Bé trai bị dây rốn quấn cổ 4 vòng
Phát hiện sản phụ bị suy thai cấp, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã mổ lấy thai, cứu sống bé trai bị dây rốn quấn cổ đến 4 vòng.
Sáng 9/4, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết khoa Sản đã cấp cứu thành công cho trường hợp suy thai cấp do dây rốn quấn cổ 4 vòng hiếm gặp. Bé trai sơ sinh nặng 3,4 kg được các bác sĩ cứu sống sau 15 phút mổ lấy thai.
Sức khỏe của chị Duyên và con trai đã ổn định. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Theo ông Phong, mẹ của bé là chị Trần Thị Mỹ Duyên (28 tuổi, ngụ quận Cái Răng, Cần Thơ) nhập viện ngày 7/4, khi mang thai 41 tuần 3 ngày. Qua theo dõi chuyển dạ, bác sĩ phát hiện nhịp tim của thai nhi giảm rất sâu nên chỉ định mổ lấy thai.
Khi phẫu thuật, bác sĩ thấy bé có dây rốn quấn chặt vào cổ 4 vòng. Dây rốn được tháo ra khỏi cổ của bé có độ dài đến 80 cm, trong khi bình thường là 30-60 cm. Hiện, sức khỏe của bé và mẹ ổn định.
Bác sĩ sản khoa cho biết tần suất dây rốn quấn cổ tăng theo tuổi thai. Trong một nghiên cứu cho thấy dây rốn quấn cổ 1, 2, 3 và 4 vòng tương ứng với các tỷ lệ: 10,6%, 2,5%, 0,5% và 0,1%. Vì vậy, trường hợp bị dây rốn quấn cổ 4 vòng là hiếm gặp.
Video đang HOT
Việt Tường
Sản phụ 19 tuổi vừa sinh song thai bị nguy kịch được cứu sống thần kỳ
Sản phụ 19 tuổi ở miền Tây sau sinh song thai thì bị suy đa cơ quan với nguy cơ tử vong rất cao được bác sĩ cứu sống một cách thần kỳ.
Sáng 8/1, BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó GĐ chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực vừa cứu sống một sản phụ rất trẻ sau sanh nguy kịch vì suy đa cơ quan với nguy cơ tử vong rất cao.
Theo đó, bệnh nhân Nguyễn Thị Kiều Ngân (19 tuổi, quê Hậu Giang) được chuyển viện từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang lên Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ với chẩn đoán: suy đa cơ quan- hậu phẫu mổ lấy thai ngày thứ 3 do suy thai cấp, rối loạn đông máu, song thai 33 tuần.
Sản phụ Ngân, 19 tuổi được cứu sống một cách thần kỳ
Thời điểm nhập viện, sản phụ này trong tình trạng tỉnh, da niêm vàng, bụng chướng, xuất huyết da niêm.
Tuy nhiên sau đó, bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng khó thở tăng dần, bức rứt, trả lời sai câu hỏi, lâm sàng diễn tiến xấu.
Các bác sĩ đã hội chẩn cấp bệnh viện thống nhất chẩn đoán: nhiễm trùng huyết biến chứng suy đa cơ quan, rối loạn đông máu nặng, giảm tiểu cầu, tràn dịch đa màng/hậu phẫu mổ lấy thai N3 - theo dõi hội chứng HELLP.
Trong đó, tình trạng suy gan cấp của bệnh nhân diễn tiến ngày càng nặng dẫn đến hội chứng não gan gây rối loạn tri giác.
Đồng thời bệnh nhân xuất hiện tình trạng suy hô hấp mức độ nặng cần can thiệp đặt nội khí quản và thở máy.
Trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, Ê kíp lọc máu liên tục do thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Hoàng Du tiến hành thay huyết tương và lọc máu liên tục cho bệnh nhân ngay trong ngày nghỉ lễ 1/1.
Trong suốt quá trình can thiệp, ê kíp lọc máu đã sử dụng đến 40 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh để thay thế cho huyết tương của bệnh nhân đã được lọc bỏ trong quá trình can thiệp và bệnh nhân được thực hiện lọc máu liên tục xuyên suốt trong 41 giờ điều trị.
Bệnh nhân được truyền 12 đơn vị khối hồng cầu 350ml, 2 khối tiểu cầu máy, 4 khối tiểu cầu, 9 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh kết hợp với điều trị nội khoa tích cực.
Sau 7 ngày điều trị, bệnh nhân đã hồi phục dần, ngưng thở máy và đã rút ống nội quản. Sáng nay, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, sinh tồn ổn định, không còn tình trạng xuất huyết da niêm, bệnh lý suy gan cấp cũng dần hồi phục và các chỉ số xét nghiệm chức năng thận, tình trạng nhiễm trùng đã trở về giá trị bình thường.
"Sự hồi sinh kỳ diệu của sản phụ còn rất trẻ không chỉ mang lại niềm vui không thể diển tả cho gia đình mà còn đem đến rất nhiều cảm xúc cho những ai quan tâm đến sức khỏe mẹ con sản phụ. Đó là sự trân trọng, cảm phục trước những nỗ lực của tâp thê các y bác sĩ của Bệnh viện đặc biệt là nổ lực của tập thể Khoa Hồi sức tích cực chống độc.Sự thành công điều trị sản phụ cho thấy vai trò của việc triển khai kỹ thuật cao trong điều trị cấp cứu", bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó GĐ chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết.
BSCK2 Dương Thiện Phước- Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, suy đa cơ quan là tình trạng diễn biến cấp tính của quá trình bệnh lý có căn nguyên nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng, trong đó có suy ít nhất hai cơ quan trở lên và tồn tại ít nhất trong vòng 24 giờ.
Riêng suy đa cơ quan mà nguyên nhân có liên quan nhiễm trùng chiếm tỉ lệ 60-81,5%.Trong đó biến chứng suy gan cấp được xem là biến chứng nặng có tỷ lệ tử vong cao 50 -90% nếu không điều trị hợp lý.
"Cho dù bệnh nhân được can thiệp lọc máu liên tục là phương pháp kỹ thuật cao điều trị bệnh lý này thì tỉ lệ tử vong vẫn ở mức cao hơn 60%. Lọc máu liên tục là kỹ thuật lọc máu một cách liên tục giúp điều chỉnh các rối loạn nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan và đào thải các chất mà bình thường do các cơ quan đảm nhiệm.
Kỹ thuật này rất có hiệu quả và an toàn cho các bệnh suy đa cơ quan đặc biệt ở các bệnh nhân có rối loạn huyết động. Bên cạnh đó, lọc máu liên tục kết hợp trong cấp cứu điều trị suy đa cơ quan đã cho thấy có hiệu quả làm giảm tỷ lệ tử vong, giảm biến chứng, giảm thời gian nằm viện và giảm chi phí điều trị", bác sĩ Phước nói.
Theo vietnamnet
Cứu sống bệnh nhân bị đột quỵ não nguy kịch Các bác sĩ (BS) ở Cần Thơ vừa cứu sống một bệnh nhân đột quỵ não nguy kịch. Người này được đưa đến cấp cứu rất trễ, trễ hơn nhiều so với "thời gian vàng" để hy vọng có thể thành công trong điều trị đột quỵ. Sức khỏe của bệnh nhân N.Q.D (61 tuổi, ngụ Cần Thơ) đang cải thiện nhanh chóng...