Bé trai 9 tuổi đã bị ung thư tinh hoàn: Cảnh báo của người mẹ mà bất kì ai có con trai cũng không nên bỏ qua
Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn, bé trai Freddie Burgess-Shardlow còn chưa đầy 1 tuổi.
Emma Burgess, 36 tuổi, mẹ của bé Freddie, cho biết cô đã phát hiện một khối u trong tinh hoàn của con trai vào hồi tháng 3 (lúc đó Freddie mới hơn 1 tháng tuổi). Ngay lập tức, vợ chồng cô đã đưa con trai đến gặp bác sĩ. Ban đầu, các bác sĩ tin rằng đó là dấu hiệu của thoát vị – bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Nhưng sau đó, vào kì nghỉ hồi tháng 5, nhận thấy khối u của con phát triển lớn hơn. Khi trở về nhà, Freddie được đưa đến bệnh viện Pilgrim ở Boston. Tại đây, bác sĩ cho rằng đó là một sự tăng trưởng bất thường và chuyển bé tới bệnh viện Queen’s Medical Centre ở Nottingham.
Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn, bé trai Freddie Burgess-Shardlow còn chưa đầy 1 tuổi.
Các bác sĩ đã xem xét và nói rằng đó là tình trạng sưng ở bìu, được coi là phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nó xảy ra khi có chất lỏng bao quanh tinh hoàn. “Họ đã nói rằng không có gì đáng lo và khi nào bé 18 tháng tuổi thì quay lại để kiểm tra”, mẹ Freddie cho biết.
Mặc dù được trấn an là tình trạng của Freddie sẽ đỡ hơn, vết sưng sẽ giảm nhưng rõ ràng mẹ bé nhận thấy mọi thứ trở nên tệ hơn. Và họ đã quyết định đưa bé trở lại bệnh viện vào tháng 6. Lúc này, các bác sĩ đã phát hiện ra đó là một khối rắn chắc và được chẩn đoán là một dạng ung thư tinh hoàn – có tên là etectomesenchymoma. Đây là khối u hiếm và phát triển nhanh của hệ thần kinh hoặc mô mềm. Trước năm 2015, chỉ có 64 trường hợp mắc ung thư này, trong đó có 8 trường hợp được ghi nhận phát triển ở bìu.
Ngày 1/7, bé Freddie được phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn. Sau đó, cậu bé chưa đầy 1 tuổi sẽ phải trải qua 9 đợt hóa trị mệt mỏi, mỗi đợt kéo dài 21 ngày.
Video đang HOT
Mặc dù trải qua hóa trị, Freddie vẫn là một cậu bé vui vẻ.
Chia sẻ về trường hợp của con trai, cô Emma cho biết: Mặc dù trải qua hóa trị, Freddie vẫn là một cậu bé vui vẻ. Chúng tôi đã phải cố gắng không khóc khi ở bên bé để cậu bé không thấy buồn. Đôi khi bé không muốn ăn gì nhưng vẫn chơi với các cô y tá mà bé thích.
Qua đây, Emma Burgess cũng muốn khuyến cáo các bà mẹ đừng bỏ qua bất kì dấu hiệu lạ nào của con, ngay cả khi các bác sĩ nói rằng đó là biểu hiện bình thường của trẻ và các dấu hiệu đó sẽ tự biến mất.
Etectomesenchymoma là một khối u hiếm và phát triển nhanh của hệ thống thần kinh hoặc mô mềm.
Trước năm 2015, chỉ có 64 trường hợp mắc ung thư này, trong đó có 8 trường hợp được ghi nhận phát triển ở bìu.
Theo Trung tâm nghiên cứu Ung thư của Vương quốc Anh, trung bình chỉ có 8 trẻ em dưới 9 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn mỗi năm.
Đây là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới từ 15-45 tuổi, với khoảng 2.200 trường hợp được chẩn đoán mỗi năm ở Anh.
Theo Helino
Bác sĩ chỉ cách tự thăm khám tinh hoàn để sớm phát hiện ung thư tinh hoàn - bệnh ung thư ác tính nam giới phải đối mặt
Mặc dù ung thư tinh hoàn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người đàn ông, tuy nhiên đây là bệnh có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Ung thư tinh hoàn là một trong những bệnh ác tính nhất ảnh hưởng đến nam giới trong độ tuổi 15-35. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ được đẩy lùi.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư tinh hoàn
BS Nguyễn Duy Khoa, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết, nguyên nhân ung thư tinh hoàn hiện tại vẫn chưa rõ ràng. Ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh trong tinh hoàn bị thay đổi. Các tế bào khỏe mạnh phát triển và phân chia một cách có trật tự để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, đôi khi có một số tế bào phát triển bất thường khiến sự tăng trưởng này vượt khỏi tầm kiểm soát - những tế bào ung thư tiếp tục phân chia tạo thành khối u tinh hoàn mà bệnh nhân thường tự sờ thấy trên lâm sàng.
Theo BS Nguyễn Duy Khoa các yếu tố nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn bao gồm:
Người có tinh hoàn ẩn: Bình thường tinh hoàn phát triển trong bụng thai nhi và đi xuống bìu trước khi sinh. Tuy nhiên, ở khoảng 3% bé trai, tinh hoàn không xuống bìu khi sinh ra gọi là bệnh "tinh hoàn ẩn". Ở những người bị tinh hoàn ẩn nếu không được phát hiện và phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,5 đến 14 lần so với người bình thường.
Có người thân trong gia đình bị ung thư tinh hoàn: Những người có cha hay anh em trai bị ung thư tinh hoàn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân ung thư tinh hoàn không có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Dương tính với HIV: Một số bằng chứng cho thấy bệnh nhân nhiễm HIV gây suy giảm miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn
Có tiền sử bị ung thư tinh hoàn: Khoảng 3% đến 4% bệnh nhân ung thư tinh hoàn sau khi được chữa khỏi có thể xuất hiện ung thư tinh hoàn ở bên còn lại.
Yếu tố chủng tộc: Nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn ở đàn ông da trắng cao gấp 4 đến 5 lần so với đàn ông da đen và châu Á
Triệu chứng bệnh ung thư tinh hoàn
Theo BS Nguyễn Duy Khoa dấu hiệu hay gặp nhất và cũng là lý do đi khám bệnh nhiều nhất là bệnh nhân tự sờ thấy u tinh hoàn hoặc thấy một bên tinh hoàn to lên bất thường.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có những triệu chứng như: Đau âm ỉ vùng bẹn bìu hoặc vùng bụng dưới, bìu cảm giác nặng, căng tức ở một bên bìu, có thể nổi hạch vùng bẹn, có thể đau bụng (do di căn hạch ổ bụng chèn ép hoặc đau do ung thư tinh hoàn ẩn phát triển trong ổ bụng), có thể sờ thấy hạch cổ, đau ngực, khó thở... (do ung thư di căn).
Cách phát hiện sớm ung thư tinh hoàn
Theo BS Nguyễn Duy Khoa, để phát hiện sớm ung thư tinh hoàn ngay tại nhà chúng ta cần thực hiện các bước tự thăm khám tinh hoàn sau:
Bước 1: Đứng trước gương. Nam giới sẽ tự kiểm tra da bìu để tìm dấu hiệu da bìu phù nề.
Bước 2: Dùng tay khám từng bên tinh hoàn. Dùng ngón trỏ và ngón giữa đặt dưới tinh hoàn, ngón cái để trên tinh hoàn. Lăn các ngón tay nhẹ nhàng để tìm các u cục bất thường.
Bước 3: Tìm mào tinh hoàn và kiểm tra, đó là phần mềm mại nằm phía sau tinh hoàn, đây là nơi giúp tinh trùng trưởng thành.
Mặc dù ung thư tinh hoàn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người đàn ông, tuy nhiên đây là bệnh có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tính chung cho các giai đoạn có thể chữa khỏi cho 90% số người bệnh. Tỷ lệ sống 5 năm ở các bệnh nhân ung thư tinh hoàn là lớn hơn 95%. Do vậy, ngoài việc thay đổi lối sống, mọi người nên được kiểm tra sàng lọc phát hiện sớm ung thư tinh hoàn để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo Helino
Bố mẹ sốc khi phát hiện con trai bị dậy thì vì nguyên nhân không ngờ tới Lo lắng khi liên tục phát hiện trong quần trong của con trai (hơn 10 tuổi, ở Trung Quốc) xuất hiện chất màu trắng giống tinh dịch. Bố mẹ bé đã đưa con đi khám và họ đã sốc khi phát hiện con trai bị dậy thì sớm. Được biết, mặc dù mới hơn 10 tuổi nhưng ngoại hình của cậu bé thay...