Bé trai suýt bị chôn sống đã có mẹ
Sau khi dành lại sự sống cho cháu bé thoát khỏi tập tục lạc hậu của người dân tộc Xê Đăng, chị Hồ Thị Hiếu người cứu cháu bé đã nhờ cán bộ tư pháp làm thủ tục xin nhận cháu làm con nuôi và đăng ký khai sinh cho cháu với tên Hồ Quốc Khánh.
Như Báo CAND đã đưa tin về vụ việc 1 cháu bé đã bị gia đình và nhiều người dân trong thôn vì mê tín, tuân theo hủ tục lạc hậu đã mang cháu chôn cùng với mẹ là chị Hồ Thị Yên (33 tuổi, thôn 6, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) đã tử vong do băng huyết khi sinh.
Chiều 22/9, Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My cho biết, sau khi dành lại sự sống cho cháu bé thoát khỏi tập tục lạc hậu của người dân tộc Xê Đăng, chị Hồ Thị Hiếu đã nhờ cán bộ tư pháp xin làm thủ tục nhận con nuôi. Đến nay, mọi thủ tục nhận cháu làm con nuôi của chị Hiếu đã hoàn thành và đã đăng ký khai sinh cho cháu với tên Hồ Quốc Khánh.
Trở lại vụ việc vào rạng sáng ngày 2/9, khi mẹ của bé trai là chị Hồ Thị Yên (33 tuổi, thôn 6, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) sinh bé tại nhà và đã tử vong ngay sau đó do băng huyết.
Video đang HOT
Tuy nhiên, xét theo tập tục của người dân tộc Xê Đăng thì khi mẹ cháu bé chết thì phải chôn theo con. Vì thế, gia đình và nhiều người dân trong thôn đã tuân theo hủ tục và mang cháu bé chôn cùng với mẹ.
Khi biết tin, chị Hồ Thị Hiếu, cán bộ y tế xã Trà Cang đã đến gia đình động viên, giải thích gia đình cũng như người dân xung quanh đừng chôn cháu bé đang còn sống. Sự việc này bắt gặp sự phản đối quyết liệt từ phía gia đình và người dân. Giải thích một cách khoa học và tình người không được, chị Hiếu đành phải nhảy vào dành cháu bé và đưa về Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My để tiếp tục chăm sóc, theo giõi cho sức khoẻ của bé.
Cháu Hồ Quốc Khánh đã có “mẹ” chính là người đã cứu sống cháu khỏi hủ tục chôn sống theo mẹ ruột đã chết từ tay của những người thân và người dân.
Chị Hiếu cho biết, mặc dù biết việc làm này quá nguy hiểm và có thể sau này nhận được sự dèm pha và xa lánh của nhiều người dân trong thôn do đang mê muội theo hủ tục lạc hậu, nhưng cháu bé là một con người nên chị quyết tâm đưa bé về chăm sóc và đặt tên cho bé là Hồ Quốc Khánh vì bé Khánh sinh vào đúng ngày Quốc khánh.
Được biết, gia đình chị Hiếu rất đông anh chị em, quanh năm làm nương bám rẫy, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, không chịu chùn bước, chị Hiếu đã theo học trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam. Năm 2009, chị làm việc không lương tại Trạm Y tế xã Trà Cang, đến năm 2010 thì làm việc theo hợp đồng với mức lương dưới 1 triệu đồng/tháng.
Khi biết tin chị Hiếu cứu sống cháu Khánh, nhiều nhà hảo tâm đã đến thăm hỏi và động viên “2 mẹ con” và đóng góp, hỗ trợ 10 triệu đồng cho chị Hiếu chăm sóc bé Khánh. Sở Y tế Quảng Nam cũng trao phần quà 2 triệu đồng cho chị Hiếu
Theo CAND
Rùng rợn nhìn 'mẹ chết, con bị chôn sống'
Rõ là cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại nhưng ở một số dân tộc ít người vẫn tồn tại hủ tục lạc hậu độc ác. Đó là những đứa trẻ vừa chào đời mà mẹ qua đời, sẽ bị coi báo hiệu "điềm dữ", nên phải chôn sống...
Ngày 7/9, chị Hồ Thị Hiếu, cán bộ Trạm y tế xã Trà Cang (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) cho biết, chị và cán bộ Trạm y tế vừa cứu sống một bé trai 5 ngày tuổi khỏi bị chôn sống bởi hủ tục của người Xê Đăng.
May mắn vượt qua hủ tục
Vào khoảng 3h30 ngày 2/9, sản phụ Hồ Thị Yên (sinh năm 1978 trú tại thôn 6 xã Trà Cang) chuyển bụng và sinh tại nhà riêng được bé trai nặng 2,5 kg. Sau khi sinh, chị Yên bị tai biến băng huyết và tử vong. Với suy nghĩ và tập tục của người Xê Đăng thì đưa bé phải bị chôn theo người mẹ.
Lúc nhận được thông tin, chị Hiếu đã có mặt để van xin gia đình và dân làng tha chết cho cháu bé. Tuy nhiên, nhiều người dân địa phương đã cự tuyệt và quyết định đưa bé trai này chôn theo mẹ. Thấy vậy, chị Hiếu đã ôm cháu bé chạy về Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My để chăm sóc. Đến nay, sức khỏe của cháu bé rất tốt và được đặt tên là Hồ Quốc Khánh.
Cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo thuyết phục gia đình không chôn sống con của chị Hồ Thị Lon.
Trước đó, ngày 5/12/2010, chị Hồ Thị Lon (37 tuổi) ở bản Kà Ai, xã vùng cao Dân Hoá, huyện Minh Hoá (Quảng Bình) qua đời khi vừa "vượt cạn" và ngay lập tức, đứa bé sơ sinh vô tội cũng bị chôn theo mẹ. Khi biết tin, cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo kịp thời đến bản Kà Ai tuyên truyền, thuyết phục, động viên gia đình và dân bản. Cuối cùng, gia đình đã ngộ ra và cháu bé vô tội đã được dì ruột nhận nuôi.Cách đó không lâu, chị Điểu Thị Lê (xã Bom Bo, Bù Đăng, Bình Phước) cũng qua đời khi sinh con. Theo tập tục lạc hậu của người S"tiêng, phải chôn em bé mới sinh theo mẹ thì bé mới có sữa bú nên gia đình đã đặt cháu bé nằm sấp trên ngực chị Lê, bỏ cả mẹ và con vào quan tài để mang chôn. Tuy nhiên, nhờ công an xã Bom Bo đã đến và tìm cách thuyết phục, giải thích cho những người thân trong gia đình Điểu Thị Lê và kiên quyết bế đứa bé ra khỏi xác người mẹ xấu số, nên cháu bé đã được cứu sống.
Đắng lòng hài nhi bị chôn sống
Không thoát khỏi hủ tục lạc hậu và quá độc ác của người Ma Coong, ông Y Hắt (65 tuổi, trú bản Khe Rung, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) nuốt nước mắt cùng với dân làng dùng cuốc đào huyệt chôn sống đứa con còn đỏ hỏn 3 ngày tuổi sau khi người mẹ qua đời.
Chung cảnh ngộ, ông Y Cư (68 tuổi, trú bản Bụt) cũng đau đớn tuân theo luật tục và sợ "lời nguyền" của con "ma rừng" mà tháng 11/1994, phải tự tay chôn người vợ xấu số và đứa con gái vừa tròn 4 ngày tuổi của mình.
Có thể nói rằng, không phải chiến tranh, không phải ốm đau, bệnh tật, nhưng từ bao đời nay đã có hàng trăm người đàn ông dân tộc ít người như: Xê Đăng, Kà Ai, S"tiêng, Ma Coong... phải sống trong cô độc và xót xa bởi họ vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân khi đã tự tay chôn đi những đứa con của mình vì người vợ không thể sống tiếp trên đời...
Theo Báo Đất Việt
Căng thẳng giải cứu cháu bé suýt bị chôn sống vì hủ tục Lê vừa địu con sau lư, vừa bế em trai Hồ Dưỡ trên tay. Că như giải cứu con tin Năm 2006, cháu bé Pi Yo Rong người dân tộc Gia Rai là Kon Thụp, Mang Yang (Gia Lai) cũ được cứu số trong hoàn cảnh như Hồ Dưỡ. Mẹ cháu khi vừa mới sinh xong, phải lên rừ làm nươ rẫy, gặp...