Bé trai hơn 2 tuổi đã là tay phụ bếp cừ khôi, tự ngủ lúc 7h tối và “ngốn” cả trăm cuốn sách nhờ phương pháp dạy khéo léo của mẹ trẻ ở Huế
Mẹ trẻ ở Huế đã có phương pháp hay dạy con ngay từ khi còn nhỏ. Mặc dù mới 2 tuổi nhưng cậu bé có thể vo gạo nấu cơm, rửa rau , dùng dao khéo léo…
Đối với nhiều bố mẹ, con 2 tuổi vẫn còn non nớt, không biết gì và chưa cần dạy làm gì. Ở tuổi này chỉ cần ăn ngon, ngủ ngoan là niềm vui của các gia đình. Tuy nhiên, với chị Thanh Phương (sinh năm 1986), sống tại Huế lại có quan điểm khác. Chị đã dạy cho con trai Moka mới 2 tuổi nhưng đã làm được nhiều việc nhà đáng ngưỡng mộ.
Vào bếp từ năm 2 tuổi
Mới 2 tuổi nhưng Moka đã đam mê vào bếp nấu nướng cùng bố mẹ.
Chị Phương chia sẻ: “ Khi bé 2 tuổi mình bắt đầu cho con vào bếp và hướng dẫn cháu nấu ăn, đi chợ thì từ nhỏ đã được đi theo mẹ. Hiện tại cháu mới được 2 tuổi 7 tháng nhưng đã là một tay phụ bếp cừ khôi:
- Vo gạo nấu cơm không đổ hạt gạo nào
- Rửa rau 3 lần sạch sẽ tươm tất
- Đặc biệt dùng các loại dao rất khéo”.
Moka vo gạo rất khéo.
Chia sẻ về lý do dạy con làm việc nhà dù con trai đang còn nhỏ, chị Thanh Phương cho biết: “ Từ khi yêu nhau đến cưới nhau được gần 6 năm, chồng mình vào bếp nhiều hơn mình. Nhất là lúc mình mang thai và nuôi con nhỏ. Mình thấy rất may mắn và hạnh phúc, chồng như thế nên nuôi con cũng không làm phiền tới ông bà nội ngoại.
Không có giới hạn số tuổi để bắt đầu việc gì đó, phù hợp với tính cách và hoàn cảnh gia đình là được, và không ai hiểu con bằng người gần con nhất cả, đó là mình. Và 2 tuổi là rất thích hợp, tuổi này muốn bắt chước, ham lạ, ham vui nên rất dễ bày vẽ, mặc dù nhanh chán nhưng lại muốn làm. Còn lớn hơn thì sẽ khôn hơn, sự lựa chọn sẽ nhiều hơn, nên khó bắt đầu hơn”.
Thực tế rất nhiều người thích dạy con vào bếp nấu nướng nhưng lại sợ chuyện đổ vỡ, dao kéo đứt tay con nên lại tặc lưỡi chờ con lớn. Với chị Phương thì không như vậy. Người mẹ Huế này bày tỏ: “ Nói đến nỗi sợ thì nó sẽ theo suy nghĩ của các bà mẹ khi con vừa sinh ra cơ, sợ ốm, sợ đau, sợ không ăn, sợ đủ thứ…và lớn lên sợ con khổ.
Dạy bảo trên tinh thần tôn trọng ý muốn của con trẻ, khi con thực sự yêu thích thì bạn bảo gì con cũng vâng lời cả.
Ví dụ con bảo là “Con muốn tự nấu?”. Mình trả lời “Ok! Nhưng mẹ sẽ nêm nếm, con trộn lại”. Nếu con đồng ý mình sẽ cùng làm, còn không con vào phòng tự chơi. Đó là cách gia đình mình giao tiếp và dạy bảo con trẻ”.
