Bé trai Ấn Độ được tôn xưng là Thần Khỉ vì có “đuôi” mọc sau lưng
Sinh ra và lớn lên với một phần “đuôi” mọc ở phần đốt sống cùng, đặc biệt là ngày càng có xu hướng phát triển, cậu bé mồ côi Arshid Ali Khan (14 tuổi) bang Punjab, Ấn Độ được người dân nơi đây tôn thờ như thánh sống, trở thành một biểu tượng thiêng liêng.
Các tín đồ tin rằng chỉ cần được chạm vào cái đuôi của “thần Khỉ” thì mọi ước vọng cầu xin của họ đều sẽ trở thành hiện thực. Có người xin được bình an, may mắn, có người cầu bệnh tật qua khỏi, đôi khi các cặp đôi hiếm muộn cũng đến xin có con?
Chiếc đuôi của “thần Khỉ” tái sinh?
Ngay từ khi sinh ra Khan đã rất nổi tiếng ở bang Punjab, Ấn Độ và được người dân xưng tụng là hiện thân của thần Khỉ Hanuman, bởi tại phần đốt sống của cậu bé “mọc” ra một phần “đuôi”, giống như loài khỉ. Chiếc đuôi kì dị này có xu hướng ngày càng phát triển. Cho tới thời điểm này có thể xác định chiếc đuôi của Khan dài 7 inch (Khoảng 17,8 cm). Và đương nhiên, chiếc đuôi của Khan càng dài thì càng giống Hanuman, một vị thần trong đạo Hindu có ngoại hình giống như một chú khỉ.
Khan được mọi người xưng tụng là hiện thân của thần Khỉ Hanuman.
Trong sử thi Hanuman thì khỉ là hiện thân của sự trung thành, công bằng, sức mạnh và quả cảm. Hanuman là người thầy trong khoa học, người bảo trợ trong cuộc sống xa xưa. Sự sùng bái Hanuman với những con khỉ rất phổ biến trong Ấn Độ giáo. Tương truyền, Hanuman là con khỉ trung thành phụ giúp Rama trong cuộc tìm kiếm Sita. Hanuman được tôn thờ khá phổ biến đối với những người Ấn giáo thuộc Nam Á châu. Trong Ramayana có kể về chuyện Hanuman trở thành khỉ chúa và dẫn đàn khỉ đi khắp Ấn Độ tìm nàng Sita bị bắt cóc. Sau cùng nó đã tìm thấy nàng trong một khu rừng của quỷ vương Ravana ở Tích Lan. Qua bao cuộc chiến đấu và mưu mô, Hanuman đã cứu được công chúa Sita cho chủ mình.
Theo tờ Daily Mail dẫn lời ông nội Iqbal Qureshi của Khan, thì cậu bé này có những khả năng khác thường kể từ khi còn nhỏ. Rất lạ, khi cất tiếng nói lần đầu tiên, Arshid Ali Khan đã có thể nói rõ tên các vị thần từ nhiều tôn giáo khác nhau. Ông Iqbal khẳng định, không ai trong gia đình hay bất cứ người nào chỉ bảo cho Khan biết. Cũng kể từ ngày đó mà ông Iqbal nhận ra có điều gì đó rất thiêng liêng và thần thánh xung quanh Arshid Ali Khan.
Chuyện về cậu bé có chiếc đuôi thần kì lan truyền, mọi người đã kéo đến gặp Khan cầu nguyện và xin cậu bé ban phước. Mọi người tin rằng những lời cầu nguyện sẽ thành hiện thực vì cậu bé là hiện thân của vị “thần Khỉ”. Nhiều người đến gặp cậu bé xin bình an, may mắn, có người cầu bệnh tật qua khỏi, đôi khi các cặp đôi hiếm muộn cũng đến xin con. Cũng kể từ đó cho đến nay, ngôi nhà đơn sơ của gia đình cậu đã trở thành một ngôi đền thiêng liêng. Những tín đồ sùng đạo trong vùng thường xuyên lui tới để được gặp gỡ cậu bé, nhận từ cậu những lời nói, cử chỉ ban phước lành và để được chạm vào “chiếc đuôi” của cậu.
