Bé tử vong sau tiêm Quinvaxem là do suy hô hấp
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa công bố kết quả điều tra, đánh giá nguyên nhân cái chết của bé gái 5 tháng tuổi tại Bạc Liêu sau khi tiêm vắcxin 5 trong 1 là do suy hô hấp.
Ngày 26/11, kết luận của đoàn chuyên gia (Ban Điều hành tiêm chủng phía Nam, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi Cần Thơ) và Hội đồng tư vấn chuyên môn nêu rõ nguyên nhân tử vong của bé gái 5 tháng tuổi tại Bạc Liêu là do suy hô hấp, suy tuần hoàn sau tiêm, có thể do sốc phản vệ trên cơ địa quá mẫn song chưa loại trừ nguyên nhân do trùng hợp bệnh lý khác dẫn đến tử vong.
Bé gái này được tiêm vắcxin Quinvaxem mũi 1 lúc 7h30 ngày 24/11 tại trạm y tế xã Hưng Phú, huyện Phước Long. Sau khi tiêm 4 giờ, bé tím tái, được gia đình đưa đến trạm Y tế Vĩnh Thanh, sau đó được chuyển ngay đến bệnh viện Phước Long. Tại bệnh viện, bé được xử trí cấp cứu, điều trị tích cực nhưng không qua khỏi và tử vong lúc 15h30 cùng ngày.
Video đang HOT
Theo báo cáo của sở Y tế Bạc Liêu, điểm tiêm chủng tại xã Hưng Phú đáp ứng đầy đủ các quy trình chuyên môn về công tác an toàn tiêm chủng như vấn đề khám sàng lọc, tư vấn trước và theo dõi trẻ 30 phút sau tiêm chủng tại cơ sở y tế, vắcxin được bảo quản đúng quy định. Trạm y tế xã Hưng Phú đã tiêm vắcxin Quinvaxem cho 77 cháu khác, riêng trong ngày 24/11 đã tiêm cho 17 cháu và tất cả đều bình thường. Lô vắcxin này được kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng.
Cục Y tế dự phòng cũng thống kê các phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem trong đợt tiêm này và cho tỉ lệ thấp hơn so với thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (khoảng 20 trường hợp/1 triệu liều sử dụng). Trường hợp tử vong của bé 5 tháng tuổi được ghi nhận là 1 trong tổng số gần 400.000 liều vắcxin Quinvaxem đã được sử dụng lại từ tháng 10/2013 đến nay.
Tại Việt Nam, mỗi ngày có khoảng 70 trẻ dưới 1 tuổi tử vong do các bệnh lý, chiếm tỷ lệ 1,58%. Con số này của Trung Quốc là 1,8%, của Philippines là 2,6%, của Mỹ là 0,64%.
Cơ quan chức năng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được tổng số 12.102 điểm tiêm chủng cố định trên toàn quốc (tỷ lệ điểm tiêm chủng đã kiểm tra là 86%, tỷ lệ các điểm tiêm đạt yêu cầu theo quy định trên là 90%).
Theo VNE
Bé gái tử vong sau tiêm Quinvaxem: Không phải do vắc xin
Cuối ngày 26.11, Bộ Y tế đã chính thức có thông báo về nguyên nhân tử vong của bé gái 5 tháng tuổi sau tiêm vắc xin "5 trong 1" Quinvaxem tại Bạc Liêu hôm 24.1.
Trẻ cần được tư vấn, khám sàng lọc trước tiêm Quinvaxem
Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ngay khi xảy ra ca tử vong, Bộ Y tế đã cử đoàn chuyên gia của Ban Điều hành tiêm chủng phía Nam, Bệnh viện Nhi đồng I, Bệnh viện Nhi Cần Thơ cùng với Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế tỉnh Bạc Liêu tiến hành điều tra, đánh giá nguyên nhân.
Theo kết luận của Hội đồng: "Nguyên nhân trường hợp tử vong của cháu bé tại Bạc Liêu do suy hô hấp, suy tuần hoàn sau tiêm có thể do sốc phản vệ trên cơ địa quá mẫn. Song chưa loại trừ nguyên nhân do trùng hợp bệnh lý khác gây tử vong". Hội đồng loại trừ nguyên nhân tử vong do vắc xin và thực hành tiêm chủng.
Ông Trần Đắc Phu cho biết trường hợp tử vong nêu trên được ghi nhận là một trường hợp trong tổng số gần 400.000 liều vắc xin Quinvaxem đã được sử dụng lại từ tháng 10.2013 đến nay.
Về khả năng sự trùng hợp các bệnh lý gây tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi, theo thống kê tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi là 15,8, tương đương với mỗi ngày có khoảng 70 trẻ dưới 1 tuổi tử vong. Số liệu này của Trung Quốc là 18 tương đương mỗi ngày có 900 trẻ tử vong, của Philippines là 26, tương đương 158 trẻ tử vong mỗi ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi tại Mỹ là 6,4 tương đương với mỗi ngày có khoảng 70 trẻ tử vong.
Theo TNO
Ai chịu trách nhiệm số tiền 40 triệu 'mua sự im lặng'? "Số tiền 40 triệu đồng tạm thời do huyện Phước Long 'hỗ trợ gia đình mai táng', chịu trách nhiệm số tiền này là ngành y tế" - bà Nguyễn Ngọc Thủy cho biết. Bà Nguyễn Ngọc Thủy - Phó Chủ tịch huyện Phước Long (ngoài cùng bên trái), ông Bùi Quốc Nam - GĐ Sở Y tế Bạc Liêu (thứ 2 phía...