Belarus bổ nhiệm tân Đại sứ tại Nga
Ngày 22/7, hãng thông tấn quốc gia Belta đưa tin Belarus đã bổ nhiệm tân Đại sứ của nước này tại Nga, trong bối cảnh Moskva và Minsk tiếp tục thúc đẩy quan hệ chặt chẽ.
Ông Dmitry Krutoi được bổ nhiệm làm tân Đại sứ của Belarus tại Moskva. Ảnh: belta.by
Belta dẫn thông báo từ Văn phòng báo chí thuộc Phủ Tổng thống Belarus cho hay trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin ngày 22/7, Tổng thống Alexander Lukashenko tuyên bố hai nhà lãnh đạo đã nhất trí bổ nhiệm ông Dmitry Krutoi làm tân Đại sứ của Belarus tại Moskva.
Ông Krutoi giữ chức Phó Chánh văn phòng Tổng thống Belarus và từng tham gia các dự án hội nhập với Nga. Ông sẽ thay thế vị trí của nhà ngoại giao kỳ cựu Vladimir Semashko – Đại sứ Belarus tại Nga từ năm 2018.
Video đang HOT
Quan hệ giữa Nga và Belarus đang rất tốt đẹp, như đánh giá của Đại sứ Nga tại Minsk (Belarus) Boris Gryzlov hồi tháng 6 vừa qua. Trong bài phát biểu thông điệp qua video gửi tới Diễn đàn khu vực Nga – Belarus lần thứ 9 ngày 1/7, Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko cũng nhấn mạnh hai nước đang đoàn kết phản ứng hiệu quả đối với những thách thức từ bên ngoài.
Nhà lãnh đạo Nga khẳng định hợp tác giữa các chủ thể Liên bang Nga và các khu vực của Cộng hòa Belarus là một trong những nền tảng của quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa hai nước và là đầu tàu của quan hệ hợp tác kinh tế gần gũi và cùng có lợi, qua đó thương mại song phương đạt mức 40 tỷ USD trong năm 2021.
Belarus nêu quan điểm về vấn đề công nhận hai nước cộng hoà tự xưng ở đông Ukraine
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng tin AFP ngày 21/7, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết nước này sẽ chính thức công nhận nền độc lập của các nước cộng hòa tự xưng ở đông Ukraine gồm Donetsk và Lugansk nếu điều này cần thiết.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Lukashenko đã đưa ra câu trả lời trên sau khi hãng thông tấn Pháp hỏi tại sao Belarus lại chưa công nhận Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng là các quốc gia độc lập, hay tại sao không công nhận Crimea là một phần của Nga.
Crimea đã bỏ phiếu để gia nhập Nga vào năm 2014. Donetsk và Lugansk tuyên bố độc lập vào cuối năm đó. Nga đã công nhận hai nước cộng hòa tự xưng này vào tháng 2.
Cụ thể, Tổng thống Lukashenko nói: "Không cần thiết phải công nhận. Nhưng nếu Crimea, Lugansk, Donetsk cần thực phẩm, gạch, xi măng, hỗ trợ tái thiết..., chúng tôi sẽ giúp họ. Chúng tôi sẽ công nhận họ nếu cần, nếu việc này có ý nghĩa. Nhưng sẽ có gì khác biệt ngày hôm nay nếu tôi công nhận họ một cách công khai? Chúng tôi hợp tác với Crimea, Lugansk và Donetsk có nghĩa là chúng tôi công nhận họ trên thực tế".
Nhà lãnh đạo Belarus nói thêm: "Tất cả những suy đoán về việc tôi công nhận hay không công nhận các khu vực này chỉ là những lời nói suông. Tôi sẽ công nhận họ qua một sắc lệnh tổng thống, nếu cần... Tôi sẽ giúp Lugansk và Donetsk. Tôi sẽ giúp Crimea. Chúng tôi hợp tác với họ, chúng tôi không che giấu điều đó".
Tổng thống Lukashenko cũng nói với AFP rằng Ukraine có thể chấm dứt xung đột ngay ngày mai nhưng những nước hỗ trợ Ukraine ở phương Tây không cho phép. Khi được hỏi về tình trạng của Donetsk, Lugansk và các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Nga, như Kherson, nhà lãnh đạo Belarus cho biết số phận của các khu vực này đã được định đoạt trước.
Tới nay, ngoài Nga, có Syria và Triều Tiên đã công nhận độc lập của Lugansk và Donetsk.
Trước đó, trong bài phát biểu qua video gửi tới Diễn đàn khu vực Nga-Belarus lần thứ 9 ngày 1/7, Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Lukashenko nhấn mạnh hai nước đang đoàn kết phản ứng hiệu quả đối với những thách thức từ bên ngoài.
Nhà lãnh đạo Nga khẳng định hợp tác giữa các chủ thể Liên bang Nga và các khu vực của Cộng hòa Belarus là một trong những nền tảng của quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa hai nước và là đầu tàu của quan hệ hợp tác kinh tế gần gũi và cùng có lợi, qua đó thương mại song phương đạt mức 40 tỷ USD trong năm 2021. Nga cũng sẵn sàng hỗ trợ thực hiện một số dự án đầu tư của Belarus nhằm tạo ra các ngành công nghiệp mới và hiện đại hóa hiện có ở hai nước.
Ông Putin cho rằng áp lực chính trị và trừng phạt chưa từng có từ phương Tây đang thúc đẩy hai nước đẩy nhanh quá trình thống nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại do các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp gây ra, dễ dàng làm chủ việc sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu, phát triển năng lực mới và mở rộng hợp tác với các nước hữu nghị.
Nga sẽ ra các điều kiện khó khăn hơn khi nối lại đàm phán với Kiev Moskva sẽ đưa ra các điều kiện khó khăn hơn nếu các cuộc đàm phán với Kiev được nối lại. Cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine diễn ra ở biên giới với Belarus hồi tháng 3/2022. Ảnh: DW Nghị sĩ Leonid Slutsky, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do Nga (LDPR) và cũng là thành viên của phái đoàn Nga tham dự...