Beeline bắt đầu khai thác thương hiệu MU
Chú gà con Beeline cầm điện thoại chuyển sang đá bóng và khoác chiếc áo biểu tượng của MU 23 suất đi Anh để xem bóng đá… Beeline đang tận dụng hình ảnh của “Quỷ đỏ” để làm cú “lội ngược dòng” vào thị trường viễn thông Việt.
Giao điện bán hàng thay đổi, sắc màu vàng đen xen lẫn màu đỏ rực của Câu lạc bộ bóng đá lừng danh Manchester United, hãng viễn thông thứ 7 tại Việt Nam – Beeline bắt đầu khai thác triệt để thương hiệu của MU, sau gần 3 tuần hợp đồng giữa 2 bên được ký kết.
Lễ ký kết hợp tác thương mại giữa Beeline và MU.
Sáng 8/9, Beeline bắt đầu âm thầm nhắn tin cho từng thuê bao di động về các chính sách mà hãng sẽ áp dụng khi hợp tác với Câu lạc bộ lừng danh Manchester United. Theo đó, từ ngày 7/9 đến hết ngày 7/10, các thuê bao Beeline được phép tải miễn phí hình ảnh, video và các tin nóng về đội bóng MU.
Video đang HOT
Ngoài ra, các thuê bao Beeline nằm trong độ tuổi từ 16 trở lên còn được tham gia bốc thăm quay số với 23 chuyến du lịch trọn gói đi Anh để xem giải ngoại hạng Anh tại Sân Old Trafford. Người dùng di động có thể đăng ký tham gia tại website của hãng để tham gia bốc thăm theo hàng tuần, trong thời gian từ 5/9 đến hết ngày 16/2/2012.
Beeline cho hay MU là một thương hiệu bóng đá lớn đang có hàng triệu fan hâm mộ tại Việt Nam. Do vậy, việc hợp tác với câu lạc bộ bóng đá lừng danh này là cách thức Beeline mang lại giá trị nhiều hơn cho người sử dụng di động.
Tới đây, những chiếc sim hay thẻ cào tung ra thị trường cũng sẽ được gắn với hình ảnh của những cầu thủ nổi tiếng của MU. Ngay cả những tấm thiệp mừng, gói quà tặng, áo, mũ bảo hiểm, cà vạt… để tặng cho thuê bao di động của Beeline cũng được gắn với hình ảnh của MU.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bóng đá Việt Nam: Cỗ máy tiêu tiền
Với bóng đá chuyên nghiệp, 1 đội bóng phải tự nuôi sống được chính mình, nhưng liệu đã có đội bóng Việt Nam nào làm được như thế?
B
óng đá và bầu sữa doanh nghiệp
Beeline hợp tác với MU là một thương vụ đình đám, ở đây chúng ta không bàn dưới góc độ kinh tế, mà nhìn nhiều hơn ở góc độ thể thao, soi chiếu vào giải đấu V-League hàng đầu Đông Nam Á của chúng ta.
Việc Beeline hợp tác với MU là chuyện một đội bóng hợp tác với doanh nghiệp, góp phần quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp. Ở Việt Nam ta, chuyện này đã có từ lâu, hay nói không quá, quá trình 10 năm tiến lên chuyên nghiệp của V-League là quá trình mà bóng đá được doanh nghiệp hóa, cổ phần hóa.
Bắt đầu từ Đồng Tâm Long An, HA Gia Lai rồi HN T&T, HP HN, HN ACB, các doanh nhân đua nhau nhảy vào làm bóng đá và làm thay đổi bóng đá. Những đơn vị như Nam Định, nơi vẫn giữ cơ chế bóng đá bao cấp thì giờ đã trôi xuống tận hạng Nhì, tức là chỉ hơn bóng đá phong trào đôi chút.
Ngay như SLNA, nơi vẫn giữ được nhiều nét địa phương, vẫn giữ được yếu tố truyền thống nhất thì cũng phải đến sau khi cổ phần hóa mới có thể thành công với chiếc Cup VĐ vừa có được. Bóng đá không có tiền, không gắn với doanh nghiệp thì không thể phát triển được, hay nói cụ thể hơn là...chỉ có chết.
