Bé trai bị sát hại ở Tp HCM: Rủi ro khi giao việc nhiều áp lực cho người có tiền sử tâm thần
Về vụ việc một bảo vệ có tiền sử tâm thần bỗng dưng lên cơn và cứa cổ một bé trai 6 tuổi ở TP.HCM, bác sĩ La Đức Cương – nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1 khẳng định, giao việc có nhiều tiếp xúc, giao tiếp cho người đã có tiền sử bệnh tâm thần rất nguy hiểm.
Theo bác sĩ Cương, Luật pháp không bắt buộc những người có tiền sử tâm thần phải đi điều trị hoặc quản lý tập trung. Sau khi chữa khỏi các triệu chứng bệnh, ổn định sức khỏe và tâm lý thì người tâm thần được giao về địa phương và gia đình để quản lý. Với một số địa phương có dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng thì cán bộ y tế sẽ quản lý danh sách người có tiền sử tâm thần, phát thuốc để họ uống hàng ngày, đồng thời có tư vấn về sức khỏe, tâm lý cho người bệnh và người nhà của họ khi cần thiết.
Tiệm tạp hóa gần nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Người lao động.
Tuy nhiên, bác sĩ Cương cho biết, trên thực tế, nhiều người bệnh cho rằng mình đã khỏi hẳn, luôn lo lắng mình và gia đình bị kỳ thị, xa lánh, do đó họ thường giấu bệnh, không uống thuốc đều, không đi tái khám. Do đó, bản thân họ và gia đình cũng sẽ không nhận biết được các giấu hiệu tái phát bệnh. Đến khi có cơn tâm thần hoang tưởng, nghĩ rằng bị tấn công, bị đe dọa thì họ sẽ tấn công, gây án với người khác.
Về việc người có tiền sử tâm thần có nên đi làm hay không, bác sĩ Cương cho biết, sau khi điều trị ổn định, người tâm thần có sức khỏe, trí tuệ bình thường có khả năng lao động, tái hòa nhập với cộng đồng. “Về cơ bản có thể giao việc cho người có tiền sử tâm thần để họ có thu nhập, hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên không nên giao cho họ những việc có giao tiếp, tiếp xúc với nhiều người, những công việc đảm bảo trật tự, an toàn hay va chạm với người khác. Khi đó, nếu họ không uống thuốc định kỳ có thể dễ bị kích thích, tâm thần không ổn định” – bác sĩ Cương nói.
Bác sĩ Cương cũng cho biết, hiện tại rất khó phát hiện ai là người có tiền sử tâm thần hay không để giao việc. Hiện nay khi đi xin việc, người sử dụng lao động chỉ căn cứ vào lời khai của người lao động và bản khám sức khỏe thông thường. Với việc khám sức khỏe đó thì không bao giờ phát hiện được dấu hiệu ai có bệnh tâm thần hay không. Vì vậy, khi giao những việc nặng nhọc, dễ căng thẳng cho người có tiền sử tâm thần sẽ không phù hợp, dễ xảy ra rủi ro.
“Tôi rất mong muốn đến ngày chúng ta quản lý sức khỏe mọi người bằng hồ sơ y khoa, có mã số. Khi đó chỉ cần đánh mã số vào hệ thống là biết được tiền sử sức khỏe của mọi người. Như vậy chúng ta mới có cách hành xử tránh được những án mạng đau đớn như vậy” – bác sĩ Cương nói.
Bác sĩ Cương phân tích, các dấu hiệu sắp phát bệnh của người tâm thần rất khó phát hiện, vì đôi khi biểu hiện của họ chỉ hơi cáu kỉnh, hơi “gàn dở”. Bệnh tâm thần là bệnh mãn tính phải điều trị cả đời. Do đó, chỉ có cách là đưa những người có tiền sử tâm thần đi khám định kỳ hàng tháng, cho họ uống thuốc đều đặn. Tuy nhiên, việc gia đình có đưa bệnh nhân đi điều trị hay không cũng rất hạn chế.
Video đang HOT
“Gia đình thiếu năng lực, thiếu kiến thức chuyên môn để quản lý người tâm thần. Họ cũng còn nhiều e ngại sợ kỳ thị nên giấu bệnh. Ngoài ra, các gia đình có người tâm thần phân liệt có hoàn cảnh kinh tế rất eo hẹp, nên dù biết người thân bệnh nặng cũng không có tiền đi viện. Rất nhiều trường hợp người tâm thần phát bệnh tự sát hoặc gây ra các vụ thảm sát là ở các gia đình có kinh tế khó khăn, văn hóa thấp” – bác sĩ Cương phân tích.
Theo Danviet
Đau đớn xé lòng ở đám tang bé 6 tuổi bị BVDP sát hại
Hai chị em bé Kh. hay đến chốt bảo vệ dân phố chơi và nghi can hay cho bánh kẹo, cho tiền hai cháu nhỏ.
Ngồi lặng lẽ bên linh cữu cháu ngoại - bé Kh., nạn nhân bị bảo vệ dân phố sát hại hôm 26-11 ở Tân Phú (TP.HCM), bà Lê Thị Em thổn thức dặn những người tới viếng: "Cô chú thắp hương nhưng làm ơn đừng xá nó, nó mới 6 tuổi"!
