Bé trai bị thang cuốn sân bay “ngoạm” tay: Xét trả bảo hiểm hàng không
Nhà chức trách hàng không đang yêu cầu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất – TPHCM xem xét quyền lợi bảo hiểm cho bé trai V.N.K.P bị thang cuốn ở sân bay kéo đứt cổ tay hôm 7/4. Nếu trường hợp tai nạn này không thuộc trách nhiệm của bảo hiểm hàng không, Cảng có thể hỗ trợ chi phí điều trị.
Khu vực phòng chờ chuyến bay đi tại nhà ga hành khách quốc nội, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất – TPHCM
Như Dân trí đã đưa tin, bé V.N.K.P (17 tháng tuổi) cùng mẹ N.T.N (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) là hành khách đi máy bay của hãng hàng không Jetstar Pacific. Trong khi ngồi chờ chuyến bay tại khu vực cách ly nhà ga quốc nội, bé P tự đi lại và bị ngã vào thang cuốn ở khu vực cửa ra máy bay số 3. Thang cuốn đã kéo đứt 75% cổ tay của bé.
Đội y tế sân bay đã tiến hành sơ cứu kịp thời và nhanh chóng đưa bé P đi cấp cứu tại bệnh viện Nhi Đồng 1, sau đó tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố để mổ cấp cứu. Đến 21h ngày 7/4, ca mổ cấp cứu thành công, các bác sỹ đã nối được xương và các vi mạch máu cho tay của bé P.
Ngay sau sự việc này, Cảng vụ Hàng không miền Nam đã lập Đoàn kiểm tra việc duy trì điều kiện khai thác nhà ga hành khách tại Cảng hàng không này, kiểm tra việc lắp đặt, vận hành, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị của nhà ga để phục vụ khai thác, trong đó có thang cuốn.
Về vấn đề bảo hiểm hàng không đối với bé V.N.K.P, nhà chức trách hàng không đang yêu cầu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất xem xét để đảm bảo các quyền lợi bảo hiểm cho bé P vì tai nạn xảy ra ở sân bay. Nếu trường hợp tai nạn này không thuộc trách nhiệm phải chi trả bảo hiểm, cảng hàng không Tân Sơn Nhất có thể xem xét hỗ trợ một phần kinh phí.
Video đang HOT
Theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam, hãng hàng không phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ của hành khách, việc mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hoá, hành lý và do vận chuyển chậm hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm khác đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển.
Tuy nhiên, công ty bảo hiểm ký hợp đồng với hãng hàng không chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hành khách trong tình huống sự cố xảy ra trên máy bay hoặc lúc lên/xuống máy bay, lúc trên xe bus từ nhà ga hành khách ra máy bay (đối với chuyến bay đi) và khi khách trên xe bus lúc xuống máy bay vào nhà ga (đối với chuyến bay đến).
Với trường hợp sự cố xảy ra đối với hành khách ở sân bay, cảng hàng không đã ký hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba, tùy từng trường hợp cụ thể cảng hàng không sẽ làm việc với công ty bảo hiểm để giải quyết theo thoả thuận và quy định.
Theo Châu Như Quỳnh (Dân trí)
Mẹ bé trai bị thang cuốn Tân Sơn Nhất kẹp tay: 'Tôi chỉ vừa rời con'
Để con trai 17 tháng tuổi ngồi yên lúc chờ lên máy bay, người mẹ trẻ lấy kẹo cho con nhưng sau đó nghe tiếng cậu bé khóc thét, tay bị kẹp gần đứt ở thang cuốn.
Sáng 7/4, bé trai 17 tháng tuổi thiêm thiếp trong lòng mẹ sau ca phẫu thuật tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM. Bông băng quấn gần hết cánh tay phải, thỉnh thoảng cậu bé giật mình khóc, nấc nghẹn.
Người mẹ 26 tuổi mắt sưng húp, gương mặt nhợt nhạt. Gia đình cho biết chị khóc suốt từ hôm qua đến giờ vì dằn vặt, thương con. Chồng chị và người thân phải luôn an ủi 2 mẹ con.
Chị kể, chiều qua bế con trai ra Tân Sơn Nhất để bay về Đồng Hới (Quảng Bình). Sau khi xong tất cả thủ tục, hai mẹ con ngồi tại sảnh trước khu vực cửa ra số 3, chờ đến giờ lên máy bay.
Cậu bé sau đó trườn khỏi lòng mẹ, đòi chạy đi chơi. Chị dẫn con đi xung quanh một lúc rồi bế con về ghế nhưng cậu bé tiếp tục đòi chạy đi. "Để dụ cháu ngồi yên, tôi lục túi lấy kẹo, lúi húi bóc cho con. Ngước lên không thấy con đâu, tôi chạy tìm thì nghe tiếng khóc thét ở khu vực cầu thang cuốn", chị cho hay.
Mẹ bé trai hoảng hốt thấy tay con kẹt ở nhịp đầu tiên của thang cuốn nên ẵm lên. Bé khóc ngất, máu ra rất nhiều, chị hoảng loạn gọi người trợ giúp. "Có mấy anh an ninh, bác sĩ của sân bay chạy tới. Mọi chuyện xảy ra chỉ trong vài phút, tôi không thể ngờ con mình lại gặp nạn. Lúc nào tôi cũng đi kè kè với con mà", người mẹ trẻ rưng rưng.
Bé trai đang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Tin Tin
Đại diện sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, gần 16h, bé trai được một số hành khách phát hiện ngã xuống thang cuốn cảm ứng tự động, cổ tay bị thang cứa gần đứt lìa, nên hô hoán. Thời điểm xảy ra sự việc, quầy đóng vì không có chuyến bay nào. Việc này đồng nghĩa với thang cuốn lúc đó không hoạt động.
Đội y tế sân bay được điều tới sơ cứu ngay sau đó rồi chuyển bé trai đến Bệnh viện Nhi Đồng 1. Lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cũng đến bệnh viện thăm hỏi, hỗ trợ gia đình.
Tiến sĩ Mai Trọng Tường, Trưởng khoa Vi phẫu Tạo hình Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM cho biết, bé trai bị dập nát 75% cổ tay cả mặt trước lẫn mặt sau, rất nghiêm trọng. Các bác sĩ đã xử lý nối, phục hồi gân, xương, mạch máu.
"Nếu tay đứt ngang thì kỹ thuật nối sẽ dễ hơn, còn bàn tay cháu bị dập nát nên rất khó xử lý và nối xong vẫn có khả năng bị tắc lại", bác sĩ Tường phân tích.
Hiện, phần tay nối của cháu đã có máu lưu thông nhưng vẫn phải theo dõi sát và dùng những loại thuốc chống đông máu. Khoảng 7-10 ngày sau nếu mạch máu thông thì bàn tay của bé mới được xem là đã sống.
Theo bác sĩ Tường, do phần gân cơ bị dập nát quá nặng nên nếu giữ được tay, bệnh nhi sau này phải tập vật lý trị liệu. Xương tay của bé bị gãy nên cũng cần phải có thời gian phục hồi.
Nguyên nhân tai nạn đang được điều tra.
Duy Trần
Theo VNE
Bộ Quốc phòng bố trí lại đơn vị quân sự để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất Lãnh đạo 2 Bộ Quốc phòng và Giao thông thống nhất phương án bố trí lại các đơn vị, thiết bị quân sự để triển khai thực hiện dự án hạ tầng hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ngày 4/4, Bộ Giao thông và Bộ Quốc phòng họp bàn phương án điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không quốc...