Và quả thật, đến hiện tại chị Phương luôn hài lòng vì phương pháp dạy con sớm của mình: “ Sau khi tập cậu trai nhỏ làm bếp, đến giờ nấu cơm trưa và tối cả nhà 3 người cùng nhau vào bếp. Bữa cơm lúc nào cũng vui vẻ, ngon miệng. Mỗi lần chồng và con đứng bếp, làm việc nhà, mình thấy có một sức hút kì lạ, nhìn rất ngầu không thua gì các anh Hàn Quốc trên phim”.
Ăn như người lớn, ngủ lúc 7h tối và đam mê sách
Ngoài việc dạy con trai làm việc nhà từ sớm, chị Phương tự hào vì con dễ ăn, tự lập: “ Mình dạy cháu ăn theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW từ khi 6 tháng. Phương pháp này mình đã dạy con rất thành công và giúp con hiểu rất nhiều quy tắc trong gia đình từ việc ăn uống. Thế nên việc dạy con nấu ăn thực sự rất dễ bảo và tiến bộ.
Hiện tại con mình mê ăn, ăn như một người lớn, ngồi ghế, nghiêm túc từ nhà hay đi ra ngoài”.
Moka ngồi ăn ngoan như người lớn chứ không hề nhõng nhẽo như nhiều đứa trẻ khác.
Chị Phương nhớ lại kỷ niệm có lần con trai không chịu ăn rau và chị đã dùng biện pháp mạnh ít ai dám làm:
“Quy tắc của nhà mình là ăn rau trước mới được ăn thức ăn khác và cơm. Thế là con nhịn đói luôn 2 ngày. Con đói tới mức không đi nỗi và xin mẹ được ăn.
Thế nhưng tình trạng này kéo dài đến 6 ngày, tức là 2 ngày con nhịn xong lại ăn 1 bữa no nê rồi 2 ngày nhịn ăn… Vợ chồng mình vẫn kiên quyết nếu con không ăn rau mời con xuống ghế, và vì đói quá cũng phải ăn. Giờ con là một cây ngốn rau của cả nhà. Mình hạnh phúc nhất là chuyện ăn của con vì gia đình đi đâu cũng không lo chuyện ăn uống”.
Ngoài chuyện ăn và làm việc nhà, bé Moka còn khiến nhiều người ngưỡng mộ vì có thể tự ngủ (ngủ đêm từ 7h tối đến 6h30 sáng từ khi sinh ra tới giờ). Quan điểm của chị Phương “Khi trẻ con ngủ đủ, giờ ăn hạnh phúc thì mọi chuyện khác thực sự dễ dàng”.
Moka đam mê sách và chưa biết đến công nghệ.
Thêm điều đặc biệt với cậu bé Moka là đến bây giờ vẫn chưa hề biết đến công nghệ. Thay vì xem tivi, điện thoại, cậu bé lại đam mê với sách. Chị Phương hạnh phúc nói đùa “ Con ngốn mấy trăm cuốn sách của mẹ rồi”.
Theo Trí Thức Trẻ
Cảm thấy thương con hơn qua mùa dịch Covid-19
Suốt cả tuần nay, hai cậu con trai của tôi (học lớp 7 và lớp 10) đã thay đổi rất nhiều. Lúc nào các con cũng vui vẻ và hào hứng. Chưa bao giờ tôi thấy chúng "dễ thương" như bây giờ.
Nhìn các con như vậy, tự nhiên nước mắt tôi trào ra vì thương con.
Trước đây, chúng tôi từng rất mệt mỏi trong cách dạy con. Hai vợ chồng tôi không hiểu sao bọn trẻ lại bướng bỉnh thế. Nhiều khi chúng thường làm trái ngược lại lời dạy của ba mẹ. Ông xã tôi thì nóng tính. Cứ về đến nhà là quát tháo bọn trẻ om xòm chuyện học hành. Chưa kể, lúc nào anh cũng nhắc đến bài ca muôn thuở lúc trước của mình. Nào là ngày xưa ba từng nỗ lực vô cùng mới được đến trường. Nào là ba vừa học vừa phải phụ ông bà chuyện nhà cửa... Bọn trẻ nhà tôi cứ nghe đến đó là vội vã vào phòng vì sợ ba. Các con nhà tôi cũng ít trò chuyện tâm sự cùng ba mẹ.
