Bé trai nặng gần 900 gram sống sót sau 3 tháng thở máy
Be Eddie, đên tư Australia, chao đơi ơ tuân thư 26 cua thai ky sau ca mô đe khân câp tai bênh viên.
Dấu hiệu chứng tỏ mẹ bầu sắp sinh. Rò rỉ hoặc vỡ ối, chảy dịch âm đạo hay xuất hiện các cơn co thắt tử cung… là những dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu sắp chuyển dạ.
Haylee Spreadborough, 26 tuổi, sống ở Australia đã sinh bé Eddie ở tuần thứ 26 của thai kỳ. Sau 3 tháng được chăm sóc đặc biệt, dịp Giáng sinh này, Eddie có thể sẽ được về nhà cùng gia đình.
Spreadborough cho hay ở tuần 25 của thai kỳ, cô bị rò rỉ nước ối và phải nằm tại bệnh viện ở Brisbane. Sau đó một tuần, bé Eddie được sinh ra sau ca mổ đẻ khẩn cấp. Con trai của cô chào đời với cân nặng 895 gram và dài 30 cm.
Video đang HOT
Sau 3 tháng được chăm sóc đặc biệt, bé Eddie đang dần hồi phục. Ảnh: Daily Mail.
Sau khi sinh, bé trai này được đặt ống thở để đảm bảo hô hấp, bên ngoài được bọc một lớp bằng nhựa để tăng nhiệt độ cơ thể và nằm tại phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh.
Theo Spreadborough, hai vợ chồng nghĩ rằng con trai chỉ phải nằm một thời gian ngắn trong phòng chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, Eddie phải đối diện với nhiều vấn đề khiến việc chăm sóc, điều trị kéo dài.
Trong 10 ngày đầu tiên, sức khỏe của Eddie tiến triển tốt. Tuy nhiên, ở ngày thứ 11, con trai của Spreadborough bị nôn dẫn đến không thở được, sau đó bị viêm phổi và tình hình sức khỏe ngày càng xấu đi.
Lúc được 8 tuần tuổi, sức khỏe của Eddie diễn biến xấu, do mức độ oxy trong máu giảm thấp. Sau 3 tháng được thở máy, Eddie dần khỏe lại. Theo Spreadborough, đó là quãng thời gian khó khăn của gia đình nhưng chồng luôn ở bên cạnh để giúp đỡ và động viên cô.
Nếu tình trạng sức khỏe của Eddie được cải thiện, bé trai này sẽ chuyển đến điều trị thêm tại Bệnh viện Đại học Sunshine Coast.
Theo Quang Minh (Zing)
Bé sơ sinh tử vong: Hai nữ hộ sinh ngủ khi thai phụ vỡ ối
Ngày 18.10, bác sĩ Trần Văn Thích, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, xác nhận ê kíp trực đã chậm trễ trong vụ cháu bé sơ sinh tử vong.
Bác sĩ Thích cho biết sau khi người nhà thông báo bệnh nhân vỡ ối, 2 nữ hộ sinh trong ê kíp trực vẫn đang ngủ, quá trình chuẩn bị mất khoảng 7 phút là đưa vào phòng sanh. Hơn 20 phút sau, cháu bé được sinh ra nhưng đã tử vong trước đó. Bệnh viện sẽ có hình thức kỷ luật đối với ê kíp trực.
Theo hồ sơ bệnh án, chị Nguyễn Thị Hải (33 tuổi) nhập viện lúc 10h39 ngày 13.10, tiền sử khỏe mạnh, mang thai lần 2, tiên lượng bình thường (sanh thường). Đến 3h10, thai phụ chuyển dạ vỡ ối. Sau 25 phút, cháu bé được sinh ra nhưng tử vong trong quá trình chuyển dạ.
Theo bác sĩ Thích, trường hợp này là "sa dây rốn bên ngôi", thế giới có 300 ca sinh thì 1 ca mắc trường hợp này nên rất khó tiên lượng độ nặng của nạn nhân. "Nếu khi phát hiện và 2 nữ hộ sinh dậy ngay lúc đó thì nhanh chóng đưa nạn nhân đo nhịp tim thai sẽ rõ ràng hơn và giải thích cho người nhà nạn nhân rõ về bệnh án này..." - bác sĩ Thích nói.
Người nhà bức xúc việc chậm trễ của ê kíp trực (ảnh cắt từ video clip).
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng đã có kết luận về cuộc họp Hội đồng chuyên môn liên quan đến cháu bé tử vong sơ sinh trong khi chuyển dạ nghi sa dây rốn bên ngôi. Quá trình theo dõi sản phụ từ lúc vỡ ối đến khi sanh chưa sát. Quá trình sổ thai quá nhanh nên không tiên lượng được độ nặng để xử trí.
Trước đó, ngày 16.10, trên các trang mạng xã hội xuất hiện đoạn video tố ê kíp trực phụ sản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng tắc trách khiến bé gái tử vong. Sự việc xảy ra vào chiều 15.10, một sản phụ vừa mất đi đứa con của mình và người nhà cho rằng do bác sĩ và y tá thờ ơ khi sản phụ đã vỡ ối.
Theo Đình Thi (NLĐ)
Hai lần tôi vỡ ối, sinh non đều do bị chồng đánh Con gái lớn nhà tôi ra đời khi mẹ bị bố nó đánh. Thực ra đấy không phải là trận đòn ghê gớm. Tôi bị chồng đánh suốt. Chẳng qua lúc này bụng to, mệt nhọc hắn tát cho một phát tôi đã quay tai ra. Thế rồi nước ối chảy ra ồng ộc. Tôi sinh con ở tháng thứ 8. May, trộm...