Bé trai chào đời giữa vụ nổ Beirut
Khi Emmanuelle sắp sinh bé George trong bệnh viện St. George ở thủ đô Beirut, một tiếng nổ lớn vang lên.
Chiều 4/8, Edmond Khnaisser bước vào phòng nơi vợ anh Emmanuelle sắp sinh để chuẩn bị ghi lại những khoảnh khắc đầu tiên của con trai. Tuy nhiên thay vào đó, anh đã ghi lại khoảnh khắc vụ nổ lớn nhất trong lịch sử Lebanon.
Sức ép từ vụ nổ 2.750 tấn amoni nitrat tại cảng ở Beirut khiến toàn bộ cửa sổ phòng bệnh viện vỡ tan, rơi xuống giường của Emmanuelle, 28 tuổi.
“Tôi tận mắt chứng kiến cái chết. Tôi bắt đầu cảm thấy ‘thế là hết?’ Tôi nhìn xung quanh và lên trần nhà, chỉ chờ nó sụp xuống chúng tôi”, Emmanuelle nói, nhớ lại hậu quả vụ nổ lớn khiến ít nhất 220 người chết và hơn 7.000 người bị thương.
Emmanuelle Lteif Khnaisser và con trai mới chào đời George tại nhà riêng ở Jal el-Dib, Lebanon hôm 12/8. Ảnh: Reuters.
Gạt sạch máu và mảnh kính vỡ, nhân viên y tế đưa Emmanuelle vào hành lang theo bản năng, vì lo sợ một vụ nổ khác có thể xảy ra sau đó.
Video đang HOT
Emmanuelle sắp ngất xỉu và run lẩy bẩy, nhưng cô hiểu rằng mình phải dồn sức sinh con. “Thằng bé phải đến với cuộc sống này và mình phải thật mạnh mẽ”, cô tự nhủ.
Ngay sau vụ nổ, Stephanie Yacoub, trưởng khoa sản tại bệnh viện St. George, chạy ra khỏi phòng để giúp đỡ một y tá bị thương nhưng đã quá muộn, y tá này đã qua đời. Yacoub vội vã quay trở lại với Emmanuelle để giúp cô sinh con. Hỗ trợ Yacoub là giáo sư Elie Anastasiades và một đội y tế.
“Không có điện và mặt trời bắt đầu lặn nên chúng tôi biết phải hoàn thành việc này càng sớm càng tốt. Bằng cách sử dụng đèn điện thoại của mọi người, chúng tôi giúp cậu bé đến với thế giới”, bác sĩ Yacoub chia sẻ hôm 12/8, một tuần sau vụ nổ.
17 người chết tại bệnh viện St. George ngay sau vụ nổ và hàng chục người bị thương, trong đó có mẹ của Edmond Khnaisser. Bà bị gãy 6 xương sườn và thủng phổi. Chạy đôn đáo lo cho mẹ và vợ, nhưng Khnaisser biết anh phải đưa con trai mới chào đời George đến nơi an toàn.
Họ vẫy xe trên đường và ra khỏi trung tâm vụ nổ, đến được một bệnh viện ngay bên ngoài thủ đô, nơi George cuối cùng cũng được tắm rửa sạch sẽ.
“George rất đặc biệt. Thằng bé là ánh sáng trong bóng tối, được sinh ra trong đống hoang tàn”, Khnaisser vừa nói vừa khoe ảnh con trai trên trang Instagram mà anh lập cho con. Cậu bé hiện được gọi là bé George “phép màu”.
Bệnh viện bị san phẳng sau vụ nổ ở Lebanon
Một số bệnh viện ở Beirut, Lebanon, trong đó có nơi đang điều trị bệnh nhi ung thư, hư hại nặng và quá tải sau vụ nổ hôm 4/8.
St. George, một trong những bệnh viện lớn nhất ở trung tâm thủ đô Beirut bị hư hại nặng tới mức phải đóng cửa và gửi bệnh nhân đi nơi khác, sau vụ nổ kinh hoàng tàn phá khu cảng thủ đô Beirut của Lebanon hôm qua, khiến ít nhất 78 người chết và hàng nghìn người bị thương. Hàng chục bệnh nhân và người nhà tại bệnh viện St. George bị thương do các mảnh vỡ và kính.
"Toàn bộ bệnh viện bị phá hủy", bác sĩ Peter Noun, trưởng khoa Huyết học và Ung thư nhi của bệnh viện St. George, nói. "Tôi chưa từng thấy điều này ngay cả trong chiến tranh. Thật là một thảm họa", ông nói.
