Bé trai mắc hội chứng bong vảy da do tụ cầu
Bệnh nhi 3 tuổi được đưa vào Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) do xuất hiện mụn phỏng nước vùng mũi, miệng và mắt, da bị sung huyết.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi mắc hội chứng 4S, còn gọi hội chứng bong vảy da do tụ cầu (Stahylococcal scalded skin syndrome).
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hiền, hội chứng bong vẩy da do tụ cầu là bệnh nhiễm trùng da cấp tính gây nên do ngoại độc tố của tụ cầu. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đỏ da, phỏng nước, bong vẩy da lan tỏa. Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt nặng với bé sơ sinh và dễ nhầm lẫn với một số bệnh da liễu khác.
Bé trai mắc hội chứng bong vảy da do tụ cầu vàng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Video đang HOT
Bệnh do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) nhóm hai gây ra. Bệnh bắt đầu từ một nhiễm trùng ở quanh hốc mắt, mũi, miệng. Các nếp kẽ bẹn, nách xuất hiện thương tổn đỏ da, mụn nước, mụn mủ dập vỡ nhanh đóng vẩy.
Bệnh nhân mệt mỏi, sốt. Sau 24 đến 48 giờ, vùng da đỏ nhanh chóng lan rộng ra toàn thân, phù nề, đau. Trên bề mặt da xuất hiện các bọng nước mềm, rất nông, không rõ ranh giới, dễ trợt, đôi khi các bọng nước này liên kết với nhau thành mảng rộng, sau đó bong vẩy mỏng, để lại nền da đỏ ẩm. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị mất nước, rối loạn điện giải.
Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, trong vòng 5-7 ngày sau các thương tổn khô lại, bong vẩy da và khỏi bệnh hoàn toàn.
Nguồn lây bệnh từ các bà mẹ mang vi khuẩn hoặc người nuôi dưỡng trẻ. Bệnh có thể bùng phát thành dịch ở những phòng nuôi dưỡng trẻ sơ sinh. Các bác sĩ khuyến cáo, nếu bà mẹ bị áp xe vú do tụ cầu thì không nên cho con bú, cho đến khi điều trị khỏi hẳn áp xe. Người nuôi dưỡng trẻ, nếu bị viêm da, viêm họng… thì cần điều trị khỏi hẳn mới tiếp tục chăm sóc trẻ. Trong nhà trẻ, phòng nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, khi có trẻ bị bệnh cần cách ly và không cho trẻ khỏe mạnh tiếp xúc với bệnh nhi.
Lê Nga
Theo vnexpress.net
Bé trai ở Tuyên Quang chào đời mới 10 ngày đã bị thủy đậu
Mẹ bé mắc bệnh thủy đậu ba ngày trước khi sinh và lây cho con, khiến bé mới 10 ngày tuổi đã xuất hiện triệu chứng bệnh.
Bệnh nhi được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng sốt, xuất hiện bóng nước toàn thân.
Trước khi sinh ba ngày mẹ bé bị thủy đậu. Khi mang thai mẹ không tiêm phòng văcxin thủy đậu. Bé chào đời được 10 ngày thì bắt đầu có biểu hiện bệnh. Đánh giá trường hợp này rất đặc biệt do bệnh nhi còn quá nhỏ, hệ miễn dịch non yếu và mẹ bé vẫn đang mang virus thủy đậu, các bác sĩ đang điều trị tích cực cho bé.
Bệnh nhi bị nổi bóng nước khắp người. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Thủy đậu là bệnh rất nguy hiểm đặc biệt với trẻ sơ sinh khi sức đề kháng của bé còn rất yếu và bệnh thường lây lan rất nhanh trong vòng hai, ba ngày đầu.
Bệnh có biểu hiện ban đầu là sốt, nổi bóng nước khắp cơ thể và tùy tình trạng nặng nhẹ thì bóng nước nổi nhiều hay ít. Khi nghi ngờ mắc thủy đậu nên cách ly người bệnh. Khi người bệnh có các bóng nước viêm tấy, yếu tay chân, sốt cao... cần nhanh chóng đến bệnh viện.
Bệnh thủy đậu có thể gây ra các biến chứng viêm phổi, não, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết... Tiêm văcxin phòng bệnh thủy đậu là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh cho trẻ. Thời gian tiêm khi trẻ đủ 12 tháng tuổi và tiêm nhắc lại theo lịch tiêm chủng của cơ sở y tế.
Phụ nữ có ý định mang thai cần tiêm văcxin phòng thủy đậu ít nhất 3 tháng trước khi có thai. Đây là cách tránh lây nhiễm bệnh thủy đậu tốt nhất cho mẹ và thai nhi trong thai kỳ.
Lê Nga
Theo vnexpress.net
Hoại tử ngón tay do đắp thuốc nam vào vết rắn hổ mang cắn Thay vì vào viện điều trị sau khi bị rắn hổ mang cắn vào tay, bệnh nhân dùng thuốc nam đắp lên vết thương khiến bàn tay sưng nề. 17 giờ sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân 41 tuổi mới vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ). Lúc này bàn tay trái của anh đã sưng nề, tím ngắt, chảy...