Belarus có thể chứa vũ khí hạt nhân theo đề xuất sửa đổi hiến pháp
Belarus vừa công bố những đề xuất sửa đổi hiến pháp mở ra khả năng chứa vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước này.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars trong cuộc duyệt binh tại Nga. Ảnh REUTERS
Belarus ngày 27.12 đăng tải những đề xuất sửa đổi hiến pháp trên website chính phủ, trong đó có đề xuất mở ra khả năng cho phép chứa vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước này.
Theo đài RT, hiến pháp hiện tại của Belarus, được sửa đổi lần gần nhất vào năm 2004, nêu rằng Belarus phải đặt mục tiêu để trở thành nước không có hạt nhân và trung lập.
Tuy nhiên, đoạn văn bản này đã bị bỏ đi trong bản hiến pháp sửa đổi được đề xuất và thay bằng tuyên bố “loại trừ hành động xâm lược quân sự từ lãnh thổ chống lại những nước khác”.
Video đang HOT
Việc chứa vũ khí hạt nhân đã được giới lãnh đạo Belarus nhắc đến trong thời gian gần đây. Trong cuộc phỏng vấn hồi cuối tháng 11, Tổng thống Alexander Lukashenko tuyên bố sẽ đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa vũ khí hạt nhân trở lại Belarus nếu Mỹ đưa vũ khí hạt nhân đến Đông Âu, theo AP.
Nga rút vũ khí hạt nhân từ Belarus về nước từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Ông Lukashenko cho hay Belarus vẫn bảo quản cẩn thận các cơ sở hạ tầng quân sự từ thời Liên Xô. Ngoại trưởng Belarus Vladimir Makei hôm 18.12 cũng nhắc lại khả năng chứa vũ khí hạt nhân của Nga nếu NATO đưa vũ khí hạt nhân đến Ba Lan.
Tổng thống Alexander Lukashenko có thể cầm quyền đến năm 2035 nếu hiến pháp sửa đổi được thông qua. Ảnh REUTERS
Một đề xuất khác trong hiến pháp sửa đổi nêu rằng quốc hội sẽ cân nhắc điều lực lượng vũ trang tham gia hành động an ninh tập thể hoặc gìn giữ hòa bình ở nước ngoài nếu tổng thống đề nghị.
Hiến pháp sửa đổi cũng đặt ra quy định nhiệm kỳ đối với tổng thống. Theo đó, tổng thống bị giới hạn giữ chức tối đa trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp, mỗi nhiệm kỳ 5 năm. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng với tổng thống mới đắc cử, qua đó mở ra khả năng cho phép ông Lukashenko tiếp tục tại vị cho đến năm 2035, khi nhiệm kỳ hiện tại của ông kết thúc vào năm 2025. Nhà lãnh đạo này đã giữ chức tổng thống trong hơn 27 năm.
Belarus sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về những thay đổi này vào tháng 2.2022. Để được thông qua, đề xuất phải được hơn 50% cử tri ủng hộ và tỷ lệ người đi bỏ phiếu phải đạt ít nhất 50% dân số.
Belarus bất ngờ trục xuất đại sứ Pháp
Việc trục xuất đại sứ Pháp Nicolas de Lacoste tại Belarus được cho là liên quan đến căng thẳng quan hệ giữa phương Tây và chính quyền Tổng thống Alexander Lukashenko, người vừa tuyên thệ nhiệm kỳ thứ 6.
Đại sứ Pháp Nicolas de Lacoste (ảnh) đã rời Belarus ngày 17-10 - Ảnh: France24
"Bộ Ngoại giao Belarus đã yêu cầu ngài đại sứ rời đi trước ngày 18-10. Đại sứ Nicolas de Lacoste đã rời Belarus hôm nay" - Hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn Đại sứ quán Pháp nói ngày 17-10.
Phía Đại sứ quán Pháp không nói rõ vì sao ông de Lacoste bị trục xuất.
Tuy nhiên, theo truyền thông Belarus, nguyên do vì đại sứ Pháp đã không gặp ông Lukashenko để trình quốc thư mà lại trao quốc thư cho Ngoại trưởng Belarus Vladimir Makei, điều này khiến ông Lukashenko bị "mất mặt".
Pháp và nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) khác không công nhận việc ông Lukashenko đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Belarus hồi tháng 8-2020.
Châu Âu và Mỹ đã áp một loạt biện pháp trừng phạt lên chính quyền Belarus sau các cuộc biểu tình phản đối ông Lukashenko.
Trong khi đó, nhà lãnh đạo 67 tuổi của Belarus cáo buộc các nước phương Tây tìm cách kích động bạo lực hòng lật đổ chính phủ nước này. Minsk cũng đã cắt đứt quan hệ với nhiều quốc gia phương Tây trong vài tháng qua.
Tháng 3-2021, Belarus cũng trục xuất đại sứ và toàn bộ nhân viên Đại sứ quán Latvia vì nước này treo cờ của phe đối lập Belarus bên ngoài khách sạn tại Riga, nơi lưu trú của các đội tuyển quốc gia tham dự Giải vô địch khúc côn cầu trên băng thế giới.
Tháng 8-2021, Minsk cũng thu hồi quyết định chấp thuận bà Julie Fisher làm đại sứ Mỹ tại Belarus, và yêu cầu Washington giảm số nhân viên ngoại giao tại đại sứ quán ở Belarus xuống còn 5 người.
Động thái này nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh vừa áp đặt ngày 9-8 nhắm vào công ty khai thác kali khổng lồ của Belarus, Ủy ban Olympic quốc gia Belarus, hàng chục cá nhân và công ty tư nhân có quan hệ với chính quyền ông Lukashenko
EU nhất trí các biện pháp trừng phạt Belarus Hãng tin AFP ngày 21/6 dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về các biện pháp trừng phạt đối với các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Belarus trong bối cảnh khối này gia tăng áp lực lên Tổng thống Alexander Lukashenko sau vụ một máy bay của...