Bé trai ngộ độc Methadone do uống nhầm thuốc cai nghiện
Bé trai 6 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê, cơn ngừng thở dài, phải thở theo bóng qua mask, môi chi tím, đồng tử co nhỏ không phản xạ ánh sáng.
Ngày 15/3, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng tiếp nhận 1 bệnh nhi là bé trai 6 tuổi trong tình trạng hôn mê, cơn ngừng thở dài, phải thở theo bóng qua mask, môi chi tím, đồng tử co nhỏ không phản xạ ánh sáng. Các bác sĩ nhận định trẻ hôn mê do ngộ độc Methadone.
Bệnh nhi điều trị và theo dõi tại bệnh viện . (Ảnh: BVCC)
Gia đình cho biết nhà cô ruột cháu bé có người nghiện chất kích thích nên sử dụng thuốc cai nghiện Methadone. Khi đến chơi, bé thấy trong tủ lạnh có chai nhựa đựng chất lỏng dạng siro, màu hồng, nên lấy uống.
30 phút sau, trẻ buồn nôn, lơ mơ, buồn ngủ và đi ngủ. Đến 11h trưa, gia đình phát hiện trẻ tím tái, gọi hỏi không trả lời, mới lập tức đưa đi cấp cứu tại trạm y tế xã, sau đó chuyển Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng.
Bệnh nhi được xử trí cấp cứu đặt ống nội khí quản, trợ thở bằng máy thở, rửa dạ dày, dùng thuốc giải độc và truyền dịch, thuốc bài niệu tích cực qua đường nước tiểu, tiêm tĩnh mạch Naloxone. Sau 3 liều dùng thuốc, điều trị tích cực, trẻ có nhịp tự thở, gọi hỏi có phản xạ. Trẻ được rút ống nội khí quản và thở oxy và hiện đang được tiếp tục theo dõi.
Video đang HOT
Các bác sĩ cho biết, chất gây ngộ độc Methadone làm ức chế trung tâm hô hấp và rối loạn hành vi, khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời bệnh nhân sẽ không qua khỏi. Trong một số trường hợp, quá liều methadone có thể gây tử vong.
Để phòng ngừa các tai nạn cho trẻ em trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là uống nhầm hoặc ăn nhầm các chất độc, thuốc… cha mẹ cần bảo quản thuốc để tránh xa tầm với của trẻ em.
Ngừng tuần hoàn đột ngột suýt tử vong vì chủ quan với những cơn đau tức ngực
Mặc dù đã xuất hiện những cơn đau tức ngực nhưng chủ quan không điều trị nên nam bệnh nhân đã suýt tử vong do bị ngừng tuần hoàn đột ngột.
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch (Bệnh viện E) vừa sống thành công cho một bệnh nhân nam N.V.T (50 tuổi, ở Phú Cường, Sóc Sơn, Hà Nội) trong tình trạng nguy kịch do ngừng tuần hoàn đột ngột, mất ý thức, ngừng thở và đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
Cách đây 1 tháng, bệnh nhân xuất hiện những cơn đau tức ngực nhưng ông không điều trị gì. Bệnh tiến triển ngày càng nặng, khi cơn đau tức ngực xuất hiện tần xuất nhiều hơn, dẫn đến khó thở.
Ngày 22/2/2021, bệnh nhân vào bệnh viện 74 khám trong tình trạng tức ngực, khó thở. Nhưng chỉ sau vài giờ, người bệnh đột ngột ngừng tuần hoàn, mất ý thức, ngừng thở. Bệnh nhân đã được các bác sĩ BV 74 cấp cứu ngừng tuần hoàn, đặt ống nội khí quản... và ngay lập tức chuyển cấp cứu lên Trung tâm tim mạch (Bệnh viện E) để cấp cứu.
GS.TS Lê Ngọc Thành - Giám đốc Bệnh viện E thăm khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Thái Long - trưởng Khoa Khám bệnh và Cấp cứu tim mạch thì đầu cho biết, sau khi tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, thở qua bóp bóng nội khí quản, rối loạn nhịp tim, các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E đánh giá, tình trạng bệnh lý tim của bệnh nhân hết sức nặng nề, nguy cơ tử vong cao.
Ngay lập tức, các bác sĩ của khoa Cấp cứu tim mạch thì đầu đã tiến hành sốc điện chuyển nhịp, dùng các thuốc vận mạch, thở máy, kiểm soát các rối loạn nhịp nhưng tình trạng bệnh nhân quá nặng, nhất là bệnh nhân đã có ngừng tuần hoàn từ bệnh viện tuyến dưới.
