Bé trai 5 tháng tuổi không thể ngóc đầu vì mắc bệnh hiếm
Các bác sĩ khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, vừa phẫu thuật thành công ca dị tật hộp sọ hiếm gặp cho bệnh nhi 5 tháng tuổi.
Các bác sĩ khoa Ngoại Thần kinh cho biết đây là ca dị tật dính khớp sọ trán đỉnh hai bên và metopicca hiếm gặp.
Gia đình bệnh nhi cho hay bé được sinh đủ tháng, quấy khóc nhiều, chân tay khỏe mạnh. Tuy nhiên, tháng thứ 5, đầu cháu bé không ngóc được và có dấu hiệu nhỏ hơn bình thường, nhọn, mắt lồi, viêm kết mạc. Gia đình cho bé đi thăm khám, bác sĩ chỉ định phẫu thuật.
Bệnh nhi dị tật sọ não trước khi phẫu thuật. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ Hà Xuân Tài, Phó trưởng khoa Ngoại Thần kinh, cho biết dị tật dính khớp sọ trán đỉnh hai bên thường xảy ra ở cả nam và nữ (tỷ lệ 1,5/1), chiếm khoảng 5% trong dị tật hộp sọ bẩm sinh (tỷ lệ 1/250.000 trẻ).
Dính khớp sọ trán đỉnh hai bên và metopic gây tình trạng hộp sọ nhỏ, hẹp hay hình tam giác.
Video đang HOT
Trường hợp của bệnh nhi 5 tháng tuổi nói trên cần được phẫu thuật sớm, thời điểm tốt nhất là 3-8 tháng tháng đầu, khi các xương sọ trẻ còn mỏng, dễ uốn nắn và sự biến dạng chưa nhiều. Can thiệp sớm là cách hay nhất giúp cho trẻ có thể phát triển bình thường.
Các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã hội chẩn để tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi. Ê-kíp phẫu thuật dùng phương pháp nới rộng hộp sọ, giải phóng khớp sọ cố định nẹp vít và tạo hình lại.
Sau phẫu thuật 10 ngày, bệnh nhi khỏe mạnh, ăn uống bình thường, đầu to, tròn như những trẻ khác và đã được xuất viện.
Theo Zing
Tác dụng phụ nguy hiểm của kính áp tròng
Bên cạnh ưu điểm giúp hạn chế việc đeo kính hay điều chỉnh thị lực, việc đeo kính áp tròng thường xuyên có thể đem lại những tác hại nguy hiểm.
Khô mắt
Hầu hết những người đeo kính áp tròng đều gặp phải vấn đề khô mắt. Đeo kính áp tròng làm giảm lượng nước mắt và giảm lượng oxy đến giác mạc. Điều này khiến bạn bị ngứa hoặc đau nhói, kích thích trên mí mắt hoặc giác mạc và các mô xung quanh.
Trầy xước giác mạc
Sự mài mòn giác mạc xảy ra khi kính áp tròng làm trầy xước giác mạc, nếu chúng không được sử dụng đúng cách hoặc khi để mắt quá khô. Ngoài ra, việc ngủ với kính áp tròng cũng làm tăng nguy cơ mài mòn giác mạc. Các áp tròng tồn đọng rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn qua một ngày dài và khi nó cọ xát vào giác mạc, bạn có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt .
Cản trở oxy đến giác mạc
Không có đủ oxy, quá trình trao đổi chất của giác mạc bị căng thẳng và axit lactic tích tụ tạo ra tải thẩm thấu, hút nước vào giác mạc nhanh hơn mức có thể được loại bỏ, dẫn đến sưng giác mạc hoặc bị phù. Lượng oxy có sẵn dưới áp tròng thay đổi tùy theo chất liệu và độ dày của kính áp tròng.
Loét giác mạc
Một tác dụng phụ khác của kính áp tròng là loét giác mạc, xảy ra khi ô nhiễm vi khuẩn phát triển ở bề mặt lắng đọng trên kính áp tròng mềm và có thể nhân lên nhanh chóng ở đó. Điều này tạo ra một màng sinh học vi khuẩn cung cấp các tác nhân truyền nhiễm cho giác mạc.
Mắt đỏ
Mắt đỏ xảy ra khi bạn đeo kính áp tròng trong nhiều giờ, đặc biệt là suốt đêm. Việc này tạo môi trường ẩm ướt cho các vi sinh vật sinh sản. Các nguyên nhân khác của mắt đỏ bao gồm tròng kính bị biến dạng, cặn thấu kính dẫn đến kích ứng hoặc thấu kính kém.
Viêm giác mạc bề mặt
Viêm giác mạc bề mặt là sự kích thích của lớp ngoài cùng giác mạc, nguyên nhân do các giải pháp chăm sóc kính áp tròng, dị ứng, nhiễm trùng và kích ứng cơ học.
Viêm kết mạc
Viêm kết mạc nhú khổng lồ là biến chứng phát sinh ở những người đeo kính áp tròng mềm, đặc biệt là những người đeo chúng trong thời gian dài. Các triệu chứng là tăng sản xuất chất nhầy và gây mờ mắt nhẹ.
Theo Boldsky/VTC
Bé gái bị bỏ rơi tại bệnh viện trong tình trạng nguy kịch vừa được xuất viện Ngày 25/6, Trung tâm Sản Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã hoàn tất mọi thủ tục và bàn giao cháu Ngô Diệp Chi cho Trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi và tàn tật thành phố Việt Trì theo đúng quy định. Bị mẹ bỏ rơi khi con nguy kịch Trước đó, vào ngày 8/5, Trung tâm Sản...