Bé trai học tiểu học nhờ vận dụng kiến thức SGK, cứu mọi người kịp thời trong đám cháy ban công tầng 3 chung cư
Cũng nhờ có sự nhanh trí, biết áp dụng kiến thức học được trong SGK bé trai tiểu học cứu mọi người kịp thời trong đám cháy ban công tầng 3 chung cư
Có thể nói, vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội khiến 56 người tử vong và 37 người bị thương đang để lại những ký ức kinh hoàng in hằn trong tâm trí người dân cả nước ta. Nhìn lại vụ hỏa hoạn mới thấy tầm quan trọng của việc trang bị kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm khi có sự cố cháy nổ là điều hết sức quan trọng.
Vụ cháy chung cư mini Hà Nội, gây thiệt hại vô cùng lớn về cả người và của khiến bất cứ ai cũng không khỏi xót xa.
Liên quan đến vụ cháy chung cư mini, một vụ việc xảy ra tại Trung Quốc vào đầu tháng 2 năm nay bất ngờ được nhiều người nhắc lại. Theo đó, một bé trai tiểu học nước này đã cứu được mọi người nhờ học được kiến thức chữa cháy mà nhà trường giảng dạy, việc này cũng để cảnh báo về tầm quan trọng của việc trang bị các kiến thức phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm vững kiến thức an toàn PCCC&CNCH đặc biệt là khi ở chung cư, toà nhà cao tầng.
Cũng nhờ có sự nhanh trí, biết áp dụng kiến thức học được trong SGK bé trai tiểu học cứu mọi người kịp thời trong đám cháy
Cụ thể, ngày 3/2/2023, tại ban công phòng 304 của một căn chung cư ở quận Cảng Bắc, Quý Cảng, Quảng Tây xuất hiện đám cháy. Khi đó cậu bé tên Giang Tiên Quốc, sống ở tầng 14 đang ở nhà thì nghe tiếng hét thất thanh từ tầng dưới vọng lên. Ngay sau khi xác định được vị trí đám cháy, Tiên Quốc đã chạy ra ngoài, dùng bình xịt chữa cháy để phun ngoài hành lang. Sau đó, cậu bé cầm theo bình chữa cháy, chạy dọc cầu thang bộ từ tầng 14 xuống và cùng nhân viên quản lý tòa nhà đến tầng số 3, nơi đang có đám cháy ngoài ban công. Đến khi nhân viên cứu hỏa tới, họ phát hiện ngọn lửa đã được dập tắt. Đội cứu hỏa thành phố Quý Cảng đã dành nhiều lời khen cho Tiên Quốc vì sự thông minh, dũng cảm và đặc biệt trao tặng cậu bé danh hiệu “anh hùng nhí phòng cháy chữa cháy”.
Hiện trường vụ cháy ban công tầng 3 chung cư
Video đang HOT
Theo chia sẻ, bé Quốc là học sinh lớp 5 tại trường Tiểu học địa phương năm nào trường em cũng tổ chức diễn tập an toàn phòng cháy chữa cháy. Khi phát hiện đám cháy ở ban công tầng 3, em đã sử dụng kiến thức dập lửa bằng bình xịt chữa cháy được học ở trường và trong sách giáo khoa.
Cũng nhờ có sự nhanh trí, biết áp dụng kiến thức của bé trai này này mà khu dân cư đã tránh được một thảm họa. “Lúc đó, em cũng hơi sợ nhưng em nhớ lại kiến thức về bình xịt chữa cháy đã được dạy. Trước đó ở trường, em cũng được trải nghiệm dùng bình xịt này rồi”, Kiến Quốc nhớ lại.
Vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương: Trách nhiệm liên đới thuộc về ai?
Theo nhận định của luật sư Lê Bá Thường (Đoàn luật sư TP.HCM), việc kinh doanh dịch vụ karaoke là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải xin giấy phép kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể.
Tối 12/9, Công an tỉnh Bình Dương đang phối hợp với Viện Khoa học hình sự và Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy cơ sở kinh doanh karaoke An Phú (đường Trần Quang Diệu, phường An Phú, thành phố Thuận An, Bình Dương). Đây là vụ hỏa hoạn làm 32 người tử vong.
Trước đó, đại tá Trịnh Ngọc Quyên - Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra hoàn thành các thủ tục, ra quyết định khởi tố, điều tra vụ án "Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy" xảy ra tại cơ sở karaoke nêu trên. Bước đầu, Cơ quan CSĐT xác định nguyên nhân vụ cháy là do chập điện ở trần tầng 2 sau đó lan lên tầng 3 của cơ sở kinh doanh này.