Trong cuộc sống, chúng tôi cũng thường áp đặt với các con. Chỉ cần các con làm sai điều gì là chúng tôi không ngừng trách mắng các con. Ngay cả việc học thêm của tụi nhỏ cũng vậy. Có khi các con không muốn nhưng vẫn phải đi. Nhiệm vụ chính của các con chỉ có việc học và học thôi. Lúc nào chúng tôi cũng mong ước con học thật giỏi để sau này có một tương lai tươi sáng. Chúng tôi ít chú ý đến suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của bọn trẻ.
Thông thường vào những ngày nghỉ, chúng tôi vẫn nhắc con phải học bài. Vợ chồng tôi thì ôm đồm tất cả mọi việc nhà. Thời gian rảnh thì chúng tôi ngồi xem điện thoại. Cả hai vợ chồng tôi cũng ít tương tác qua lại cùng các con.
Vậy nhưng, kì nghỉ vì dịch Covid-19 này đã khiến gia đình tôi xích lại gần nhau. Có thời gian rảnh, tôi cùng các con nấu ăn, rồi cùng các con chuyện trò tâm sự. Nhìn các con hớn hở mà tôi cảm thấy ân hận vô cùng. Bao lâu nay, chúng tôi ít dành thời gian cho các con. Mọi công việc nhà tôi cứ làm hết. Rồi cuối cùng là tự tôi ôm cục tức vào lòng. Ngày nào tôi cũng trách móc, than phiền đủ thứ về các con.
Kì nghỉ này đã khiến chúng tôi suy nghĩ rất nhiều trong cách dạy con. Bản thân tôi cũng cảm thấy thương con hơn qua mùa dịch này. Chúng tôi cũng học được nhiều điều trong cách dạy con. Hai cậu con trai của tôi đã trưởng thành lên rất nhiều. Lần đầu tiên, các con biết lau nhà và nấu một số món ăn thông dụng. Ngoài ra, các con còn biết giúp ba mẹ trồng thêm rau sạch để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Chưa kể, trò chuyện tâm sự cùng con, chúng tôi còn nhận ra các con tình cảm, dễ thương chứ không bướng bỉnh như chúng tôi thường nghĩ lúc trước.
Sáng nay, cậu con trai thứ hai còn ôm mẹ và nói lời cảm ơn. Con bảo dịp nghỉ này con hạnh phúc quá. Con rất mong tới đây, ba mẹ cũng vẫn dễ tính như dịp này nhé. Nghe con nói, tôi xúc động vô cùng.
Thời gian tới, chắc chắn chúng tôi sẽ phải sắp xếp lại công việc để có thời gian ở bên con nhiều hơn. Hai vợ chồng cũng tự hứa sẽ cai bớt điện thoại. Cả nhà tôi sẽ cùng nhau chia sẻ mọi việc. Ngày nghỉ, chúng tôi sẽ cho các con đi chơi thể thao, đi dã ngoại. Buổi tối, cả nhà có thể ngồi cùng nhau đọc sách hoặc xem phim.
Kì nghỉ vì dịch Covid-19 đã giúp tôi nhận ra nhiều điều. Tôi trân trọng hơn những phút giây được ở bên gia đình, người thân. Cám ơn kì nghỉ thật nhiều.
Loát Trần
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Vĩnh Phúc: Hàng loạt công nhân công ty giày da ngất tại chỗ nghi do ngộ độc khí Trong lúc đang làm việc thì rất nhiều công nhân tại Công ty TNHH Lợi Tín (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) bất ngờ ngất xỉu với biểu hiện đau đầu chóng mặt, buồn nôn. Mới đây, Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch và các công nhân công ty TNHH Lợi Tín đang điều trị ở đây cho biết, từ chiều ngày...