Belarus phát hiện 8 mỏ dầu mới trong 5 năm qua
8 mỏ dầu mới đã được phát hiện ở Belarus trong 5 năm qua, Phó Tổng giám đốc địa chất của Tập đoàn công nghiệp Belarus Belorusneft – Piotr Povzhik cho biết trong một cuộc họp báo ngày 8/4, BelTA đưa tin.
Ảnh minh họa
Lĩnh vực chiến lược của công ty này là tăng sản lượng dầu. “Nhờ tích cực thăm dò trong 5 năm qua, 8 mỏ dầu mới đã được phát hiện ở khu vực đông nam đất nước. Việc trữ lượng dầu có thể hồi phục gia tăng, đã tạo ra 7,5 triệu tấn dầu cho chúng tôi. Kể từ năm 2018, chúng tôi đã đạt được 100% sản lượng dầu thêm nhờ trữ lượng dầu có thể hồi phục gia tăng. Chúng tôi dự định sẽ duy trì xu hướng này trong tương lai. Chúng tôi đã phát hiện ra 3 mỏ dầu mới vào năm 2021″, Piotr Povzhik cho biết.
Phát hiện mới vào tháng 4 là mỏ dầu Guryanovskoye nằm ở khu vực trung tâm của Pripyat Trough ở quận Rechitsa, Gomel Oblast. Aleksandr Grudinin – Phó Giám đốc Thăm dò Địa chất tại Viện Nghiên cứu và Thiết kế Dầu mỏ Belarus BelNIPIneft, cho biết địa điểm này có dầu nhẹ tốt, dễ sản xuất hơn và không cần sử dụng thêm công nghệ để khai thác.
Trong vòng hai năm tới, công ty sẽ khoan thêm 12 giếng thăm dò triển vọng hơn nhằm phát hiện ra các mỏ mới.
Theo thống kê trên thế giới, trung bình 3-4 trong số 10 giếng thăm dò trở thành mỏ dầu sản xuất thương mại. Ở Belarus, tỷ lệ này cao hơn một chút – khoảng 60%.
Công ty có kế hoạch sản xuất tổng cộng 1,73 triệu tấn dầu vào năm 2021.
Video đang HOT
Tập đoàn công nghiệp Belarus Belorusneft được thành lập vào năm 1966. Công ty chuyên về thăm dò, tìm kiếm và phát triển các mỏ dầu, khoan giếng, khai thác dầu và khí. Belorusneft cũng cung cấp các dịch vụ công nghiệp dầu mỏ ở các quốc gia khác.
Bàn giải pháp nâng cao vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước
Mặc dù nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản của Nhà nước, song hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế.
Do đó, cần có những giải pháp "giải bài toán" này, để nâng cao vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế.
Đây là nội dung được trao đổi, thảo luận tại hội thảo "Giải pháp quản trị tài chính và đầu tư nhằm nâng cao vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong phát triển kinh tế", do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 31/3.
Hiệu quả hoạt động còn hạn chế
Ông Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, sau hơn 30 năm thực hiện sắp xếp, đổi mới khu vực DNNN với biện pháp trọng tâm là cổ phần hóa, số lượng DNNN đã giảm nhiều, song khu vực này vẫn nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, tạo nguồn doanh thu và đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước. Cụ thể, hiện nay số lượng DNNN không lớn, chỉ chiếm khoảng 0,07% số doanh nghiệp (DN) cả nước, nhưng đóng góp tới 7% tổng tài sản, 10% tổng vốn các DN trên thị trường và hơn 30% GDP, chưa kể tới đóng góp về lao động, việc làm và vai trò điều tiết, ổn định thị trường khi có bất ổn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh...
Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng bảo đảm vai trò của mình trong nền kinh tế, các chuyên gia tại hội thảo cho rằng sự phát triển khu vực DNNN đã và đang đặt ra không ít vấn đề như hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của DNNN còn hạn chế, chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ. Cụ thể, hiện nay DNNN đóng góp gần 40% GDP, phần còn lại 60% GDP là đóng góp từ DN tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong khi đó khoảng 60% nguồn lực xã hội đang tập trung cho DNNN, như vậy, khu vực DNNN sử dụng vốn chưa hiệu quả.
Bên cạnh đó, cơ chế quản trị DN còn chậm đổi mới, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, tính công khai, tính minh bạch còn hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến cũng còn hạn chế khi hiện nay phần lớn DN công nghiệp Việt Nam vẫn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ...
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: D.T
Lấy ví dụ minh chứng về những tồn tại, hạn chế của DNNN, ông Nguyễn Đức Trung - Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, như trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, hiệu quả hoạt động của DNNN trong lĩnh vực này còn rất hạn chế, đóng góp chủ yếu là từ DN tư nhân và DN FDI.
