Bé trai 5 tuổi suy giảm thính lực, sau khi đi khám bác sĩ hé lộ nguyên nhân không ngờ khiến mẹ vô cùng hối hận
Khoảng thời gian sau, chị tình cờ phát hiện thính lực của con trai suy giảm đáng kể sau mỗi lần nói chuyện, chị luôn phải nhắc lại nhiều lần bé mới nghe rõ.
Tiểu Quân (5 tuổi) không được mẹ thường xuyên lấy ráy tay cho bé. Chị nghĩ rằng lỗ tai của bé nhỏ hẹp, da tai mỏng, lấy ráy tai cho bé sẽ phát sinh một số nguy hiểm không lường trước. Bởi thế, chị xem nhẹ và cảm thấy việc lấy ráy tai cho con là không cần thiết.
Khoảng thời gian sau, chị phát hiện thính lực của Tiểu Quân suy giảm. Bé phản ứng chậm, không nghe rõ lời giáo viên tại trường mẫu giáo. Khi nói chuyện với bé, chị phải nhắc nhiều lần thì bé mới hiểu rõ.
Khoảng thời gian sau, chị phát hiện thính lực của Tiểu Quân suy giảm (Ảnh minh họa).
Khi kiểm tra tai của con, chị ngây người phát hiện ráy tai của bé có màu vàng đen tắc nghẽn trong tai. Chị vội vàng đưa con đến bệnh viện khám. Sau khi khám tai của bé, bác sĩ cho biết: “Ráy tai của bé bám chắc và khá nhiều, bây giờ tiến hành lấy ráy tai cho bé là một việc khó khăn và có thể ảnh hưởng đến lỗ tai của bé. Trước tiên, cần phải thao tác làm mềm ráy tai rồi mới có thể gắp ra được”. Đồng thời, bác sĩ đã trách người mẹ do lơ là, xem nhẹ việc lấy ráy tai cho con nên mới xảy ra tình trạng tắc ráy tai.
Sau khi lấy ráy tai cho bé, thính lực của bé Tiểu Quân đã phục hồi nguyên trạng. Bác sĩ giải thích: “Đa số trường hợp trẻ nhỏ không cần lấy ráy tai, tuy nhiên các bậc phụ huynh vẫn cần phải lưu tâm để không xảy ra tình trạng tắc ráy tai ở trẻ”.
Video đang HOT
Nếu mẹ không thường xuyên kiểm tra tai cho bé, ráy tai tích tụ trong thời gian dài có thể tắc nghẽn lỗ tai của bé (Ảnh minh họa).
Bất kể trẻ nhỏ hay người lớn đều có ráy rai và hầu hết trường hợp mẹ không cần phải lấy ráy tai cho bé. Bởi khi bé ngủ hoặc chuyển động nhai thức ăn sẽ khiến ráy tai rơi ra ngoài. Đồng thời ráy tai có tác dụng bảo vệ da tai mỏng manh của bé, giúp kháng khuẩn, nấm hay côn trùng.
Tuy nhiên, vẫn luôn có trường hợp ngoại lệ. Hầu hết ráy tai sẽ tự động rơi ra ngoài, nhưng đôi khi sẽ có một phần ráy rai bám dính vào da tai của bé. Nếu mẹ không thường xuyên kiểm tra tai cho bé, ráy tai tích tụ trong thời gian dài có thể tắc nghẽn lỗ tai của bé. Khi xảy ra trường hợp này, mẹ cần sử dụng dụng cụ lấy ráy tai chuyên dụng cho bé, hoặc tốt nhất là đưa bé đến bệnh viện để nhân viên y tế tiến hành lấy ráy tai.
Nguồn: Sohu
Theo Helino
4 nguy cơ sức khỏe của việc mất thính lực và cách để ứng phó
Suy giảm thính lực không chỉ khiến người bệnh gặp một số bất tiện trong cuộc sống như bật tivi lớn hơn, thường xuyên hỏi lại khi nói chuyện mà còn kèm theo đó một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Shutterstock
Bị cô lập, cô đơn và trầm cảm
Phần lớn chúng ta sẽ bị suy giảm thính lực qua thời gian gian. Dần dần, chúng ta gần như bị điếc, gặp khó khăn khi giao tiếp và nghe người khác nói. Người bị giảm thính lực sẽ ngại đến những buổi họp mặt, gặp gỡ và tự cô lập mình, MSN dẫn lời giáo sư Donald Schum, chuyên gia về sức khỏe thính giác người Mỹ.
Càng lớn tuổi tình trạng suy giảm thính lực càng nghiêm trọng. Khi tự cô lập mình, người lớn tuổi sẽ bị căng thẳng và dẫn đến trầm cảm.
Suy giảm nhận thức, mất trí nhớ
Có nhiều giả thuyết khác nhau về mối liên hệ giữa suy giảm thính lực và giảm chức năng não. Trên thực tế, tình trạng thoái hóa thần kinh do tuổi già gây ra cả hai vấn đề trên, chuyên gia người Mỹ Paul Farrell tiết lộ.
Thoái hóa thần kinh không chỉ làm suy giảm khả năng tiếp nhận các tín hiệu cảm giác của não bộ, khiến người mắc khó phân biệt âm thanh mà còn dẫn đến chứng mất trí nhớ tuổi già, theo MSN.
Để hạn chế nguy cơ bị mất trí nhớ, não bộ người già cần thường xuyên nhận được kích thích. Họ không nên tự cô lập mình mà trái lại phải thường xuyên nói chuyện, giao tiếp với những người xung quanh. Lựa chọn tốt nhất cho người già là hãy dùng máy trợ thính.
Té ngã
Một số nghiên cứu phát hiện những người bị mất thính lực nghiêm trọng có nguy cơ bị té ngã cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích nguyên nhân thật sự của tình trạng này, theo MSN.
Tiểu đường
Tiểu đường có thể gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến ốc tai và dẫn đến suy giảm thính giác. Vì tiểu đường là nguyên nhân gây mất thính lực nên những người đang bị lãng tai cần phải đi kiểm tra xem mình có đang bị tiểu đường hay không.
Trên thế giới, có nhiều người bị tiểu đường nhưng không hay biết mình mắc bệnh. Các số liệu cho thấy chỉ riêng ở Mỹ đã có hơn 8 triệu người đang sống với tiểu đường nhưng không được chẩn đoán bệnh, theo MSN.
Suy giảm thính lực hay bị lãng tai là tình trạng rất phổ biến khi chúng ta lớn tuổi. Cách tốt với người bệnh là hãy thừa nhận tình trạng của mình và đến khám bác sĩ chuyên khoa tai, các chuyên gia khuyến cáo.
Theo Thanh niên
Sùi mào gà mọc trong lỗ tai vì thường xuyên ngoáy tai ngoài tiệm Các bác sĩ phát hiện trong lỗ tai của người đàn ông có nhiều mụn thịt mọc chi chít. Chúng lấp lỗ tai gây ảnh hưởng đến thính lực. Một người đàn ông họ Hoàng (70 tuổi, ở Đài Loan, Trung Quốc) mới đây đã đến Bệnh viện thành phố Nam Đầu khám tai vì thường xuyên ù tai, ngứa ngáy khó chịu...