Bé trai ở Tiền Giang có bàn tay khoèo hình chữ L
Lúc mới sinh, bé trai đã mắc dị tật bất sản hậu môn, teo thực quản và đôi tay co quắp hình chữ L khiến em không thể cầm nắm, sinh hoạt khó khăn.
Ngày 14/1, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) cho biết các bác sĩ tại đây vừa phẫu thuật chỉnh hình lại đôi tay cho bé trai 2 tuổi, ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Người nhà bệnh nhi cho biết ngay từ khi chào đời, bé trai đã mắc tật bất sản hậu môn, teo thực quản và bàn tay khoèo hình chữ L. Em đã được phẫu thuật triệt để hai tật trên ngay tuổi sơ sinh. Tuy nhiên, bác sĩ lại không mổ được dị tật bàn tay do có quá nhiều rủi ro.
Bé trai bị dị tật tay bẩm sinh. Ảnh: BVCC.
Mẹ bé tiếp tục đưa con sang một bệnh viện lớn trong TP.HCM để thăm khám. Kết quả chụp phim phát hiện hai tay bé bị tật thiểu sản xương quay, chỉ có một xương trụ. Một lần nữa, các bác sĩ tại đây từ chối phẫu thuật.
Video đang HOT
Không bỏ cuộc, gia đình tiếp tục đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng thành phố điều trị. Tại đây, dưới sự tư vấn, thăm khám nhiệt tình, khẩn trương, cậu bé 2 tuổi đã trải qua quá trình phẫu thuật kéo dài cắt nối, kết hợp xương và chỉnh hình liên tiếp.
Kíp phẫu thuật bàn tay gồm ThS.BS Huỳnh Mạnh Nhi và BSCKI Nguyễn Dương Phi đã thực hiện một vết mổ trước để phân chia xương, một vết rạch sau hình chữ L để loại bỏ xương thừa gần và thắt chặt điểm nối, cố định xương bằng dây chuyên dụng.
Ca mổ thực hiện thành công sau 4 giờ, bàn tay được hồi sinh với hình dáng bình thường. Bé trai được bó bột trong thời gian một tháng và tập vật lý trị liệu trên bột.
Theo Zing
Trẻ bị viêm phổi kéo dài, coi chừng dị vật đường thở
Viêm phổi liên tục tái diễn, điều trị kháng sinh không mang lại kết quả, tình trạng khó thở ở bệnh nhi ngày càng nặng. Tại bệnh viện, bác sĩ phát hiện hạt đậu phộng đang bít gần hết phế quản thùy dưới phổi trái của bệnh nhi.
Đó là trường hợp của bé gái 3 tuổi, ngụ tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An vừa được tiếp nhận, điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố. Cháu nhập viện trong tình trạng khó thở, mệt nhiều.
Thông tin từ gia đình cho biết, trước đó bệnh nhi đã nhiều lần đến bệnh viện địa phương thăm khám, được chẩn đoán bị viêm phổi, theo dõi suyễn. Cháu được điều trị bằng xông thuốc, sử dụng kháng sinh nhưng quá trình điều trị không mang lại kết quả.
Hạt đậu phộng nằm trong lòng phế quản thùy dưới phổi trái của bệnh nhi trên hình ảnh camera nội soi
Thấy con ngày càng khó thở, mệt nhiều hơn nên người mẹ quyết định đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố kiểm tra. Trên phim chụp X-quang phổi thẳng, bác sĩ không phát hiện dị vật. Tuy nhiên, phổi trái của bệnh nhi có dấu hiệu ứ khí khu trú kèm theo hội chứng xâm nhập khá rõ được ghi nhận.
Khai thác kỹ bệnh sử của bé, người mẹ cho biết, khoảng 2 tháng trước trong lúc ăn hạt đậu phộng bé bị ho sặc, có ói ra một số hạt đã nhai vỡ. Bắt đầu từ thời điểm trên, bệnh nhi có dấu hiệu khò khè, khó thở, tình trạng diễn tiến ngày càng nặng dần. Các bác sĩ đã thuyết phục gia đình thực hiện phương pháp nội soi kiểm tra đường thở để tránh nguy hiểm tính mạng do dị vật cho bệnh nhi.
Dị vật gây khó thở, viêm phổi tái diễn kéo dài ở bệnh nhi được bác sĩ gắp ra từ đường thở
Trên hình ảnh camera nội soi, TS.BS Trịnh Hồng Nhiên, Trưởng khoa Hô Hấp phát hiện có hạt đậu phộng kích thước khoảng 5mm, gần bít lòng phế quản thùy dưới phổi trái của bệnh nhi. Bằng dụng cụ chuyên khoa, bác sĩ đã gắp thành công hạt đậu phộng ra khỏi đường thở cho bé. Sau nội soi, sức khỏe của bé dần ổn định, phổi hết ứ khí, viêm phổi cải thiện và đáp ứng kháng sinh điều trị hiệu quả.
Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cần để ý đến con, tránh cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây hóc, nghẹt đường thở như các loại hạt, thạch, những loại trái cây có hạt nhỏ... Khi trẻ đang chơi, đang ăn đột nhiên ho, sặc sụa, tím tái, khó thở, ngạt thở có đột ngột phải nghĩ ngay tới tình huống trẻ bị hóc sặc dị vật. Cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa khi có biểu hiện ho khò khè, khó thở lâu ngày.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Bé gái 4 tuổi nhặt viên pin rớt dưới sàn nhà rồi nuốt luôn vào bụng, chậm một chút thôi đã bỏng loét dạ dày Nếu không can thiệp kịp thời, pin sẽ gây bỏng điện và hóa chất làm loét lòng dạ dày hoặc gây tắc ruột, bỏng đường tiêu hóa và nhiễm độc máu cho bé. Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, vừa qua bệnh viện đã kịp thời cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhi...