Bé trai 9 tuổi sẽ phải trải qua 8 lần phẫu thuật vì có 300 chiếc răng lấp đầy khoang miệng
Khi được 2 tuổi, bé trai đã có 50 chiếc răng thay vì 20 chiếc như thông thường.
Thông thường, mỗi đứa trẻ sẽ có khoảng 20 cái răng, và người lớn trưởng thành sẽ có tổng cộng tối đa là 32 cái. Tuy nhiên, cậu bé Johncris Carl Quirante (9 tuổi), sinh sống ở Cube ( Philippines), lại có đến 300 cái răng, lấp đầy khoang miệng. Các bác sĩ gọi đây là hội chứng Hyperdontia – tình trạng răng thừa, mọc quá số lượng răng thông thường.
Năm 9 tuổi, trong miệng Johncris có 300 chiếc răng.
Ban đầu, cha mẹ của bé trai không hề biết con mình bị hội chứng răng thừa này, cho đến khi bé được 2 tuổi họ mới nhận thấy có điều gì đó không ổn với hàm răng của con mình.
Thay vì có 20 chiếc răng sữa như bình thường, Johncris lại có đến 50 chiếc răng mọc chen chúc trong hàm. Song khi đó, gia đình của đứa trẻ rất khó khăn. Họ không có đủ khả năng để đưa con đi khám nha khoa.
Đến tận 5 tuổi, Johncris mới được chụp X-quang lần đầu tiên. Cậu bé đã có 150 chiếc răng trong miệng.
4 năm sau, miệng của bé trai chứa tất cả 300 chiếc răng.
Video đang HOT
Cậu bé đã trải qua cuộc phẫu thuật đầu tiên để nhổ bỏ 40 chiếc răng thừa.
Johncris đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật để nhổ 40 chiếc răng bằng một thủ thuật xâm lấn cắt bỏ răng thừa và dùng chỉ khâu để đóng vết thương. Ca mổ thành công và cậu bé phục hồi tốt. Song, theo bác sĩ, đứa trẻ này cần thêm 7 lần phẫu thuật nữa để lấy hết toàn bộ răng thừa. Sau đó, Johncris sẽ phải đeo niềng răng để điều chỉnh lại khớp cắn của mình.
Các bác sĩ thông báo Johncris còn phải trải qua 7 lần phẫu thuật loại bỏ răng thừa nữa.
Mặc dù phải chịu đựng những cơn đau từ hàm răng của mình, nhưng Johncris vẫn học tập rất xuất sắc. Theo đánh giá của giáo viên, ban đầu đứa trẻ còn gặp khó khăn trong việc nói chuyện nhưng sau đó, cậu bé đã vượt qua và trở thành học sinh giỏi nhất trường.
Các bác sĩ cũng cho biết thêm rằng quá trình điều trị Hyperdontia cho bé trai sẽ phải mất 4 năm mới xong, vì vậy Johncris quyết định tiếp tục đi học để trở thành một kỹ sư trong tương lai.
Hội chứng Hyperdontia là gì?
Hyperdontia là tình trạng răng mọc quá nhiều trong miệng. Những chiếc răng thừa này có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên các vùng cong hàm. Theo các nhà nghiên cứu, hội chứng răng thừa này ảnh hưởng từ 1 – 4% dân số trên thế giới, trong đó ở nam giới bị tình trạng này nhiều hơn nữ giới. Mặc dù không rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng các chuyên gia tin răng yếu tố di truyền và môi trường là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Khi cha mẹ phát hiện con có răng thừa hoặc bất kỳ răng nào mọc không đúng chỗ, hay bị sưng đau trong miệng thì nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ. Đồng thời, nếu nhận thấy răng vĩnh viễn của con mọc muộn hoặc khoảng cách giữa các răng vĩnh viễn xa, đặc biệt là răng cửa thì cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ nha khoa.
Điều quan trọng nhất là phải cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời điều trị những vấn đề về răng miệng cho trẻ.
Những sự thật bố mẹ cần biết về ung thư ở trẻ em
Các loại ung thư phát triển ở trẻ em thường khác với ở người lớn. Nó không liên quan chặt chẽ đến lối sống hoặc các yếu tố nguy cơ từ môi trường.
Các phương pháp điều trị ung thư ở trẻ thường được sử dụng là: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và các liệu pháp gen. Hiệu quả điều trị chịu tác động lớn bởi thời điểm chẩn đoán, cũng như sự đáp ứng với phương pháp điều trị của cơ thể trẻ.
Theo WHO, mỗi năm trên thế giới có xấp xỉ 300.000 trẻ em và trẻ vị thành niên (0-19 tuổi) được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.
Nhiều khía cạnh trong điều trị ung thư, mà chúng ta biết đến ngày nay, như hóa trị liệu kết hợp, đều được rút ra từ các nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhi ung thư.
Theo WHO, ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, chỉ có khoảng 20% bệnh nhi ung thư được điều trị.
Trong đó, bệnh bạch cầu là dạng ung thư phổ biến nhất. Vào những năm 50 của thế kỷ trước, gần như những trẻ em mắc bệnh bạch cầu đều không thể qua khỏi. Ngày nay, nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, 90% bệnh nhi mắc loại ung thư máu này có thể chữa khỏi.
Chính vì vậy, khi được chẩn đoán mắc ung thư, có đến 80% các bệnh nhi đã ở giai đoạn muộn, khối u đã di căn khắp cơ thể.
Những trường hợp tử vong không thể tránh khỏi ở bệnh nhi ung thư, thuộc các nước thu nhập thấp và trung bình, thường đến từ việc chẩn đoán muộn, bỏ sót và thiếu chăm sóc y tế.
Làm sao để khớp gối không bị khô? Bạn có thể nhận biết triệu chứng Khô khớp gối khi nghe thấy tiếng kêu của khớp gối khi co duỗi hoặc đau đầu gối khi đứng lên, ngồi xuống. Có nhiều biện pháp chữa khô khớp gối, từ duy trì cân nặng phù hợp, hoạt động thể chất hợp lý đến tiêm steroid và thậm chí là phẫu thuật... Duy trì trọng...