Người thân lặng lẽ bên bàn thờ cậu bé xấu số. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Trên bức di ảnh, bé hồn nhiên xòe hai ngón tay thành hình chữ V, người nhà bảo đó là tấm ảnh chụp năm nó 3,4 tuổi, chụp bằng điện thoại. "Hồi nhỏ còn hay chụp ảnh, hôm qua lựa mãi mới được tấm làm ảnh thờ cho nó", nói đến đây bà Em khóc òa.
Bên linh cữu, vòng hoa tang ghi dòng chữ: "Các thầy cô giáo và cha mẹ học sinh Trường Tiểu học Hồ Văn Cường vô cùng thương tiếc bé Kh." khiến những người đến viếng không khỏi nghẹn ngào.
Nhớ lại vụ việc, những người hàng xóm không khỏi rùng mình. "Lúc đó tui đang đứng trông tạp hóa, thằng nhỏ qua mua hàng. Rồi thằng Giang xuất hiện cầm cái dao kề cổ thằng nhỏ, nhanh lắm. Tôi chết đứng, la lên. Thằng bé chạy một đoạn rồi gục xuống, thằng Giang thì tỉnh bơ trở về chốt trực tiếp, giống như chuyện vừa rồi chẳng liên quan gì đến nó vậy, nhìn rất ghê rợn. Từ hôm qua đến giờ, tôi không nhắm mắt nổi, ăn cũng không vô, sững sờ luôn!", bà Tư, một người hàng xóm, nói.
Hàng xóm đến chia buồn cùng gia đình bé Kh. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Ngồi lặng lẽ trong đám tang với một bên tai bị thương cuốn băng trắng là cậu ruột của bé Kh, ông thẫn thờ như vẫn không tin đó là sự thật.
Người nhà cho biết, lúc thấy cháu bị thương, trong nhà cứ nghĩ bị đụng xe. Rồi có người la, bị bảo vệ bên kia làm đó, mọi người vẫn không tin. "Lúc thằng nhỏ được đưa vào viện, ổng chạy qua hỏi, bị bảo vệ đó chém suýt đứt tai. Không chạy kịp chắc cũng chết rồi", người nhà cậu bé xấu số rùng mình nhớ lại.
"Mai mốt lớn con đi làm nuôi ngoại!"
Trong tiếng nấc nghẹn, cô ruột bé Kh. cho biết cháu là con thứ hai trong gia đình có 4 anh chị em, là cháu trai duy nhất đằng nội.
Chị ruột Kh. lặng lẽ đốt vàng mã trong đám tang em trai nhỏ. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
"Sau Kh còn một em 4 tuổi, một em mới một tuổi, mẹ nó còn đang bầu sắp sinh nữa. Thằng bé ngoan hiền lắm cô ơi. Mấy lần qua, nghe nó bảo với ngoại: Ngoại nuôi con cực, mai mốt con lớn con đi làm kiếm tiền nuôi ngoại... Nghe mà thương, giờ nó nằm đó...".
Bố bé Kh đi làm ăn xa chưa về kịp, nhà đã neo người nên việc chuẩn bị cho tang lễ của cháu bé cũng vất vả hơn. Chị Tuyền (mẹ của cháu) dù đang mang thai sắp đến ngày sinh nở gắng gượng cùng người nhà lo lắng cho lễ tang của con trai. Linh cữu bé sau sẽ được hỏa táng tại Phúc Long viên hóa An Biên Hòa.
Theo lời kể của người nhà, nghi can Hoàng Nhất Giang rất thương bé Kh. "Hai chị em nó qua đó chơi với ổng suốt, ổng cho bánh kẹo.... Kh. hiền queo nên được nhiều người thương lắm. Mấy lần qua chơi Giang còn cho nó tiền, có hôm cho nó 10.000, chị nó 10.000 vậy đó. Bình thường thấy hai chú cháu hay nói chuyện, đùa giỡn với nhau, chẳng biết sao mà nó hại chết thằng nhỏ", người nhà nói.
Trước đó như chúng tôi đã thông tin, vụ việc xảy ra vào chiều 26-11. Một bảo vệ dân phố tên Hoàng Nhất Giang (sinh năm 1983, ngụ phường 5, quận 11, TP.HCM) đang ngồi trong chốt gác gần địa chỉ 96 Trịnh Đình Trọng (phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM) thì thấy một bé trai (sáu tuổi, ngụ quận Tân Phú) đi ngang qua đường.
Một đoạn đường được bảo vệ để tổ chức tang lễ cho bé xấu số. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Người này liền đi theo, dùng dao tấn công bé. Nạn nhân chạy được một quãng thì gục xuống, mặc dù được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong. Nam bảo vệ dân phố sau đó quay trở lại chốt gác như không có chuyện gì xảy ra.Nam bảo vệ dân phố này là người của phường 5, quận 11 và đã bị bắt về trụ sở để phục vụ công tác điều tra.Theo một nguồn tin, người này bị tâm thần phân liệt và có giấy chứng nhận tâm thần.
NGUYỄN TRÀ
Theo PLO
Gia cảnh nghèo khó của bé trai 6 tuổi nghi bị bảo vệ sát hại "Vinh bị cận nên thủ thỉ xin tôi mua cho cái kính khoảng 200.000 đồng. Tôi không có tiền, chỉ hứa đợi bà có tiền rồi mua cho. Tôi chưa kịp mua thì...", bà ngoại Vinh khóc nấc. Khuya 26/11, người dân vẫn tập trung trước nhà em Lý Văn Vinh, 6 tuổi, bé trai nghi bị bảo vệ sát hại trên đường...