Bé trai hoại tử tay không rõ nguyên nhân
Tiêm vắcxin phòng lao 5 ngày, bé Tiến Minh (1 tháng tuổi, Hòa Bình) có biểu hiện tím tái, hoại tử 5 đầu ngón tay của bàn tay trái. Các bác sĩ khẳng định, bệnh của trẻ không liên quan đến việc chích ngừa.
Hiện trẻ nằm điều trị tại khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) trong phòng chăm sóc đặc biệt. Theo các bác sĩ, trẻ đã qua cơn nguy kịch nhưng tình trạng hoại tử chưa đánh giá được, xấu nhất có thể phải tháo khớp.
Theo lời kể của gia đình, khi được 18 ngày tuổi, trẻ được đi tiêm phòng lao, 2 ngày sau thì có ho, khò khè, quấy khóc. 3 ngày tiếp theo, bé bắt đầu xuất hiện bầm tím ở ngón tay của bàn tay trái. Trẻ được đưa vào bệnh viện tuyến dưới, sau đó được chuyển tiếp đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Phó khoa Sơ sinh cho biết, bé Minh nhập viện ngày 9/3 khi mới được 22 ngày tuổi trong tình trạng nhiễm khuẩn huyết toàn thân rất nặng, phải thở máy, bị rối loạn đông máu nội mạc, tay có biểu hiện hoại tử, tím tái. Trẻ được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, truyền các chế phẩm máu…
Tiên lượng những ngày đầu rất nặng, khả năng tử vong cao. Hiện các bác sĩ đã khống chế được tình trạng nhiễm khuẩn, khu trú được khu vực bị tím tái, hoại tử, không cho tiến triển lan tiếp; dù vậy bệnh vẫn nặng.
Video đang HOT
5 đầu ngón tay của trẻ bị hoại tử, tím tái. Ảnh:Nam Phương.
Theo tiến sĩ Hà, những phản ứng phụ sau tiêm lao có thể gặp là: sốt liên tục, có ổ áp xe tại chỗ tiêm, nặng hơn thì nổi hạch lao… Bé Minh không có những biểu hiện như thế nên có thể khẳng định, việc trẻ bị hoại tử ở đầu ngón tay không phải do tiêm vắcxin. Sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất kém, đôi khi các cháu vào viện trong tình trạng nhiễm trùng rất nặng không giải thích được, không tìm thấy đường vào như trường hợp này.
“Chúng tôi vẫn hay gặp trẻ bị nhiễm trùng huyết, nhưng phải là những ca nặng mới dẫn đến đông máu nội mạch rải rác, từ đó có thể gây tắc mạch ở bất kỳ cơ quan nào, hay gặp ở đầu ngón tay, chân – tại đây các mạch rất bé, cục máu đông di chuyển đến tắc lại gây hoại tử. Chúng tôi cũng từng gặp ca hoại tử chi như trên, phải tháo khớp”, tiến sĩ Hà nói.
Bác sĩ khuyến cáo, sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất yếu, có thể nhiễm bất kỳ loại vi khuẩn gì, giống như người nhiễm HIV giai đoạn cuối; đặc biệt trẻ sinh non, đã bị nhiễm trùng thì bệnh thường rất nặng nề. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như: sốt, bỏ bú, ho, khò khè, hơi li bì… thì cha mẹ phải đưa đến bệnh viện khám.
Nam Phương
Theo VNE
Việt Nam dùng robot mổ nội soi
Việc dùng người máy để phẫu thuật nội soi giúp các phẫu thuật viên có thể quan sát sâu và chính xác hơn so phẫu thuật nội soi quy ước nhờ hình ảnh không gian 3 chiều.
Ngày 27/2, Bệnh viện Nhi Trung ương chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm phẫu thuật nội soi nhi khoa có sử dụng robot trong các ca mổ, với số tiền đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. Đây là bệnh viện đầu tiên trong cả nước triển khai phẫu thuật nội soi có ứng dụng robot một cách đồng bộ.
Trung tâm phẫu thuật nội soi nhi khoa đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Phó giáo sư Lê Thanh Hải, Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ứng dụng người máy trong mổ nội soi tạo điều kiện để các bác sĩ phẫu thuật nhi có thể thực hiện được các kỹ thuật ngang tầm quốc tế, đồng thời phát triển kỹ thuật mới, khó giải quyết các bệnh phức tạp. Đây là nền tảng để Việt Nam phát triển ý tưởng phẫu thuật từ xa, thực hiện kỹ thuật cho những vùng địa lý xa xôi, nơi hải đảo... từ các trung tâm y khoa ở thành phố lớn.
Phẫu thuật nội soi robot đã khắc phục được những hạn chế của phẫu thuật nội soi theo quy ước. Với hình ảnh không gian ba chiều, các phẫu thuật viên có thể quan sát sâu hơn và chính xác hơn trước.
Bên cạnh đó, vùng phẫu thuật thu hẹp, ít xâm lấn nên bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh hơn. Cánh tay robot có nhiều khớp cử động và camera điều khiển giúp phẫu thuật những vùng khó mà bình thường phải mổ mở.
Thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã mổ thành công 8 ca ứng dụng công nghệ này trên 8 bệnh nhi. Như vậy, Việt Nam là nước đầu tiên tại Đông Nam Á và thứ hai của châu Á có trung tâm ứng dụng kỹ thuật cao này.
Theo VNE
Lo ngại dịch chồng dịch Theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, lo ngại về dịch sởi hiện nay chỉ là một phần vì đáng ngại hơn là việc dịch chồng dịch khi cúm A(H7N9) từ Trung Quốc có thể xâm nhập và diễn biến phức tạp. Sáng 15/2, trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp tại một số địa phương, Bộ Y tế tổ...