SLNA thành công khi chuyển đổi mô hình sang cổ phần hóa,
có một doanh nghiệp đứng sau.
Tất nhiên chúng ta không thể so sánh bóng đá Việt Nam và bóng đá Anh, nhưng về cơ bản thì cách làm bóng đá đã mang danh chuyên nghiệp thì phải giống nhau. Nhưng nói như một vị quan chức của VFF, "chuyên nghiệp ở Việt Nam có nhiều nét khác với thế giới".
Đến bao giờ bóng đá mới có thể tự nuôi bóng đáĐặt một câu hỏi là đến bao giờ một đội bóng Việt Nam mới có thể được như MU, tất nhiên không phải là hỏi theo nghĩa đạt đến trình độ của MU ,mà là đạt được một mô hình chuyên nghiệp thực sự, bóng đá tự nuôi bóng đá. Bóng đá Việt Nam qua 10 năm chuyên nghiệp, không lẽ 10 năm nữa vẫn chuyên nghiệp theo kiểu phải có một ông bầu đổ tiền vô tội vạ vào nuôi thì đội bóng mới sống đượcCó hàng loạt những ví dụ tiêu biểu để chỉ ra điều đó, như việc Megastar đã không bắt tay hợp tác với Nam Định, Xuân Thành nhảy vào rồi lại nhảy ra với bóng đá Hà Tĩnh, những cuộc đổi đời đã không thành. Những ông bầu khi mới nhảy vào làm bóng đá thì máu mê, nhiệt huyết, nhưng rồi môi trường bóng đá Việt Nam khiến cho những ông bầu này đôi khi thấy chán.
Ở ĐT Long An bây giờ, chắc chắn bầu Thắng đã bớt đi nhiệt huyết với bóng đá như khi xưa, tương tự như vậy là bầu Đức. Sẽ ra sao nếu đến một lúc nào đó, các ông bầu đồng loạt chán bóng đá, chuyên nghiệp làm sao được nếu không có tiền, và rất nhiều tiền, nhất là ở bóng đá Việt Nam.
Nếu như có một đội bóng nào đó có thể bán vé vào sân để trang trải kinh phí cho đội bóng, may ra có Vicem Hải Phòng. Nhưng khi đội đá kém đi, khán giả đến sân ít đi, thì số tiền bán vé lúc đó liệu có đủ chục tỉ đồng để họ có thể trụ hạng? Lúc khán giả đông nhất, tiền tỉ bán vé đó cũng chưa chắc đã nuôi nổi đội bóng.
Cuối mùa, V-League bị cuốn vào cuộc đua tiền, cứ tiền chục tỉ bỏ ra cho chức VĐ, cho xuất trụ hạng, rồi tiền tỉ đổ ra cho mỗi trận thắng. Bóng đá chuyên nghiệp ở ta chỉ thấy "chi" chứ chẳng thấy thu.
Liệu đến một lúc nào đó, SLNA hay HN T&T thu được một khoản tiền lớn từ quảng cáo, bản quyền truyền hình, bán vé, bán áo đấu hay gắn thương hiệu với một hãng viễn thông nào đó để thu được số tiền cả triệu USD hay không. Hi vọng rằng chuyện đó sẽ sớm xảy ra, để mỗi đội bóng đã khoác lên mình chiếc áo doanh nghiệp và là đơn vị kinh tế sản sinh lợi nhuận đích thực.
Khi nào bóng đá vẫn chưa thể tự sống được, khi đó khó có cái gọi là chuyên nghiệp thực sự
Theo Bưu Điện Việt Nam
Beeline bắt tay với MU: Có thành "cơ hội vàng"? Chấp nhận bỏ ra một số tiền không nhỏ để hợp tác với Manchester United, nhiều chuyên gia viễn thông cho rằng đây là cơ hội vàng nếu biết nắm bắt song cũng lại là "con bài" khá mạo hiểm của Beeline - mạng di động quốc tế duy nhất tại Việt Nam. Nhiều người cho rằng việc hợp tác với MU là...