Bé trai mắc hội chứng thai ký sinh
Các bác sĩ kịp thời phẫu thuật lấy thai ký sinh giúp bé trai hồi phục sức khỏe, cơ thể phát triển bình thường.
Ngày 10/11, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), đơn vị này vừa phẫu thuật thành công cho trẻ sơ sinh mắc hội chứng “ thai trong thai” hiếm gặp.
Khi còn trong bụng mẹ, bé trai được chẩn đoán có khối u lớn trong ổ bụng. Sau khi chào đời tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), nặng 3,2 kg, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 điều trị tiếp.
Kết quả siêu âm và CT cho thấy ổ bụng của trẻ có khối hỗn hợp, nằm sau phúc mạc trái, kích thước 53×81 mm. Khối u to chèn ép các cơ quan nội tạng, thận lệch xuống vùng hố chậu, đẩy tụy ra trước, có mô mỡ, cột sống, hộp sọ, xương dài.
Dựa vào kết quả hình ảnh siêu âm kết hợp thăm khám lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán đây là trường hợp thai trong thai và chỉ định phẫu thuật cho bé.
Video đang HOT
Bé trai được bác sĩ phẫu thuật cắt khối u khi vừa tròn 13 ngày tuổi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Khi bé được 13 ngày tuổi, các bác sĩ quyết định đưa bệnh nhi lên bàn phẫu thuật. Trong lúc mổ, các bác sĩ gặp nhiều khó khăn do khối bướu to, nằm sát động mạch và tĩnh mạch chủ dưới. Nếu thao tác không chuẩn xác, mạch máu bị rách, trẻ có thể tử vong trên bàn mổ.
Trải qua 75 phút căng thẳng, ca mổ kết thúc. Các bác sĩ đã cắt trọn khối u dạng thai mà bé không cần phải truyền máu trong và sau mổ. Sau phẫu thuật 3 ngày, sức khỏe của bệnh nhi ổn định. Trẻ được chuyển ra nằm với mẹ.
Tật “thai trong thai” hay thai nhi trong bào thai (Fetus In Fetu) là bất thường sinh sản, khối mô giống như bào thai hình thành bên trong cơ thể.
Bất thường này được mô tả lần đầu vào năm 1808 bởi George William Young, tỷ lệ mắc bệnh 1/500.000 trẻ sơ sinh. Y văn thế giới ghi nhận hơn 100 trường hợp thai trong thai.
Không phải là tình trạng nguy hiểm chết người nhưng thai ký sinh có thể phát triển đủ lớn để gây biến chứng cho thai chủ. Khoảng 90% trường hợp “thai trong thai” được phát hiện lúc còn nhỏ và phẫu thuật trước khi gây biến chứng. Khi thai ký sinh được lấy ra, dù ở độ tuổi nào, thai chủ sẽ hồi phục bình thường.
Hi hữu: Mẹ lây bệnh tay chân miệng từ con
Một phụ nữ 32 tuổi có các tổn thương trên da, xuất hiện cả ở khoeo tay, nếp gấp da nên tưởng mình bị bệnh chàm. Đi khám thì phát hiện mắc tay chân miệng.
Các tổn thương do tay chân miệng ở chị D. xuất hiện cả ở khoeo tay, nếp gấp da nên rất dễ nhầm với bệnh chàm. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Ngày 9/11, TS.BS Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, đơn vị này vừa mới ghi nhận một trường hợp mắc tay chân miệng cực kỳ hi hữu ở người lớn.
Nghi ngờ mình bị bệnh chàm, chị P.T.D. (32 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình, TP.HCM) đi khám tại Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM với các biểu hiện thương tổn trên da nên được nhân viên y tế nghi ngờ khả năng chị D. bị viêm da tiếp xúc nên chuyển khám tại khoa da liễu.
Theo TS.BS Lê Thái Vân Thanh, bệnh nhân bị các bóng nước không chỉ ở lòng bàn tay, bàn chân mà còn ở cả vị trí khoeo tay, chân, nếp gấp của da nên rất dễ bị nhầm với bệnh chàm và bệnh viêm da tiếp xúc.
Trước đó, chị D. đang chăm con 9 tháng tuổi mắc bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 nên bác sĩ đã nghĩ tới khả năng chị bị lây tay chân miệng.
"Kết quả xét nghiệm cho thấy, đây đúng là trường hợp nhiễm tay chân miệng hi hữu ở người lớn", TS.BS Lê Thái Vân Thanh cho hay.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, từ xưa tới nay ông chưa thấy bệnh nhi tay chân miệng nào lây nhiễm cho phụ huynh cả. Tay chân miệng vốn được coi là bệnh của trẻ em. Phụ nữ mang thai cũng có thể mắc tay chân miệng vì đề kháng yếu nhưng ở người bình thường tới nay là rất hiếm.
"Điều đáng lo ngại, người lớn bị tay chân miệng là một nguồn lây truyền rất nguy hiểm do chủ quan bệnh nhẹ và thường là nội trợ chính, chăm sóc nấu ăn cho mọi thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em; thậm chí đây là nguồn lây truyền xuyên vùng (trans-regional spread) trên thế giới.
Hơn nữa, các dấu hiệu tay chân miệng ở người lớn có thể bị nhầm lẫn với một số vấn đề da liễu thường gặp như viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da côn trùng, chàm...", TS.BS Lê Thái Vân Thanh khuyến cáo.
Vụ bé 6 tháng tuổi tử vong vì kẹt giữa đệm và tường: Dù con ngủ chung hay riêng, bố mẹ đều phải nhớ loạt nguyên tắc này để bé không gặp nguy hiểm Sự việc bé 6 tuổi tử vong trong lúc ngủ do bị kẹt giữa đệm và tường đang khiến không ít bậc phụ huynh có con nhỏ cảm thấy hoang mang. Ngày 6/11 vừa qua, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM về thường hợp một bé 6 tháng tuổi tử vong do bị kẹt giữa đệm và tường trong lúc...