Belarus định “âm thầm” giữ hàng nghìn đầu đạn hạt nhân Liên Xô để làm gì?
Sau khi Liên Xô giải thể, Belarus đã sở hữu hàng nghìn đầu đạn hạt nhân và kỳ vọng đây sẽ là “vốn” để Belarus “nói chuyện” với “anh lớn” Nga và Mỹ. Nhưng sự thật lại không như vậy, những vũ khí hạt nhân này lại có số phận “bi thảm”.
Theo hãng thông tấn Spunik Nga, cựu Chủ tịch Quốc hội Belarus Stanislav Shushkevich mới đây cho biết, khi Liên Xô tan rã, Belarus thực sự sở hữu vũ khí hạt nhân có thể tùy thời tiêu diệt bất cứ quốc gia châu Âu nào. Nếu Belarus không trả lại tất cả vũ khí hạt nhân (nợ nước ngoài) cho Nga thì Belarus sẽ trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ tư trên thế giới. Với hơn 1.000 đầu đạn hạt nhân và 81 tên lửa liên lục địa Topol được giữ lại, Belarus đủ sức phá hủy châu Âu.
Belarus đã từng sở hữu hàng nghìn đầu đạn hạt nhân và nhiều tên lửa liên lục địa có thể tiêu diệt bất cứ quốc gia châu Âu nào. Nguồn: Sohu.
Tương tự Belarus, nếu như Ukraine không phá hủy 1.300 đầu đạn hạt nhân sau khi Liên Xô tan rã, thì nước này không chỉ trở thành cường quốc hạt nhân thứ 3 trên thế giới, mà còn không rơi vào tình trạng hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, trước khi ký kết Hiệp ước Belovezh năm 1991 (Hiệp ước về việc giải thể Liên Xô và thành lập SNG), cả Ukraine và Belarus đều đã đồng ý hủy bỏ vũ khí hạt nhân vô điều kiện.
Trong bối cảnh khi đó, Liên Xô đã để lại vũ khí hạt nhân cho Belarus, nhưng với với nền kinh tế gần như “cạn kiệt” và là “hàng xóm” của “anh lớn” Nga, Belarus không thể một mặt duy trì đe dọa hạt nhân, mặt khác lại yêu cầu Nga hỗ trợ Belarus duy trì và bảo đảm những vũ khí hạt nhân này luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Ông Shushkevich cũng cho biết, nhiều người đã chỉ trích việc Belarus khi đó từ bỏ vũ khí hạt nhân là hành động “ngu xuẩn”. Tuy nhiên, thực tế là Belarus đã phản đối Nga thì làm sao có thể giữ lại vũ khí hạt nhân? Những người lãnh đạo tối cao của Belarus từ năm 1991-1994 đã chỉ trích ông Shushkevich “nhu nhược” khi không cố gắng giữ lại vũ khí hạt nhân. Tổng thống Belarus hiện nay ông Lukashenko vẫn luôn cho rằng: Thật là sai lầm khi Belarus từ bỏ vũ khí hạt nhân. Nếu bây giờ Belarus có vũ khí như vậy, các quốc gia khác sẽ nói chuyện với Belarus theo cách khác, sẽ không dám “tùy tiện chỉ tay” vào Belarus.
Video đang HOT
Chính phủ Belarus từng có ý định “âm thầm” giữ lại những vũ khí hạt nhân chiến lược của Liên Xô. Nguồn: Sohu.
Ông Shushkevich cũng tiết lộ, vào thời điểm khi Liên Xô tan rã, Chính phủ Belarus khi đó đã có ý định “âm thầm” giữ lại những vũ khí hạt nhân chiến lược và chỉ hủy bỏ một số loại vũ khí có khả năng răn đe thấp để có thể làm đối trọng với Nga và Mỹ. Tuy nhiên, đây là một ý tưởng “hoang đường” và do nợ của Nga và Hiệp ước Belovezh cũng như việc Mỹ không khi nào dừng giám sát, nên Belarus cùng Ukraine phải phá hủy vũ khí hạt nhân của mình theo các Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân.
Ý tưởng này là tốt, nhưng không thực tế. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga trở thành “hàng xóm” của Belarus, trong tình hình này, dù cho quan hệ 2 nước tốt đến thế nào thì Nga cũng không muốn một quốc gia láng giềng chỉ vài nghìn người lại sở hữu đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, những vũ khí hạt nhân này được triển khai ở Belarus và Ukraine, nhưng hầu hết các công nghệ và linh kiện đều đến từ Nga.