Video đang HOT
Vào ngày Chủ nhật hàng tuần, Arshid Ali Khan phải đón khoảng 20 đến 30 lượt người đến xin gặp, cầu mong phù hộ độ trì, thậm chí là cả chữa bệnh. Theo lịch, ngay từ sáng sớm những người có nhu cầu được “ thần Khỉ tái thế” ban phước xếp thành từng hàng dài đợi sẵn. Mọi nghi lễ, thủ tục diễn ra khá đơn giản. Trong trang phục truyền thống, ngồi trên một tấm nệm màu vàng được đặt trên một chiếc giường phủ ga sạch sẽ, thơm tho, “thần tái sinh” Khan giơ một tay ban phước cho tín đồ đang thành tâm bái lễ trước mặt. Đôi khi Ngài quay lưng, để lộ chiếc đuôi thần thánh để tín đồ có thể quỳ lạy hoặc chạm vào xin lộc. Trong khi đó, những người khác đang ngồi phía bên ngoài chờ cũng thành tâm cầu nguyện với hi vọng mọi điều may mắn sẽ đến với họ và tất cả mọi người.
Bản thân Khan đang sống với ông bà nội và hai người bác. Cha của cậu đã qua đời từ khi cậu mới 4 tuổi, còn người mẹ đã tái hôn. Mặc dù kinh tế gia đình khó khăn nhưng ông bà nội của Khan khẳng định không lấy tiền của người bệnh mà chỉ làm từ thiện vì được hưởng lộc thánh. Những người mang lễ vật đến nhà Khan hoàn toàn tự nguyện, thế nên những lễ vật này có thể tiếp nhận và sẽ làm từ thiện ở nơi khác.
Là một dị tật bẩm sinh
Tuy nhiên, xét về mặt y khoa, một số bác sĩ cho rằng “cái đuôi” của bé Khan đó là một dạng của bệnh giòn xương (một dạng rối loạn chức năng). Một số khác lại khẳng định rằng cái đuôi là do căn bệnh nứt đốt sống dị tật bẩm sinh gây ra, tức là gai xương bị hở hay cột sống có phần không kín hoàn toàn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng bệnh này được xác định là thiếu acid folic trước và trong những tuần đầu của thai kì. Trung bình, trong 2.500 bé thì có một bé mắc tật nứt đốt sống cổ.
Theo tiến sĩ Scott Meyer, một chuyên gia thần kinh – cột sống thuộc trung tâm y tế Morristown (New Jersey, Mỹ), một số người mắc tật nứt đốt sống thường phát triển các khối mô hoặc búi lông bất thường ở cùng lưng dưới. Trong trường hợp của Khan, tiến sĩ Meyer nhận định, sựu kết hợp giữa một túi màng và một búi lông có thể đã dẫn tới việc hình thành một chiếc đuôi giống đuôi khỉ. Hầu hết các bác sĩ khuyến nghị, những bệnh nhân mọc đuôi như Khan nên tiến hành phẫu thuật để đưa nó vào trong cơ thể.
Một bác sĩ phẫu thuật hàng đầu cũng đã đến thăm và khẳng định rằng có thể giúp Khan loại bỏ thành công phần “dị tật” này. Thế nhưng, gia đình cậu bé tỏ ra nghi ngờ và tuyên bố rằng họ thay mặt cậu bé quyết định giữ lại cái đuôi chứ không muốn thực hiện một ca phẫu thuật có thể gây nguy hiểm. Ông nội của Khan cũng tuyên bố rằng: “Đó là quyết định của Khan. Nếu nó muốn được cắt bỏ cái đuôi thì chúng tôi cũng không phản đối. Chúng tôi đã đưa cháu đến gặp bác sĩ ngay khi nó không đi lại được, để xem họ có thể làm gì”.
Khó khăn lớn nhất mà Khan gặp phải là cậu thường khó cân bằng được thời gian tiếp những vị khách sùng đạo và thời gian để học bài hoặc vui chơi với bạn bè. Khan cho biết: “Những ngày trong tuần tôi phải đến trường nên mọi người không tới. Vào nhưng vào cuối tuần, khi tôi được nghỉ ở nhà, thường có khoảng 20 – 30 người đến nhà để gặp “thần Khỉ tái sinh”.