Ghi âm cuộc gọi từ bác sĩ Joseph Haddad, quản lý bộ phận chăm sóc tích cực tại Bệnh viện St. George, gửi cho NYTimes cũng cho thấy thêm mức độ tàn phá của vụ nổ. "Các bạn của tôi. Tôi là bác sĩ Joseph Haddad, gọi cho các bạn từ bệnh viện St. George. Không còn bệnh viện St. George nữa. Nó sập rồi, bị san phẳng rồi. Bệnh viện đã bị phá hủy, toàn bộ. Cầu Chúa phù hộ".
Nhân viên y tế ở bệnh viện St. George, Beirut, Lebanon, phải sử dụng đèn pin do bệnh viện mất điện sau vụ nổ lớn ngày 4/8. Ảnh: Twitter/Haitham Hreibe.
Bên trong bệnh viện St. George, nơi cách vụ nổ khoảng 1 km, "mọi thứ sụp xuống, cửa sổ bị phá hủy, trần nhà vỡ thành từng mảnh", bác sĩ Noun nói, thêm rằng một số bệnh nhân của ông, trong đó có những đứa trẻ ung thư và các thành viên gia đình của họ, cũng bị thương.
Hai phụ huynh của bệnh nhi đang trong tình trạng nguy kịch, trong đó một người bố vừa vào thăm con, bị mảnh kính vỡ từ cửa sổ găm vào mặt và cơ thể, khiến ông bị trọng thương. Người đàn ông này đã được đưa sang một bệnh viện khác, đặt nội khí quản và trong tình trạng nguy kịch.
Trong khi đó, Bệnh viện Tập đoàn Y tế Bikhazi có 60 giường, phải điều trị cho 500 bệnh nhân trong vòng vài giờ sau vụ nổ, dù bệnh viện này cũng hư hỏng trên diện rộng do hậu quả vụ nổ, Rima Azar, giám đốc bệnh viện, cho biết.
"Bệnh viện có rất nhiều kính vỡ, cửa ra vào của bệnh viện bị vỡ hoàn toàn", bà Azar nói. "Cả mảng trần sập xuống một số bệnh nhân. Áp lực thật kinh khủng. Chúng tôi nghe thấy tiếng nổ lớn và sau đó mọi thứ đều rung chuyển".
Các nhân viên y tế cũng lo lắng về kho dự trữ vaccine và thuốc của Lebanon nằm trong kho Karantina gần cảng, nơi xảy ra vụ nổ. Họ cho biết hàng trăm nghìn liều vaccine cung cấp cho các trung tâm y tế trên khắp Lebanon đang được lưu trữ trong nhà kho nằm ở khu vực có các tòa nhà bị hư hỏng nặng.
Vụ nổ hôm qua được cho là cú sốc mạnh với đất nước đang quay cuồng vì khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ cùng đại dịch Covid-19, đẩy gần một nửa dân số vào cảnh nghèo đói. Đồng nội tệ lao dốc, các doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt.
Nhiều nước trên thế giới đã gửi lời chia buồn. Ngay cả Israel, đối thủ của Lebanon, cũng đề nghị gửi viện trợ. Tổng thống Donald Trump ban đầu nói rằng các tướng lĩnh Mỹ "dường như nghĩ đây là một vụ tấn công, một kiểu đánh bom". Tuy nhiên, giới chức Lebanon không mô tả vụ nổ là một cuộc tấn công.
Vị trí cảng Beirut, nơi xảy ra vụ nổ, hôm 4/8. Đồ họa: AFP.
Dân Beirut cảm thấy như 'bị nguyền rủa' sau vụ nổ Mây hình nấm sau vụ nổ ở Lebanon Cảnh tượng như tận thế sau vụ nổ Beirut 15 Một người Việt bị thương trong vụ nổ ở Lebanon
Vụ nổ Beirut phơi bày mặt trái của hàng hải quốc tế Lỗ hổng trong hệ thống hàng hải quốc tế khiến 2.750 tấn amoni nitrat mắc kẹt ở Beirut được cho là một nguyên nhân dẫn tới vụ nổ thảm khốc. Chiều tối 4/8, một đám cháy bùng lên tại nhà kho gần khu cảng ở thủ đô Beirut, Lebanon, cuối cùng làm bùng phát vụ nổ thảm khốc khiến ít nhất 158 người...