Bé trai 9 tuổi suýt chết bởi sốt xuất huyết
Sau 4 ngày sốt cao, bé trai 9 tuổi bị béo phì rơi vào tình trạng sốc sâu, huyết áp không đo được, và sau đó bị suy hô hấp, tổn thương gan nặng.
BSCK2 Nguyễn Minh Tiến – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) cho hay các bác sĩ ở đây vừa cứu kịp 1 bé trai bị sốc sốt xuất huyết, tổn thương gan nặng, suy hô hấp nặng.
Bé trai 9 tuổi bị sốt xuất huyết nguy kịch được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố – Ảnh: BVCC
Bé trai là T.L.G.B (9 tuổi, quê Tây Ninh) bị bệnh béo phì, cân nặng lên đến 42kg (bình thường ở lứa tuổi này trẻ khoảng 28 – 32kg) được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng suy hô hấp, tổn thương gan nặng (men gan trên 1200 đv/ml) .
Trước đó, cháu B. sốt cao liên tục 4 ngày, đến ngày thứ 5 thì có biểu hiện đau bụng, ói, tay chân lạnh nên được người nhà đưa nhập bệnh viện địa phương, trong tình trạng sốc sâu, huyết áp không đo được, được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng. Tới ngày thứ 5 điều trị tích cực truyền dịch chống sốc theo phác đồ, tình trạng bệnh diễn tiến nặng nên bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng thành phố, TP.HCM.
Bác sĩ Tiến cho biết các bác sĩ ở đây tiếp tục truyền dịch cao phân tử chống sốc với sự hỗ trợ của các phương tiện đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung ương, đo áp lực bàng quang, dùng các thuốc vận mạch phối hợp.
Bệnh nhi được hỗ trợ hô hấp với thở áp lực dương liên tục, sau đó được đặt nội khí quản thở máy sớm, chọc dò dẫn lưu dịch màng bụng giải áp.
Video đang HOT
Tình trạng rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa nặng được truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc, vitamin K1, điều trị hỗ trợ gan.
“Sau gần 2 tuần điều trị, trẻ bình phục dần, cai được máy thở, tỉnh táo, chức năng gan thận trở về bình thường”, bác sĩ Tiến thông tin.
Qua trường hợp trên, bác sĩ Tiến khuyến cáo các bậc cha mẹ, mặc dù chưa tới mùa mưa, nhưng bệnh sốt xuất huyết xuất hiện quanh năm, nên tích cực diệt muỗi, lăng quăng, và cần theo dõi phát hiện các dấu hiệu sớm để đưa con em mình đến cơ sở y tế kịp thời khi trẻ bị sốt.
“Nếu thấy trẻ sốt cao trên 2 ngày, có biểu hiện một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện như: quấy khóc, bứt rứt, khó chịu hoặc li bì; đau bụng; chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống”, bác sĩ Tiến cho biết.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, trong tuần thứ 9 (từ ngày 26.2 đến 3.3), TP ghi nhận 110 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm gần 1/3 so với trung bình 4 tuần trước. Như vậy, tổng số ca sốt xuất huyết từ đầu năm 2024 đến nay là 1.795 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao, gồm: quận 1, quận Tân Phú và quận 8.
Riêng bệnh tay chân miệng, TP ghi nhận 75 trường hợp mắc bệnh, giảm 13% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca mắc tay chân miệng từ đầu năm 2024 đến nay là 1.286 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao gồm : quận 6, huyện Nhà Bè và quận 8.
Đồng Nai: Tăng cường công tác phòng chống bệnh dại
Tỉnh Đồng Nai tăng cường giám sát, kiểm soát bệnh dại, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định trong phòng, chống dịch và quản lý chó, mèo.
Ngày 7/3, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, trong 2 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn đã ghi nhận có 5 trường hợp người bị chó dại cắn, trong đó có 2 trẻ em.