Cụ thể như trong ngành điện tử, 95% kim ngạch xuất khẩu đến từ khối DN FDI. Trong ngành dệt may, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng chiếm vị trí quan trọng nhưng chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, tính lan tỏa và giá trị gia tăng không cao, chưa có tác động bền vững đối với môi trường.
Đối với ngành công nghiệp hóa chất, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) chủ yếu tập trung vào hóa chất tiêu dùng, chưa thực sự có nhiều ý nghĩa để thực hiện vai trò dẫn dắt, lan tỏa.
Đối với ngành thép, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) khả năng cạnh tranh thấp, chi phí sản xuất cao, năng suất thấp.
Đối với ngành cơ khí, DNNN hoạt động cũng còn yếu kém. Ví dụ: Tổng công ty Cơ khí xây dựng, Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp đều lỗ. Tổng công ty Máy và Thiết bị nông nghiệp (VEAM) hoạt động hiệu quả không phải do hoạt động sản xuất kinh doanh mà chủ yếu là từ chia lãi liên doanh...
Cần tạo hành lang pháp lý để doanh nghiệp nhà nước thực hiện đổi mới sáng tạo
Theo các chuyên gia tại hội thảo, thực trạng một số DNNN quy mô lớn hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế nhưng vẫn chưa thực sự phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân.
Trước hết, theo ông Nguyễn Đức Trung, hiệu quả hoạt động của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, năng lực cạnh tranh, đặc biệt cạnh tranh quốc tế còn hạn chế, xuất phát từ việc DNNN chưa phát huy hết tính chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã quy định chi tiết về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với DNNN.
Tuy nhiên trên thực tế, các quy trình, thủ tục của cơ quan đại diện chủ sở hữu thường có độ trễ nhất định, trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đòi hỏi phải đưa ra những quyết định nhanh, kịp thời để đón cơ hội đầu tư. Đồng thời, một số cơ chế, chính sách (như các văn bản quy định về tiền lương, quỹ khoa học công nghệ của DNNN...) chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động của DN... Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và vai trò của DNNN.
Hai là, hiện nay một số cơ quan đang được giao quản lý DNNN (như Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN và bộ quản lý ngành), tuy nhiên, chưa có một văn bản nào quy định rõ một cơ quan có nhiệm vụ quản lý chung đối với hệ thống DNNN.
Ba là, một số DNNN được giao một khối lượng tài sản rất lớn để kinh doanh, nhưng hệ thống quản lý, giám sát không theo kịp với yêu cầu thực tiễn, thiếu hiệu lực và kém hiệu quả, dẫn tới không ngăn ngừa và cảnh báo được các nguy cơ làm DN bị thua lỗ, mất vốn nhà nước. Bên cạnh đó, chưa chú trọng đến trách nhiệm giải trình của người đứng đầu đối với tiến trình sắp xếp, đổi mới và kết quả hoạt động của DNNN.
Đặc biệt, theo ông Nguyễn Quang Tuấn - Ban Nghiên cứu sản xuất, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), các DNNN vẫn bị cản trở tham gia vào đầu tư mạo hiểm, đổi mới sáng tạo. Mặc dù Đảng đã có chủ trương "có chính sách cho DNNN đầu tư phát triển công nghệ, đầu tư mạo hiểm và đầu tư vào đổi mới sáng tạo", song chưa được thể chế hóa...
Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Quang Tuấn đưa khuyến nghị, trước hết, cần mở rộng quyền tự chủ cho DNNN, chuyển đổi chính sách từ quản lý đầu vào sang quản lý mục tiêu và quản lý dựa trên kết quả.
Cùng với đó, cần nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, đẩy mạnh đổi mới tư duy trong việc xây dựng nhà nước kiến tạo, nhà nước phục vụ; hỗ trợ tốt hơn đối với DN trong công tác dự báo, định hướng cũng như có những cảnh báo tốt đối với DN.
Mặt khác, theo các chuyên gia, cần ban hành các chính sách hướng dẫn cụ thể để DNNN có thể tham gia vào đầu tư mạo hiểm, đầu tư vào đổi mới sáng tạo...; đồng thời, xây dựng và thực thi các chính sách cụ thể để phát triển các DN tiên phong, dẫn dắt về công nghệ bắt nhịp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển kinh tế số...
Công ty SXTMVT Tuấn Vinh xả thải 'bức tử' dòng nước, tôm cá chết hàng loạt Công ty TNHH Sản xuất thương mại vật tải Tuấn Vinh bị phát hiện xả thải ra sông, khiến tôm cá chết hàng loạt. Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã xử phạt Công ty TNHH Sản xuất thương mại vận tải Tuấn Vinh (đặt cơ sở tại huyện Lang Chánh) số tiền 391 triệu đồng vì xả thải ra sông Âm gây...