Bé trai nhét kim dài 11cm vào “chỗ hiểm” để… tỉnh táo làm bài tập
Một bé trai 12 tuổi ở phía tây bắc Trung Quốc trải qua ca phẫu thuật khẩn cấp, sau nhét cây kim dài 11cm vào bên trong chỗ đi tiểu.
Cây kim dài 11cm khiến bé trai gặp khó khăn khi đi lại.
Theo Daily Mail, cậu bé sống ở tỉnh Thiểm Tây được đưa đến bệnh viện vào sáng sớm ngày 26/7, sau khi người mẹ phát hiện con trai khó khăn trong việc đi lại.
Cậu bé Xiaolong đến lúc này mới nói cho mẹ rằng mình nhét cây kim dài 11cm vào niệu đạo để có thể tỉnh táo làm bài tập về nhà. Cậu bé chỉ nhập viện sau khi đưa cây kim vào cơ thể được 15 giờ vì không dám nói sớm cho cha mẹ.
Bác sĩ Wang Shengxing, trưởng khoa tiết liệu tại bệnh viện, nói: “Cậu bé gặp khó khăn khi đi tiểu vì cây kim đâm vào niệu đạo, gần chạm đến bàng quang”.
“Nếu cây kim đâm vào bàng quang hay mạch máu thì mọi chuyện sẽ còn phức tạp hơn nhiều”, bác sĩ Wang nói.
Theo người mẹ họ Li, cậu bé đã lấy cây kim dùng để châm cứu của bà. Ca phẫu thuật kéo dài 2 giờ sau đó đã thành công tốt đẹp.
Bác sĩ Wang khuyên các bậc cha mẹ nên chú tâm đến con em mình và giáo dục cho trẻ em những gì nên làm và không được làm.
Trong những năm qua, số trường hợp trẻ em phải phẫu thuật gắp dị vật khỏi cơ thể đã tăng vọt.
Hồi tháng Giêng, một cậu bé 12 tuổi ở Vũ Hán đã phải phẫu thuật gắp 39 hạt từ tính ra khỏi “của quý”. Tháng 5 năm ngoái, một thiếu niên 14 tuổi cũng phải nhập viện vì nuốt 21 hạt từ tính vào bụng, gây ra tình trạng sốt và nôn mửa.
Video đang HOT
Theo Dân Việt
Góc khuất đen tối trong đấu thầu thiết bị y tế Trung Quốc
Nhân viên các hãng quốc tế như GE, Siemens kiếm lời lớn nhờ chi tiền hối lộ các giám đốc bệnh viện.
Một phụ nữ được chữa trị tại một bệnh viện ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc
Một chuyến đi tắm hơi. Gói vào câu lạc bộ đánh golf. Đồng hồ đắt tiền. Vali xếp kín các xấp tiền mới cứng, tổng cộng 220.000 USD. Đó là muôn vàn cách hối lộ các quan chức y tế ở Trung Quốc. Tất cả nhằm khiến các bệnh viện công mua thiết bị y tế có giá hàng triệu USD của các hãng nước ngoài như General Electric, Siemens, Philips và Toshiba.
Một cuộc khảo sát của New York Times đối với hồ sơ các vụ kiện cho thấy các hãng nước ngoài đóng vai chính trong nạn tham nhũng đã trở thành "đại dịch" của ngành y tế Trung Quốc. Hồ sơ tòa án cho thấy nhân viên các hãng như GE, Philips và Siemens khai nhận đã hối lộ các quan chức, hoặc chấp thuận để các bên thứ ba đưa hối lộ.
Trong một vụ án năm 2016, giám đốc bệnh viện Wu Dagong nhận hối lộ 1 triệu USD từ hai nhân viên bán hàng GE để ký hợp đồng mua máy chụp cắt lớp vi tính (CT) giá 4 triệu USD. Nhân viên bán hàng đi theo ra xe ông Wu, rồi đặt vali tiền tổng cộng 220.000 USD vào cốp xe. Ông Wu bị kết án 15 năm tù.
Siemens, GE, Philips và một số hãng khác nói các bệnh viện thường buộc họ bán hàng qua trung gian, và khẳng định họ luôn tuân thủ luật pháp Trung Quốc, chấm dứt quan hệ với mọi nhân viên hay đại diện bán hàng có sai phạm.