Các địa phương xảy ra vụ việc bị chó dại cắn là xã Phú Thạnh (huyện Nhơn Trạch) và xã Đồi 61 (huyện Trảng Bom).
Một nạn nhân ở tỉnh Đồng Nai bị chó cắn.
Cũng theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai, kết quả tiêm phòng dại từ đầu năm 2023 đến nay là 100.396/139.110 con tổng đàn, đạt tỷ lệ 72,17% là tỷ lệ tiêm phòng cao. Trong khi đó, kết quả điều tra dịch tễ các ổ dịch rất thấp, trung bình dưới 20% tổng đàn.
Theo đó, công tác phòng chống bệnh dại cũng gặp nhiều khó khăn nhất định từ việc thống kê đàn chưa sát với thực tế, có thể thấp hơn rất nhiều lần, dẫn đến nhận định sai trong công tác đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Trong năm 2023, toàn tỉnh ghi nhận 20 ổ dịch dại trên chó tại 7 huyện, thành phố, trong đó có những xã ghi nhận 2-3 ổ như xã Túc Trưng (huyện Định Quán) 3 ổ; xã Sông Trầu ( huyện Trảng Bom) 2 ổ; đặc biệt có những ổ dịch, chó dại đã cắn 2-3 người như tại phường Trảng Dài (thành phố Biên Hòa).
Theo ông Nguyễn Trường Giang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện tại, tỉnh Đồng Nai đang đứng thứ 3 trong cả nước về rất nhiều chỉ tiêu, cho thấy các biện pháp phòng, chống bệnh dại thời gian qua chưa hiệu quả, dịch bệnh xu hướng ngày càng tăng.
Nguyên nhân bắt nguồn từ việc đa phần người nuôi chó, mèo còn rất chủ quan, chưa chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh. Trong khi đó, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người nuôi chó, mèo không chấp hành các quy định về quản lý chó, mèo và tiêm phòng vắc-xin dại cho vật nuôi vẫn chưa triển khai thực hiện.
Trước tình hình dịch bệnh dại trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, bác sĩ Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh Truyền nhiễm, CDC Đồng Nai khuyến cáo người dân, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh dại do chó, mèo gây ra.
Bệnh dại hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu người bị phát bệnh thì tỉ lệ tử vong 100%. Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương, tùy vào vị trí vết cắn mà thời gian phát bệnh có thể vài tuần, vài tháng, vài năm.
Nếu như không may bị chó, mèo cắn thì phải sơ cứu vết thương đúng cách để giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn.
Nhân viên thú y đang tiêm vắc-xin phòng dại cho chó tại tỉnh Đồng Nai.
Các bước sơ cứu có thể thực hiện ngay tại nhà như: Rửa sạch vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng trong 15 phút, sau đó rửa lại vết thương bằng cồn 45 - 70 độ hoặc cồn i- ốt. Sau đó, cần đến ngay cơ sở tiêm chủng gần nhất để được thăm khám và đưa ra chỉ định tiêm ngừa phù hợp.
Khuyến cáo đặt biệt, tuyệt đối không nên nặn máu, chà xát, tránh gây dập nát, không băng kín vết thương khiến virus dại xâm nhập nhanh hơn vào cơ thể, không tự ý sử dụng các loại thuốc Nam để chữa trị.
UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã ban hành kế hoạch triển khai khẩn cấp các giải pháp phòng chống dịch bệnh dại trên địa bàn tỉnh, nhằm tăng cường công tác giám sát, quản lý cũng như tuyên truyền để người dân hiểu rõ tính chất nguy hiểm của bệnh dại, qua đó hướng dẫn cách phòng, chống bệnh dại.
Dịch tay chân miệng 'trở lại': Tăng cường nhận biết dấu hiệu Thời gian gần đây, nhiều địa phương trên cả nước liên tục ghi nhận các ca mắc tay chân miệng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ huynh cần tăng cường nhận biết các dấu hiệu của bệnh để có thể phòng tránh. Thời tiết "có lợi" cho dịch bùng phát Mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội...