Beatboxer Minh Kiên được mời làm phóng sự riêng tại Đức
Minh Kiên vừa có chuyến lưu diễn tại Đức và Pháp vừa qua và bất ngờ được tổ chức Beatbox lớn nhất thế giới phỏng vấn và làm riêng một phóng sự về anh.
Năm 2010 vừa qua, Minh Kiên đã có 2 đêm biểu diễn vở kịch mang tên Faces hay còn gọi là Nhiều mặt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Vở kịch được Minh Kiên chuẩn bị kỹ lưỡng và có nhiều ý tưởng mới, sử dụng chất liệu vũ đạo hình thể và một số nghệ thuật khác như beatbox, hát, nhạc cụ Việt Nam… Anh cùng 9 nghệ sĩ khác thể hiện, mỗi nhân vật là những cá tính khác nhau trong cuộc sống nhằm khắc họa một xã hội đang phát triển của Việt Nam. Với sự sáng tạo tinh tế mà 2 biên đạo múa Raphael Hillebrand (Đức) và Sébastien Ramirez (Pháp) dàn dựng, Minh Kiên đã được khán giả đón nhận rất nồng nhiệt và được mời sang Pháp và Đức biểu diễn vào tháng 3/2011 này.
Chuyến lưu diễn ở Pháp ( nhà hát Coulommier) và Đức (Berlin)của Minh Kiên trong thời gian qua khá thành công, được khán giả nơi đây hưởng ứng nồng nhiệt. Đặc biệt là Ban tổ chức mời elip tiếp tục quay lại Đức biểu diễn vào năm sau và tháng 6 tới biểu diễn tại Anh.
Ngoài ra nhà tài trợ và tổ chức của beatboxbattle (giải Beatbox lớn nhất thế giới ) là Bee Low đã đến xem show diễn và bất ngờ về beatbox tại Việt Nam. Ông cũng rất khâm phục tài năng beabox của Minh Kiên và đã làm một phóng sự riêng về anh chàng beatbox điển trai này. Ông cũng hứa sắp tới sẽ tài trợ cho những giải đấu beatbox tại Việt Nam.
Chia sẻ về niềm vui sau chuyến lưu diễn, Minh Kiên cũng bật mí anh đang hoàn tất album đầu tay gồm những sáng tác của riêng mình. Album được MK ấp ủ và thực hiện gần 2 năm qua, đầu tư kỹ lưỡng và có nhiều sáng tạo về mặt hình ảnh cũng như cách phối khí, kết hợp beatbox…
MK chia sẻ một vài hình ảnh trong chuyến lưu diễn của anh:
Video đang HOT
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những chàng trai mê 'nhạc miệng'
Khi tiếng "nhạc miệng" cất lên, gần 30 bạn trẻ say sưa nhún nhẩy theo điệu giai điệu "bụp bụp, chát chát"...
Từ gần 1 tháng nay, tầng 9 nhà C, Trường ĐH Hà Nội đã trở thành "đại bản doanh" của nhóm L8Z, một nhóm bạn trẻ yêu thích, say mê beatbox.
1 số thành viên của L8Z.
Cứ thứ 5, chủ nhật hàng tuần, gần 30 thành viên của nhóm lại có mặt để luyện tập say sưa một thứ âm nhạc còn khá mới mẻ với giới trẻ Việt mang tên beatbox. Beatbox được hiểu nôm na là những âm thanh phát ra từ miệng mô phỏng tiếng trống, đàn, và nhiều nhạc cụ khác.
"Nhiều người gọi đây là sở thích... hâm hâm"
L8Z mới được thành lập từ đầu tháng 11 bởi 3 thành viên là: Vinh Hiển, Đức Anh và Minh Thắng. Cho đến nay mới hơn 1 tháng nhưng nhóm đã "chiêu mộ" được khá nhiều bạn trẻ ở Hà Nội, với nhiều lứa tuổi khác nhau. Trong đó, lớn nhất là 22, nhỏ nhất là 13 tuổi... Theo Nguyễn Vinh Hiển, ĐH Hà Nội, tất cả những bạn trẻ có niềm đam mê beatbox đều có thể tham gia vào câu lạc bộ.
3 trưởng nhóm của L8Z.
"Có người đã tập vài năm, có người mới làm quen với beatbox được vài tháng, nhưng ai đã tập, đã mê thì say như người nghiện. Bất kể lúc nào miệng họ cũng lẩm bẩm những âm điệu bụp, chát, ngay cả trên đường, trong lớp, trong phòng ngủ thậm chí ngay cả... nhà vệ sinh. Vì thế, nhiều người gọi beatbox là sở thích... hâm hâm", Hiển vui vẻ chia sẻ.
Chính vì bị coi là sở thích "hâm hâm" nên không ít bạn trẻ trong nhóm của Hiển gặp phải sự phản đối dữ dội của phụ huynh. Có người lo sợ con em mình không học nổi vì "ôm sách ôn thi ĐH mà miệng không ngừng "phát ra tiếng trống", có người lại sợ "nó cứ bụp chát suốt ngày kiểu này khéo... phát hâm". Phải đến khi được nghe thử những bản beat với nhiều âm thanh nhạc điệu hay không khác gì các dụng cụ âm nhạc, phụ huynh mới tạm yên tâm.
"Đam mê thôi chưa đủ"
Để có thể "diễn", người tập phải trải qua thời gian khổ luyện những âm thanh cơ bản như kick drum, snare drum và hi-hat (đặt theo tên 3 phần cơ bản của dàn trống), nếu tập thường xuyên cũng mất khoảng 1 tháng. Sau đó mới có thể thực hiện những âm thanh khó hơn như nhạc Jazz, nhạc sàn, DJ, hoặc tùy vào khả năng sáng tạo của mỗi người để những đoạn beat hay.
Muốn "diễn", người tập phải trải qua thời gian khổ luyện bền bỉ.
"Thời gian đầu tập do chưa quen lấy hơi nên rất mệt, thậm chí người tập còn có cảm giác chóng mặt, choáng váng và buồn nôn. Nhưng tập dần sẽ quen và không còn cảm giác khó chịu.
Chính vì thế, đam mê thôi chưa đủ, beatbox đòi hỏi phải thường xuyên tập luyện chăm chỉ, kiên trì. Có nhiều bạn nghe bản beat thì rất thích thú hào hứng, nhưng tập được 3, 4 buổi là bỏ cuộc vì không chịu nổi "nhiệt". Nhưng nếu tập được nối thành 1 đoạn thì cảm giác rất hứng khởi, thậm chí "phê" tưởng như muốn nhảy cẫng lên", Lê Minh Thắng, Hà Đông, một leader của nhóm hào hứng nói.
Ngoài ra, theo Thắng, khả năng thẩm thấu âm thanh tốt, một chút năng khiếu và óc sáng tạo cũng là yếu tố giúp người tập rút ngắn thời gian.
Có người yêu nhờ... beat box
Không chỉ thỏa mãn niềm đam mê, Đỗ Đức Anh, Nam Định, một thành viên của L8Z còn coi beatbox như "cầu nối tình yêu" vì nhờ nó mà cậu chàng đã "giữ trọn trái tim" của một cô gái xinh đẹp.
Số là trong một lần diễn beatbox tại chương trình Teen-idol của Nam Định, chàng trai tài năng đã khiến một cô bé mê mệt, coi như thần tượng. "Chẳng biết cô ấy xin nick chat, số điện thoại của em bằng cách nào. Sau một thời gian hai đứa thường xuyên liên lạc, nói chuyện rồi yêu từ lúc nào không hay", Đức Anh ngượng ngùng chia sẻ.
Các thành viên trao đổi kinh nghiệm trong một buổi tập.
Ngoài ra, đa phần thành viên L8Z đều cho rằng, "nhạc miệng" đã đem lại niềm vui, xả stress sau những giờ học căng thẳng.
"Không những thế, beatbox còn giúp bọn em học tốt hơn ấy chứ. Mấy bạn trong nhóm đều đỗ ĐH và đạt kết quả học tập tốt", Đàm Vinh Hiển, hồ hởi khoe.
Beatbox là một hình hình thức tạo nhạc bằng miệng. Đây là nghệ thuật tạo ra tiếng trống, những âm thanh, nhịp điệu bằng mỗi, lưỡi, răng và họng. Nguồn gốc của Beatbox hiện nay chưa thống nhất. Một số người cho rằng Beatbox có nguồn gốc là cách tạo bộ gõ của Ấn Độ. Một số người khác cho rằng Beatbox có nguồn từ các bộ lạc châu Phi, từ Beatbox lấy cảm hứng từ cách tạo âm trống cổ điển - là âm đầu tiên của Beatbox. Beatbox là yếu tố thứ 5 của Hip Hop, mặc dù ban đầu nó không thực sự liên quan nhiều đến Hip hop. Các beatboxer tiên phong đã phát triển nghệ thuật beatbox hiện đại vào những thập niên 80 là Doug E. Fresh , Scott (swifty) Ference, Buffy từ Fat Boys , và Wise (Stetsasonic). Nhờ những thành tựu của họ mà Beatbox trở thành 1 yếu tố của Hip hop.
Lê Trang
Theo Bưu Điện Việt Nam