"Đại dịch" trong ngành y
Theo New York Times, nền kinh tế Trung Quốc, cũng như nhu cầu dịch vụ y tế chất lượng, đã tăng trưởng quá nhanh, khiến năng lực thực thi pháp luật của nước này không đuổi kịp. Một số ngành như y tế tồn tại "văn hóa" hối lộ và tham nhũng, trong bối cảnh số lượng người già đang cần chăm sóc y tế tăng nhanh.
Theo báo cáo của hãng tư vấn McKinsey, đến năm 2020, chi phí y tế ở Trung Quốc sẽ lên tới 1.000 tỷ USD mỗi năm. Chi phí mua thiết bị y tế nói riêng đạt 22 tỷ USD vào năm ngoái, theo New York Times.
ADVERTISEMENT
"Tham nhũng đang rộng khắp như một đại dịch trong ngành y tế Trung Quốc", Yanzhong Huang, nhà nghiên cứu y tế toàn cầu ở Hội đồng Quan hệ Quốc tế (CFR), nói với New York Times. Một nguyên nhân là lương ngành y tế nhà nước quá thấp so với khu vực tư nhân.
Một cuộc điều tra của tờ báo Đức Suddeutsche Zeitung năm ngoái đã cho thấy nhiều vụ nhân viên Siemens hối lộ quan chức Trung Quốc. Cuộc khảo sát các vụ án của New York Times mới đây tiếp tục cho thấy có nhiều lớp trung gian giữa nhà sản xuất và giám đốc bệnh viện. Họ định giá và tính cả tiền hối lộ, hoa hồng.
Trong cả chục thương vụ của Siemens và GE, giá được đẩy lên tới 50%, thậm chí gấp đôi khi có bên thứ ba, theo các tài liệu của các hãng và các bệnh viện.
"Nhiều lớp nhà phân phối ở giữa tạo điều kiện để bòn rút tiền, làm giả giấy tờ và hối lộ", theo Wade Weems, một cựu công tố viên liên bang Mỹ và luật sư tại văn phòng luật Kobre & Kim ở New York và London.
Cảnh chen lấn tại một bệnh viện ở Bắc Kinh.
Trong các vụ án được New York Times khảo sát, các công ty nước ngoài không bị cáo buộc, vì công tố viên Trung Quốc tập trung vào các quan chức trong nước.
Trong một vụ việc năm 2016, một giám đốc bệnh viện ở thành phố Khâm Châu, Quảng Tây, nhận 900.000 USD từ đại diện của Siemens để đồng ý mua máy chụp cộng hưởng từ (MRI) của hãng. Đại diện Siemens nhét tiền vào vali và để vào cốp xe ông Chen Fengkun. Ông Chen bị kết án 15 năm tù, còn đại diện Siemens lĩnh ba năm tù.
Tờ báo nhà nước đưa tin nhiều nhất về vụ việc, The Legal Evening News, nhắc đến 19 vụ hối lộ khác liên quan đến đại diện Siemens từ năm 2014-2015.
Trong vụ án khác cũng năm 2016, giám đốc một bệnh viện ở tỉnh An Huy, Gao Xuezhong, bị kết tội nhận hối lộ từ giám đốc bán hàng của Siemens, được nhắc đến với tên An. Khoản hối lộ bao gồm tiền mặt và nhà cho vợ và con ông Gao. Máy MRI bị đội giá từ 1,3 triệu USD lên 1,7 triệu USD. Gao và An đút túi tiền chênh lệch. Gao lĩnh 11 năm tù. An có tên trong một vụ hối lộ khác cùng thời điểm.
Công ty làm bình phong cho thương vụ mua bán gian lận này, do ông An và ông Gao lập nên, là công ty thương mại xuất nhập khẩu Yameiya An Huy. Công ty này đã có tên trong hàng loạt vụ hối lộ khác liên quan tới thiết bị y tế của Siemens và GE.
Siemens cho biết đã chấm dứt quan hệ với Yameiya sau khi biết về các vụ án từ năm 2014. Nhưng theo New York Times, gần đây, Yameiya vẫn làm trung gian cho hàng chục vụ mua bán thiết bị của Siemens, GE, Philips và Toshiba, theo hồ sơ về các thương vụ.
