Belarus nộp đơn xin gia nhập SCO
Quyền Ngoại trưởng Uzbekistan Vladimir Norov ngày 11/7 cho biết Belarus đã gửi đơn xin gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tới các nước thành viên và quá trình gia nhập có thể bắt đầu tại một hội nghị thượng đỉnh sắp tới của tổ chức này ở Samarkand (Uzbekistan).
Các nhà lãnh đạo dự Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) lần thứ 21, theo hình thức trực tuyến, tại thủ đô Dushanbe của Tajikistan, ngày 17/9/2021. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Phát biểu tại một hội nghị ở Moskva (LB Nga), ông Norov xác nhận: “Belarus đã nộp đơn (xin gia nhập SCO). Đến nay, đơn này đã được gửi đến các nước thành viên và nếu đạt được thỏa thuận chung, tôi nghĩ quá trình kết nạp Belarus vào SCO có thể được khởi động tại một hội nghị thượng đỉnh ở Samarkand”. Belarus đang là nước quan sát viên trong SCO.
Ngoài ra, ông Norov cũng cho biết thêm Iran sẽ được kết nạp vào SCO trong năm nay, với một bản ghi nhớ về các nghĩa vụ của nước này dự kiến được ký kết tại hội nghị thượng đỉnh ở Samarkand, diễn ra từ ngày 15-16/9 tới. Iran hiện cũng là nước quan sát viên trong SCO. Uzbekistan đang là Chủ tịch luân phiên SCO trong năm nay.
SCO được thành lập năm 2001 với 6 thành viên ban đầu là Kazakhstan, Trung Quốc, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan và Uzbekistan. Đến nay, số thành viên của tổ chức này đã tăng lên 8 nước, ngoài những quốc gia kể trên còn có Ấn Độ và Pakistan. 4 quốc gia quan sát viên hiện nay, ngoài Belarus và Iran còn có Afghanistan và Mông Cổ. Trong khi đó, 6 quốc gia gồm Azerbaijan, Armenia, Campuchia, Nepal, Thổ Nhĩ Kỳ và Sri Lanka là những đối tác đối thoại của SCO.
Nhật Bản trừng phạt thêm 90 cá nhân, tổ chức của Nga và Belarus
Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 5/7 thông báo Chính phủ nước này đã bổ sung 90 cá nhân và tổ chức của Nga và Belarus vào danh sách trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.
Trụ sở một ngân hàng tại Saint-Petersburg, Nga. Ảnh minh họa. AFP/TTXVN
Cụ thể, gói trừng phạt mới bao gồm việc phong tỏa tài sản của những người liên quan trực tiếp đến "tình hình bất ổn ở miền Đông Ukraine". Ngoài ra, Nhật Bản còn công bố lệnh cấm xuất khẩu sang nước này đối với 65 tổ chức của Nga và 25 tổ chức của Belarus, đồng thời áp đặt lệnh cấm nhập khẩu vàng từ Liên bang Nga.
Bên cạnh đó, từ ngày 5/9, việc cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng Nga cũng bị cấm, trong đó có dịch vụ ủy thác, dịch vụ kế toán/kiểm toán và dịch vụ tư vấn quản lý.
Trong một diến biến khác, Belarus ngày 5/7 cho biết đã phong tỏa cổ phần nước ngoài tại 190 công ty của nước này, gồm EPAM Systems và Lukoil Belarus, nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Một sắc lệnh công bố trên trang thông tin chính thức của Quốc hội cho biết các cổ đông từ các nước có hành động không thân thiện với các thực thể hợp pháp hoặc cá nhân của Belarus sẽ bị cấm ra quyết định đối với cổ phần của mình" trong các công ty của Belarus.
Ukraine nêu danh sách các điều kiện để nối lại đàm phán hòa bình với Nga Ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine đã phản hồi trước những tuyên bố của điện Kremlin về việc nối lại đàm phán bằng cách cung cấp danh sách các điều kiện để Ukraine sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán một lần nữa. Ông Podolyak đã viết trên Twitter các điều kiện trên bao gồm: "Lệnh ngừng...