Đứng trước ranh giới mong manh đó, các bác sĩ vẫn quyết tâm cứu sống bệnh nhân bằng mọi giá. Sau khi tình trạng rối loạn nhịp tim có ổn định hơn người bệnh được đi chụp mạch vành ngay trong đêm hôm đó.
Kết quả chụp mạch vành cho thấy, bệnh nhân tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước gây nên tình trạng vùng cơ tim thiếu máu diện rộng, co bóp của tim giảm, ảnh hưởng huyết động dẫn đến hiện tượng sốc tim, đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao.
ThS.BS Phan Thảo Nguyên - Trưởng Khoa Nội tim mạch người lớn chia sẻ, đứng trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, nếu chậm trễ vài tích tắc có thể nguy hại đến tính mạng của bệnh nhân. 24 giờ đêm ngày 22/2, các bác sĩ Khoa Nội tim mạch người lớn đã tiến hành đặt stent động mạch liên thất trước cho bệnh nhân.
Sau can thiệp, người bệnh tiếp tục được đưa trở về Khoa Gây mê Hồi sức tích cực trong tình trạng hôn mê, thở máy qua ống nội khí quản, huyết áp phụ thuộc thuốc vận mạch liều cao, toan chuyển hóa nặng, suy đa tạng, có nhiều cơn rối loạn nhịp tim.
Người bệnh được hồi sức một cách tích cực bằng thở máy, lọc máu liên tục, điều chỉnh vận mạch. Tình trạng sau giai đoạn sau nặng nề và diễn biến phức tạp, suy thận cấp, tổn thương phổi, tổn thương tim nặng nề. Bệnh nhân được chăm sóc cấp 1 - các điều dưỡng, bác sĩ phải "căng mình" chăm sóc bệnh nhân 24/24h...
Cuối cùng, nhờ sự quyết tâm của bác sĩ và sự tin tưởng của người nhà người bệnh, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Sau 7 ngày hồi sức tích cực, tình trạng sức khỏe đã ổn định rõ rệt. Bệnh nhân được bỏ bóng đối xung, không phải lọc máu liên tục và cuối cùng rút nội khí quản, tự thở được.
Bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn nhờ sự cứu chữa tận tình của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện E.
GS.TS Lê Ngọc Thành - Giám đốc Bệnh viện E khẳng định, việc cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng ngừng tim, ngừng tuần hoàn được chuyển từ tuyến dưới lên nhờ chấn đoán, cấp cứu nhanh, kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn, can thiệp mạch vành kịp thời; hỗ trợ tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể (ECMO) do tình trạng rối loạn nhịp và sốc tim, lọc máu liên tục... đã mở ra một khả năng mới trong việc cứu chữa những trường hợp suy tuần hoàn cấp (nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim cấp có biến chứng sốc tim và rối loạn nhịp tim nguy hiểm) ở Trung tâm tim mạch (Bệnh viện E).
Đây là một trong số ít những cơ sở y tế có thể cấp cứu bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch chỉ trong thời gian "vàng". Mặc dù bệnh nhân bị ngừng tim trong thời gian dài, nguy cơ tử vong cao nhưng với sự phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ của các bác sĩ khoa Cấp cứu tim mạch thì đầu; Khoa Hồi sức tích cực tim mạch; Khoa Nội tim mạch người lớn... bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn.
Theo GS.TS Lê Ngọc Thành, gần đây tình trạng người đột quỵ gia tăng, trong đó có rất nhiều bệnh nhân đột quỵ với nguyên nhân nhồi máu cơ tim cấp không được cấp cứu kịp thời.
Đặc biệt, người mắc bệnh tim mạch đang được trẻ hóa và không được quan tâm đúng mức khiến tình trạng người tử vong vì căn bệnh này tăng cao.
"Vì thế, những người bệnh có tiền sử bệnh tim hoặc người trẻ khi xuất hiện những biểu hiện đau tức ngực, khó thở cần đến ngay những cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Cần đi khám sàng lọc tim định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, có hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe", GS.TS Lê Ngọc Thành khuyến cáo.
Mắc bệnh hiếm gặp, một bé trai 9 tuổi nguy kịch Chiều 3/3, lãnh đạo BV Sản - Nhi Sóc Trăng cho biết, vừa cứu sống một bé trai trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở hiếm gặp từ trước đến nay. Theo đó, ngày 17/2, cháu N.V.P (9 tuổi, trú tại phường 3, TP Sóc Trăng) được gia đình đưa vào BV Đa Khoa tỉnh Sóc Trăng cấp cứu trong tình trạng ngưng...