Các cuộc đấu thầu chỉ là màn trình diễn
Chính quyền Trung Quốc và các hãng từ nhiều năm nay cũng nỗ lực chống tham nhũng trong ngành y tế. Siemens cam kết năm 2008 sẽ kiểm tra dấu hiệu tham nhũng trong các thương vụ bán thiết bị y tế ở Trung Quốc. Năm năm trước, chính quyền buộc công ty dược phẩm Anh GlaxoSmithKline nộp phạt 500 triệu USD vì hối lộ bác sĩ, bệnh viện.
Nhưng tổn thất sau cùng vẫn là 1,4 tỷ dân Trung Quốc. Không chỉ đội giá lên 50% hoặc hơn, các nhà cung cấp thiết bị y tế còn cấu kết để đẩy giá lên cao và không phải cạnh tranh lẫn nhau về giá.
Các cuộc đấu thầu chỉ là màn trình diễn. Trong vụ giám đốc bệnh viện ở Bắc Kinh Xiao Feng nhận hối lộ 330.000 USD để mua thiết bị Toshiba và Siemens, một giám đốc khác khai rằng "đấu thầu chỉ là hình thức, để quá trình mua bán trở nên hợp pháp và hợp lý".
Các công ty đều biết đấu thầu chỉ là diễn, một đại lý bán hàng Toshiba tên Han khai trước tòa. "Đây là quy tắc bất thành văn trong ngành", ông Han nói trong phiên tòa. "Chúng tôi bắt tay với nhau".
Các nhân viên thực hiện chụp X-quang tại một bệnh viện ở Thượng Hải. Ngành y tế Trung Quốc bị cho là tồn tại "văn hóa" hối lộ và tham nhũng.
Mức đội giá qua trung gian có thể khá cao. Siemens bán trực tiếp máy chụp MRI cho Học viện Y học Trung Quốc ở Bắc Kinh với giá 2.800 USD, nhưng bán qua môi giới với giá 4.700 USD.
Dùng môi giới không có nghĩa là các hãng nước ngoài không phạm pháp. Luật Trung Quốc buộc các công ty phải ký giấy ủy quyền cho các thương vụ. Theo luật Chống Tham nhũng tại Nước ngoài (FCPA) của Mỹ, các công ty có thể bị truy tố vì sai phạm của các bên thứ ba.
"Nếu có khác biệt quá lớn giữa bán hàng trực tiếp và bán hàng qua bên thứ ba, thì đó là báo động đỏ", Richard Bistrong, người đã lĩnh án tù vì đưa hối lộ và nay đang giúp các công ty siết chặt việc tuân thủ luật, nói với New York Times.
Cựu giám đốc phụ trách tuân thủ luật pháp cho đơn vị y tế của Siemens ở Trung Quốc, Meng-Lin Liu, thậm chí còn cáo buộc Siemens biết rõ về nạn hối lộ. Ông trở thành "người thổi còi" khi lên tiếng về sai phạm trong đơn vị của mình, và bị sa thải. Ông kiện lại hãng Siemens vì động thái trả thù người thổi còi ở tòa án New York năm 2013, nhưng không thành. Siemens đã phủ nhận cáo buộc của ông Liu.
"Tất cả đều cấu kết với nhau... Mọi người đều biết. Vấn đề là làm sao để mọi người lên tiếng. Vì mọi người đều sống dựa vào hệ thống này, và không ai dám tố ai", ông Liu nói với New York Times.
Hoàng Ngọc (tổng hợp)
Nhóm bạn nhà người ta: Ở cùng nhau trong KTX, rinh về nửa tỷ tiền học bổng trong suốt 4 năm Đại học Với số tiền học bổng khủng mà 6 nữ sinh nhận được trong 4 năm học tập đã làm cho mọi người trầm trồ không ngớt. Nếu những bài viết về các cặp đôi bạn bè, hội chị em xinh đẹp, giàu có khiến bạn không ngừng ganh tỵ thì với câu chuyện sáu cô bạn ở chung phòng ký túc xá, nhận...