Ngay cả khi Belarus và Ukraine đủ kinh phí duy trì vũ khí hạt nhân thì 2 quốc gia này cũng không thể làm “hài lòng” Nga để Nga giúp duy trì khả năng răn đe hạt nhân. Nói tóm lại, cả Belarus và Ukraine đều thực sự muốn giữ lại vũ khí hạt nhân cho mình, nhưng điều kiện không cho phép, đặc biệt là dưới sự “đe dọa” của Nga, 2 quốc gia này buộc phải từ bỏ số vũ khí này, đây là điều “bất đắc dĩ”.
Đức Trí (lược dịch)
Theo infonet.vn
Tỷ lệ ủng hộ xuống thấp kỷ lục, liên minh Nga - Belarus sắp tan vỡ?
Với những diễn biến xảy ra liên tiếp gần đây, khả năng nhà nước liên minh Nga - Belarus sẽ tan vỡ trong tương lai gần là điều đã được dự báo trước.
Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Belarus đã công bố dữ liệu của cuộc thăm dò xã hội học mới nhất, cho thấy số người ủng hộ sự hội nhập giữa Belarus và Nga đã giảm xuống mức tối thiểu trong lịch sử, chỉ chiếm có 7,7%.
Mặc dù thực tế là NATO tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự gần biên giới Belarus và vài ngày trước, xe tăng cùng máy bay quân sự của Mỹ đã tiến hành cuộc tập trận chỉ cách biên giới Belarus 8 km nhưng người dân nước này không coi đây là nguy cơ.
Trong trường hợp trưng cầu dân ý cho liên minh giữa Nga và Belarus, chỉ có khoảng 750.000 người lên tiếng ủng hộ trên tổng dân số 9,8 triệu người, chiếm khoảng 7,7%.
Số người ủng hộ Belarus gia nhập Liên bang Nga là 7,7%. Dữ liệu như là kết quả của một cuộc khảo sát xã hội học thực hiện trong năm nay đã được ghi nhận bởi Viện Xã hội học của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.
Có tới 49,9% công dân của đất nước tin rằng Belarus nên giữ vị thế một quốc gia độc lập và xây dựng mối quan hệ với Nga trên cơ sở các điều ước quốc tế. Trong khi đó 36,1% số người được hỏi tin rằng hai nước nên tương tác với nhau trên cơ sở liên minh bình đẳng với việc tạo ra các cơ quan quản lý siêu quốc gia.
Quan hệ Nga - Belarus đang trải qua thời kỳ sóng gió. Ảnh: TASS.
Trước đó Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tuyên bố rằng ông phản đối một cách rõ ràng việc triển khai các căn cứ quân sự của Nga trên lãnh thổ nước này và cũng chỉ trích vấn đề thống nhất với Nga.
Đây được xem là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy nhà nước liên minh Belarus - Nga có nguy cơ tan vỡ trong tương lai gần và không thể sáp nhập theo mô hình Liên Xô trước kia.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên được cho là có liên quan chặt chẽ tới chính sách hướng Tây của Belarus, khi quốc gia này mở rộng quan hệ với Liên minh châu Âu - EU và khối quân sự NATO.
Theo đánh giá, việc đẩy mạnh hợp tác với phương Tây sẽ giúp nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống người dân cũng như tăng cường tiềm lực kinh tế cho Belarus.
Belarus đang thực hiện chính sách dần nghiêng hẳn về phương Tây. Ảnh: TASS.
Trong quan hệ với Nga, Belarus liên tục tỏ ra không hài lòng khi nước Nga luôn ra vẻ "bề trên" và "ban phát" cho Minsk những lợi ích kinh tế và quốc phòng mà đáng ra họ phải thực hiện theo hiệp ước liên minh.
Điển hình là gần đây Belarus đã lên tiếng chỉ trích nặng nề hợp đồng bán tiêm kích Su-30SM với giá rất cao mà Nga ép buộc đồng minh chiến lược phải chấp nhận.
Thậm chí Belarus đã tính tới biện pháp trả đũa đó là ngừng cung cấp xe tải hạng nặng MZKT-79221 cho Nga, đây là phương tiện vận chuyển tên lửa chiến lược RS-24 Yars, khiến vũ khí này có nguy cơ "nằm đất".
Nếu không có một sự thay đổi lớn từ phía Nga, viễn cảnh quan hệ Nga - Belarus trở nên xấu dần và bước vào tình trạng đối đầu tương tự trường hợp Moskva - Kiev là điều có thể nhìn thấy trước.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiepvn.vn
Nga - Belarus lập Nhà nước liên minh: Dễ ước nguyện, khó toại nguyện Belarus có tuyên bố "đột phá" sau 20 năm khi quyết tâm tiến tới xây dựng Nhà nước liên minh. Thực chất ý đồ của các ông Putin và Lukashenko là gì? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam. Ông Putin và ông Lukashenko nhất trí khởi động lại một ý tưởng từ cách đây 20 năm. (Nguồn: AFP) Theo lời...