Belarus dội gáo nước lạnh ngay trong cuộc điện đàm của ngoại trưởng Mỹ
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko khẳng định trong cuộc điện đàm hôm 24-10 với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rằng Belarus và Nga sẵn sàng phản ứng chung với các mối đe dọa từ bên ngoài.
Tổng thống Lukashenko đang đối mặt viễn cảnh một cuộc đình công toàn quốc có thể bắt đầu vào ngày 26-10 theo sau tối hậu thư của giới lãnh đạo đối lập.
Tổng thống Lukashenko đến giờ vẫn phớt lờ tối hậu thư trên và không cho thấy ông sẽ từ chức. Các cuộc biểu tình phản đối nhà lãnh đạo 66 tuổi đã nổ ra sau khi ông tái đắc cử trong cuộc bầu cử ngày 9-8 bị phe đối lập mô tả là gian lận.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác nhận cuộc điện đàm nêu trên, đồng thời cho biết thêm: “Ngoại trưởng Pompeo yêu cầu Belarus trả tự do ngay lập tức cho công dân Mỹ Vitali Shkliarov bị bắt giữ sai trái. Ngoại trưởng Pompeo còn tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với khát vọng dân chủ của người dân Belarus”.
Cùng ngày, hãng tin Interfax khẳng định: “Nga không can thiệp vấn đề nội bộ của Belarus. Belarus và Nga sẵn sàng ứng phó chung với các mối đe dọa đến từ nước ngoài đang hiện hữu”.
Video đang HOT
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, giao tranh giữa các lực lượng Azerbaijan và dân tộc thiểu số Armenia liên quan đến khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh vẫn nổ ra vào ngày 24-10, một ngày sau khi các cuộc đàm phán hòa giải xung đột diễn ra ở thủ đô Washington.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan hôm 23-10 cho biết đụng độ tiếp diễn tại và quanh khu vực Nagorno-Karabakh, vùng lãnh thổ thuộc Azerbaijan nhưng do dân tộc thiểu số Armenia kiểm soát. Trong ngày 23 và 24-10, các chiến dịch quân sự vẫn diễn ra ở Aghdere, Khojavend, Fizuli, Hadrut và Gubadli, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết thêm.
Cơ quan Quốc phòng Nagorno-Karabakh hôm 24-10 khẳng định lượng binh sĩ Armenia thiệt mạng kể từ khi đợt giao tranh mới nhất nổ ra vào ngày 27-9 đã tăng thêm 36 người, lên tổng cộng 963 người.
Đợt pháo kích mới nhất đã buộc cư dân Stepanakert, thủ phủ của Nagorno-Karabakh, phải tìm nơi trú ẩn. Giới chức Nagorno-Karabakh khẳng định những thành phố khác trong vùng lãnh thổ tranh chấp cũng bị pháo kích của Azerbaijan nhắm mục tiêu.
Azerbaijan và Armenia cáo buộc nhau pháo kích dân thường. Ảnh: AP
Giới chức Azerbaijan cáo buộc Armenia pháo kích Terter và những khu vực khác của vùng Gubadli vào rạng sáng 24-10 (giờ địa phương), khiến một thiếu niên thiệt mạng.
Trước đó, vào ngày 23-10, Ngoại trưởng Pompeo đã gặp riêng bộ trưởng ngoại giao của Azerbaijan và Armenia trong nỗ lực mới nhất nhằm chấm dứt xung đột, sau khi 2 lệnh ngừng bắn do Moscow xúc tiến sụp đổ. Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, kể từ khi nổ ra vào ngày 27-9, đợt đụng độ mới nhất đã khiến 5.000 người thiệt mạng.
Tổng thống Ilham Aliyev khẳng định với báo Le Figaro rằng Azerbaijan sẵn sàng đàm phán, song đổ lỗi cho những hành động của Armenia là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thù địch tiếp diễn. Trong khi đó, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nói rằng ông không thấy bất cứ giải pháp ngoại giao nào khả thi ở thời điểm hiện tại.
Thỏa thuận ngừng bắn lâu dài ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh dường như còn xa vời. Ảnh: AP
Anh và Canada áp đặt trừng phạt với Belarus
Ngày 29/9, Anh và Canada đã áp đặt trừng phạt đối với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko do cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Đông Âu này.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoài Tổng thống Lukashenko, con trai ông và một số nhân vật cấp cao khác trong chính quyền Belarus cũng nằm trong diện trừng phạt. Dự kiến các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ thông qua các lệnh trừng phạt nhằm vào Tổng thống Lukashenko và các quan chức hàng đầu khác của Belarus tại một hội nghị dự kiến diễn ra trong tuần này.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc gặp với lãnh đạo phe đối lập Belarus Svetlana Tikhanovskaya tại thủ đô Vilnius của Litva. Tại cuộc gặp, nhà lãnh đạo Pháp đã ngỏ ý làm trung gian hòa giải cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Tình hình Belarus bất ổn kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 9/8. Theo kết quả chính thức do Ủy ban Bầu cử trung ương Belarus công bố, Tổng thống Alexander Lukashenko tái đắc cử với 80,1% số phiếu ủng hộ, trong khi ứng cử viên đối lập Svetlana Tikhanovkskaya chỉ được 10,12%. Nữ chính khách này đã không công nhận kết quả bầu cử. Sau đó, nhiều cuộc biểu tình phản đối chính phủ diễn ra tại nhiều thành phố đã biến thành xô xát với cảnh sát. Ngày 31/8, Tổng thống Lukashenko đã thảo luận kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi hiến pháp, tập trung vào việc cải cách hệ thống tòa án và bác bỏ những lời kêu gọi của phe đối lập quay trở lại hiến pháp năm 1994.
Ngày 23/9 vừa qua, Tổng thống Lukashenko đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới. Tuy nhiên, EU từ chối công nhận ông Lukashenko là tổng thống hợp pháp của Belarus. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định Belarus đang trong tình cảnh khó khăn và đối mặt với sức ép chưa từng thấy từ bên ngoài.
Tổng thống Lukashenko đã từng khẳng định rằng kịch bản "cách mạng màu" có sự can thiệp của yếu tố bên ngoài đang được sử dụng để chống lại đất nước Belarus, đồng thời cũng lên án việc phương Tây ủng hộ phe đối lập Belarus trên phương diện quân sự, với bằng chứng là việc điều động quân đội các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến biên giới Belarus. Tổng thống Lukashenko coi sự ủng hộ của các nước phương Tây đối với phe đối lập là sự can thiệp trực tiếp vào tình hình ở Belarus.
Tổng thống Belarus bất ngờ tuyên thệ nhậm chức Alexander Lukashenko tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ tổng thống thứ sáu tại buổi lễ không được thông báo trước tại Minsk. "Ông Alexander Lukashenko nhậm chức tổng thống Belarus hôm nay trong buổi lễ tại Dinh Độc lập", hãng thông tấn nhà nước Belarus Belta ngày 23/9 đưa tin. Lukashenko, 66 tuổi, đặt tay phải lên cuốn hiến pháp và tuyên thệ...