Hiện tại Khan đang phải sử dụng xe lăn bởi chiếc đuôi khiến cậu không thể đi lại bình thường được. Vì vậy, gia đình Khan đang cân nhắc tới việc sẽ phẫu thuật cắt bỏ chiếc đuôi cho cậu bé. Nhưng cậu bé hoàn toàn không tin rằng việc cắt bỏ cái đuôi sẽ khiến đám đông không còn đổ xô đến nhà cậu để xin phước lành nữa. “Các bác sĩ có thể cắt bỏ cái đuôi này nhưng mọi người vẫn sẽ tiếp tục tin tưởng vào tôi”, Khan khẳng định.
Cho tới thời điểm này, Khan không còn cảm thấy tự ti hay khó chịu về chiếc đuôi của mình nữa. Ngược lại, Khan cảm thấy chiếc đuôi này của cậu sớm đã được “Thượng đế sắp đặt”. Số phận và trách nhiệm của cậu phải gắn bó với chiếc đuôi ấy. “Chiếc đuôi này là do thần thánh dành tặng cho tôi. Tôi được tôn thờ như một vị thánh sống là bởi mọi người tin rằng tôi có khả năng giao tiếp với thần linh. Đối với tôi, việc có chiếc đuôi này chẳng tốt cũng chẳng tệ”, Khan cho biết.
HỒNG HÀ
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Bí ẩn "đôi chân ma" xuất hiện trong ảnh chụp bé gái
Đôi chân ma xuất hiện sau lưng bé gái trong tấm ảnh chụp ở Nhật Bản đã dấy lên tin đồn về những bóng ma samurai.
Đôi chân ma xuất hiện sau lưng bé gái trong tấm ảnh chụp ở Nhật Bản đã dấy lên tin đồn về những bóng ma samurai.
Theo tin tức trên Daily Mail, đôi chân ma xuất hiện trong bức ảnh cô bé con, được chụp gần những ngôi mộ của các samurai ở tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Điều này làm dấy lên tin đồn về những bóng ma samurai.
Đôi chân bí ẩn xuất hiện đằng sau bức ảnh chụp bé gái ở Nhật Bản.
Bức ảnh cho thấy một đôi chân đi giày đen đứng ngay phía sau của bé gái trong hình. Hướng giày khiến nhiều người cho rằng, "người đàn ông" này đang nhìn ra biển.
Người dùng có tên Obiaruf đã đăng tải tấm ảnh bí ẩn này lên mạng xã hội reddit và khẳng định không hề chỉnh sửa bức ảnh.
Những bức ảnh khác cùng loạt ảnh chụp bé gái này cho thấy không có gì ở phía sau cô bé, và người chụp ảnh cũng khẳng định rằng khi chụp ảnh sau lưng cô bé không có gì. Một người khác thì đặt giả thuyết rằng đôi giày này có thể là bốt quân đội từ thời Thế chiến thứ hai.
Sau lưng cô bé không hề có người trong loạt ảnh chụp sau đó.
Một số người lại cho rằng đây chỉ là một ảo ảnh thị giác, hoặc có người thật đứng đằng sau cô bé. Giả thuyết này được đặt ra sau khi hình ảnh được phóng to làm xuất hiện một mảnh vải màu xanh sau lưng.
Nhiều người cho rằng hiện tượng này có thể là do ảo giác.
Có thể do góc chụp nên phần cơ thể còn lại đã bị che khuất", Jack Shid bình luận trên reddit.
Trước đó, một bức hình rợn gáy khác cũng khiến cư dân mạng xôn xao. Bức ảnh được đăng trên trang Facebook của Kim Davison, một người sống ở Queensland (Australia). Chủ nhân bức ảnh chụp năm 2014 khẳng định trong ảnh là bóng ma của một bé gái bị chết đuối trên sông.
Theo Người Đưa Tin
Theo_Kiến Thức
Giới khảo cổ tìm thấy hai thành phố mất tích trong rừng rậm Honduras Nhóm khảo cổ cho biết họ vừa đặt chân lên một vùng đất bị lãng quên ít nhất đã 600 năm và có thể đó "Thành phố đã mất của Thần Khỉ". Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hai thành phố mất tích nằm ở giữa rừng rậm Honduras với các vết tích của một chiếc kim tự tháp, các khu...