ máy bay do thám của Mỹ vào năm 1969 và 1994, khiến hàng chục người thiệt mạng.
Một máy bay trinh sát EC-121 của Mỹ. Ảnh: Wikiwand.
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho hôm 25/9 đe dọa nước này sẽ bắn hạ oanh tạc cơ chiến lược Mỹ ngay cả khi chúng không hoạt động trong không phận Triều Tiên. Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami cho rằng đây không phải là lời đe dọa suông, bởi Bình Nhưỡng từng hai lần bắn hạ máy bay trinh sát của Washington từ sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, theo Popular Mechanics.
Bắn hạ máy bay do thám EC-121 năm 1969
Trong thập niên 1950, Mỹ tiến hành chương trình Trinh sát đường không hòa bình (PARPRO) do không quân và hải quân đảm nhận, nhằm thu thập tin tức tình báo về Triều Tiên, với niềm tin rằng việc triển khai khí tài cấp chiến thuật ở bán đảo này sẽ không khơi mào xung đột vũ trang lớn. Nhưng với Bình Nhưỡng, PARPRO bị coi là hành động thù địch nhằm ngăn chặn việc thống nhất bán đảo Triều Tiên.
Sau 200 chuyến bay do thám trót lọt, ngày 15/4/1969, 31 thành viên phi hành đoàn trên phi cơ EC-121 của Mỹ cất cánh từ một căn cứ phía đông Nhật Bản, bay theo hướng tây bắc về bờ biển Triều Tiên để thực hiện nhiệm vụ có mật danh Deep Sea 129. Tổ lái Mỹ tin rằng việc bay trên không phận quốc tế giúp họ tránh các sự cố với Triều Tiên.
Khi tới gần Triều Tiên, chiếc EC-121 bắt đầu bay theo quỹ đạo hình elip dài 190 km để thu thập thông tin. Lúc 12h30, một số tiêm kích MiG-21 cất cánh từ căn cứ ở Triều Tiên và hướng về phía chiếc máy bay do thám. Các trạm radar ở Hàn Quốc phát hiện sự hiện diện của phi đội MiG-21 và phát cảnh báo cho phi hành đoàn, nhưng chiếc EC-121 không nhận được thông tin này.
Lúc 13h00, EC-121 liên lạc với căn cứ nhưng không đề cập đến những tiêm kích MiG-21 tiếp cận. Đây là lần liên lạc cuối cùng, nó biến mất khỏi màn hình radar sau đó 20 phút.
Đường bay của chiếc EC-121 trước khi bị bắn rơi. Đồ họa: Station Hypo.
Bình Nhưỡng sau đó xác nhận đã bắn hạ chiếc máy bay do thám, cho rằng nó vi phạm không phận nước này, trong khi Washington bác bỏ hoàn toàn cáo buộc. Bất chấp căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô nhanh chóng cử hai tàu khu trục tới biển Nhật Bản để hỗ trợ tìm kiếm chiếc EC-121 của Mỹ. Đây được cho là hành động nhằm thể hiện sự phản đối của Moscow với việc Bình Nhưỡng bắn rơi chiếc EC-121.
Vụ bắn hạ này khiến toàn bộ 31 phi hành đoàn trên máy bay thiệt mạng. Vài giờ sau khi xảy ra vụ bắn hạ chiếc EC-121, biên đội tiêm kích F-4 trực chiến đóng tại căn cứ không quân Kunsan, Hàn Quốc do phi công Bruce Charles chỉ huy nhận lệnh chuẩn bị tấn công sân bay Triều Tiên, nơi phi đội MiG-21 xuất kích.
Một tiêm kích F-4 trong biên đội mang theo quả bom hạt nhân B-61 có sức công phá 330 kiloton, gấp 20 lần quả bom hạt nhân ném xuống thành phố Hiroshima. Tuy nhiên, lệnh tấn công bị hủy vài giờ sau đó, biên đội F-4 trở về trạng thái trực sẵn sàng chiến đấu thông thường. Theo nguồn tin công khai, Tổng thống Mỹ Richard Nixon và các cố vấn bất đồng về cách phản ứng với Triều Tiên sau vụ việc, nên cuối cùng ông quyết định không tiến hành vụ tấn công hạt nhân.
Bắn hạ trực thăng trinh sát OH-58 năm 1994
Ngày 17/12/1994, phi công Bobby Wayne Hall thực hiện bay huấn luyện cùng hạ sĩ David Hilemon trên trực thăng trinh sát OH-58D cất cánh từ căn cứ Page, phía bắc Hàn Quốc.
Sau gần 40 phút, hai phi công bị lạc đường và không thể tự xác định vị trí. Tuyết rơi dày đã che phủ mốc biên giới tại khu giới tuyến phi quân sự (DMZ), trong khi hệ thống dẫn đường của chiếc OH-58D bị hỏng, không thể cảnh báo việc họ đang vô tình bay vào không phận Triều Tiên. Các phi công Mỹ chỉ nhận ra sai lầm chết người này khi trực thăng bị một tên lửa phòng không bắn trúng.
Một trực thăng OH-58D của Mỹ. Ảnh: USAF.
Sau khi trúng tên lửa, chiếc OH-58D bắt đầu xoay vòng, đâm xuống đất và bốc cháy ở vùng núi Kungang của Triều Tiên. Vụ tai nạn khiến phi công Hall văng khỏi buồng lái nhưng may mắn không bị thương, còn hạ sĩ Hilemon thiệt mạng. Phải đến khi bị lính biên phòng Triều Tiên bao vây, Hall mới biết mình đang ở trên lãnh thổ Triều Tiên.
Bình Nhưỡng khẳng định trực thăng của Washington đang thực hiện nhiệm vụ do thám sâu khoảng 5-8 km bên trong lãnh thổ nước này, nhưng quan chức Lầu Năm Góc tuyên bố hai phi công chỉ vô tình băng qua khu DMZ trong một buổi huấn luyện thông thường.
Sau sự cố này, chính quyền Tổng thống Mỹ Bill Clinton quyết định kiềm chế vì không tìm ra biện pháp trả đũa hiệu quả. Sau hàng loạt cuộc đàm phán căng thẳng, Triều Tiên trao trả thi thể của Hilemon vào ngày 22/12, trước khi trả tự do cho Hall tại làng đình chiến Panmunjiom. Quân đội Mỹ sau đó quyết định trang bị hệ thống định vị toàn cầu hiện đại cho tất cả trực thăng quân sự đóng tại Hàn Quốc.
Duy Sơn
Theo VNE
Triều Tiên sẽ thử bom nhiệt hạch lớn nhất để đáp trả Trump? Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên vừa lên tiếng về kế hoạch đáp trả lời đe dọa "hủy diệt" của ông Trump. Triều Tiên sắp thử bom nhiệt hạch để đáp trả lời dọa "hủy diệt hoàn toàn" của ông Trump? (Ảnh minh họa) Triều Tiên có thể tiến hành cuộc thử nghiệm bom nhiệt hạch mạnh nhất Thái Bình Dương như một...