Qua điều tra, cơ sở này do ông Lê Anh Xuân (sinh năm 1980, hộ khẩu thường trú phường An Phú, thành phố Thủ Đức, TP.HCM) đứng tên đăng ký kinh doanh. Năm 2021, ông Xuân cho ông P.Q.K (SN 1989, ngụ tỉnh Hậu Giang) thuê lại và được giao toàn quyền quản lý cơ sở. Thời điểm xảy ra vụ cháy, ông Xuân không có mặt tại hiện trường.
Hiện, cơ quan cảnh sát điều tra đang phối hợp với các lực lượng chức năng điều tra, xác minh để xem xét xử lý trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ cháy theo quy định. Trước đó, vào cuối tháng 4/2022, Công an thành phố Thuận An đã làm việc với cơ sở này và kiến nghị chủ cơ sở liên hệ với đơn vị chuyên môn về ngành điện kiểm tra, rà soát hiện trạng hệ thống điện, đánh giá tình trạng hệ thống điện hiện đang sử dụng.
Trong quá trình hoạt động thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, cũng như không phát sinh thêm thiết bị tiêu thụ điện, đảm bảo không để chập điện, quá tải xảy ra cháy. Tuy nhiên, từ khi có biên bản đến lúc xảy ra vụ cháy, quán chưa thực hiện như kiến nghị của cơ quan chức năng. Thuê giấy phép kinh doanh karaoke có thể bị thu hồi và nộp lại toàn bộ số tiền thu được
Theo nhận định của luật sư Lê Bá Thường (Đoàn luật sư TP.HCM), việc kinh doanh dịch vụ karaoke là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải xin giấy phép kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể. Như vậy, kinh doanh dịch vụ karaoke phải đảm bảo đủ các điều kiện từ địa điểm, trang thiết bị, điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy cũng như diện tích phòng hát karaoke...
Do đó, nhiều cá nhân, tổ chức đã nghĩ đến phương án thuê giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke của người khác để tiến hành kinh doanh. Cũng theo luật sư Thường, các hành vi vi phạm trong kinh doanh dịch vụ karaoke sau đây sẽ bị xử phạt hành chính: Kinh doanh dịch vụ karaoke không có giấy phép theo quy định; Sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh; Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke để kinh doanh.
Các hành trên là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hành chính với số tiền từ từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân (khoản 7 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP). Còn đối với tổ chức kinh doanh karaoke sẽ bị phạt số tiền gấp đôi là 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, hành vi vi phạm trên còn có thể bị xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke từ 18 tháng đến 24 tháng (khoản 9 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).
Đồng thời, còn có thể bị thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: bị thu hồi giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, bị buộc nộp lại toàn bộ số tiền thu được từ quán karaoke này do thực hiện hành vi vi phạm (khoản 10 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP và khoản 5 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP).
"Do đó bên cho thuê và bên thuê giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke đều là hành vi vi phạm pháp luật và tùy theo hậu quả xảy ra sẽ bị xử phạt hành chính xử lý hình sự theo quy định pháp luật", luật sư Thường phân tích.
Trả lời phỏng vấn báo chí sau vụ cháy thảm khốc khiến 32 người không qua khỏi, bà Hoa, vợ ông Lê Anh Xuân (chủ quán karaoke An Phú) cho biết ngay từ khi mở quán vợ chồng bà đã thiết lập hệ thống PCCC đúng quy định. Bà Hoa tự tin với hệ thống PCCC tại quán, nên theo bà hỏa hoạn xảy ra là chuyện xui rủi, bất khả kháng. Nói về trách nhiệm trong vụ cháy, vợ chủ quán karaoke An Phú không dám nhận hết trách nhiệm. Bà Hoa cho hay, nếu khách hát nghe chỉ dẫn của nhân viên để thoát nạn thì đã không có người tử vong, mà chỉ gia đình bà thiệt hại tài sản.
Vụ cháy karaoke ở Bình Dương: 'Nếu phòng hát có chốt trong, nhiều người phải chịu trách nhiệm' Trước thông tin này, luật sư Phạm Văn Phất, Văn phòng luật sư An Phát Phạm cho biết, theo quy định tại Khoản 4, Điều 4, Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke yêu cầu: "Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ)"....