Bé trai 4 tuổi phải nằm viện 6 tháng vì bị nhiễm trùng máu và mắc bệnh do “vi khuẩn ăn thịt”, triệu chứng ban đầu chỉ là đau chân
Người mẹ 2 con này hy vọng, ca bệnh của con trai mình sẽ giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này, đặc biệt là các triệu chứng của bệnh trước khi quá muộn.
Mới đây, Iris, một bà mẹ 2 con đã chia sẻ trên Facebook về việc cô gần như mất con trai vì căn bệnh nhiễm trùng máu. Đặc biệt, triệu chứng ban đầu mà bé gặp phải chỉ đơn thuần chỉ là đau chân nên đã gây ra không ít nhầm lẫn trong chẩn đoán.
Cô hy vọng, ca bệnh của con trai mình sẽ giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này, đặc biệt là các triệu chứng của bệnh trước khi quá muộn.
“Nhiễm trùng máu. Chúng tôi chưa bao giờ nghe nói về nó trước đây, càng không bao giờ nghĩ rằng bệnh có thể xảy đến với gia đình mình cho đến khi mọi chuyện xảy ra. Nhân ngày Nhiễm trùng máu Thế giới, chúng tôi chia sẻ câu chuyện về hành trình nằm viện chiến đấu với bệnh nhiễm trùng máu kéo dài 6 tháng của Jarrod. Chúng tôi hy vọng rằng các bậc cha mẹ sẽ nhận thức được các triệu chứng của bệnh và xin hãy vui lòng chia sẻ vì biết đâu những điều này có thể cứu sống được ai đó”, Iris viết.
Không chỉ là sốt và phát ban
Ngày 28/3/2019, Jarrod, đứa con trai 4 tuổi của Iris, dường như vẫn ổn cho đến khi cô nhận được cuộc gọi của trường mẫu giáo thông báo rằng cậu bé bị sốt. Sau khi được đón về nhà, cơn sốt của Jarrod đã biến mất nhưng bố mẹ vẫn cho bé ở nhà để đề phòng sốt lại. Hai ngày sau, cậu bé sốt lại và có các vết phát ban. Khi được đưa đến gặp bác sĩ gia đình thì bác sĩ chẩn đoán cậu bé bị sốt siêu vi và được kê thuốc.
Vào ngày 31 tháng 3, cơn sốt và phát ban của Jarrod đã dịu xuống một chút và cậu bé có thể làm mọi việc xung quanh nhà, nhưng ngày hôm sau, Jarrod nói rằng bị đau ở chân.
Bác sĩ khác cũng vẫn chẩn đoán đó chỉ là sốt siêu vi
Thấy con kêu đau chân, Iris đã đưa con đến gặp một bác sĩ khác. Nhưng ngay cả bác sĩ này cũng nói rằng bé chỉ bị sốt siêu vi mà thôi, và kê cùng đơn thuốc với bác sĩ trước đó.
Vào ngày 2 tháng 4, mọi thứ trở nên tồi tệ. Jarrod vẫn bị sốt và phát ban, nhưng lần này, cậu bé không thể đi lại vì chân phải quá đau quá nhiều. Cơn đau thậm chí khiến cậu bé không thể chịu đựng nổi, và ngay lúc 5 giờ chiều hôm đó, bố mẹ một lần nữa phải đưa con đến viện.
Video đang HOT
Sức khỏe Jarrod giảm sút rất nhanh
Mặc dù đã đến viện nhưng Jarrod vẫn không nhận được sự cấp cứu khẩn cấp nào. Cậu bé chỉ được đưa đến một phòng cách ly với lý do sốt phát ban. Trong suốt 5 giờ chờ đợi sau đó, bé được cho uống Panadol và thuốc chống dị ứng. Đến 10 giờ 30 phút đêm, tình trạng của Jarrod trở nên tồi tệ hơn – bé bắt đầu nôn mửa và tiêu chảy.
Phải 45 phút sau khi được người nhà thông báo, một y tá mới bước vào xem tình trạng của Jarrod. Sau các thủ tục đo huyết áp, kiểm tra chỉ số sinh tồn, nhân viên y tá này đã lao ra ngoài và sau đó các bác sĩ, nhân viên y tế vào phòng bệnh rất đông. Họ biết cậu bé bị nhiễm trùng huyết nhưng không biết nguyên nhân gây ra nó.
Nhiễm trùng huyết xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn bắt đầu gửi các hóa chất chống nhiễm trùng khắp cơ thể thay vì chỉ nhiễm trùng. Những hóa chất này gây viêm và bắt đầu tấn công các mô và cơ quan khỏe mạnh. Cơ thể bạn không còn chiến đấu với nhiễm trùng, nó tự chiến đấu.
Một giờ sau, Jarrod bắt đầu bị suy đa tạng và cần được nối với máy lọc máu vì thận của bé đã bắt đầu thất bại. Vào lúc 4 giờ sáng, nhịp tim của Jarrod cũng bắt đầu yếu đi và bé phải phẫu thuật tim để kết nối với một máy thở ECMO.
Nguyên nhân là do “vi khuẩn ăn thịt”
Đến 7 giờ sáng ngày 3 tháng 4, tình trạng của Jarrod đã không được cải thiện mặc dù bé đã được hỗ trợ với tất cả các loại máy móc. Bé cũng đã được cho 30 loại thuốc khác nhau trong khi các bác sĩ bắt đầu dự đoán rằng nguyên nhân gốc rễ là do Bệnh Kawasaki (viêm mạch máu hệ thống cấp tính) hoặc liên cầu khuẩn nhóm A (Group A Strep). Chỉ bốn ngày sau, họ xác nhận Jarrod mắc liên cầu khuẩn nhóm A – thường được gọi là vi khuẩn ăn thịt.
Tuy nhiên, mặc dù đã được tiêm kháng sinh đúng cách và được lọc máu độc hại bằng máy ECMO, Jarrod bắt đầu xuất hiện các mảng màu xanh tím trên da và phồng rộp khắp cơ thể do sốc nhiễm trùng. Chân phải của bé thậm chí còn sưng to gấp 3 lần kích thước bình thường.
“Các bác sĩ đã lo ngại rằng chân của cậu bé chính là nguồn gốc của sự lây nhiễm, vì vậy họ đã quyết định môt chân con trong khi con vẫn còn sự sống. Đối với chúng tôi, đây là một trong những điều khó khăn nhất. Nếu chân bé là nguyên nhân gây nhiễm trùng thì nó cần được ưu tiên giải quyết. Rủi ro là Jarrod đã quá yếu để có thể trải qua bất kỳ ca phẫu thuật lớn nào, không những thế, cậu bé còn bị loãng máu”, Iris viết.
Nhưng rồi, ca phẫu thuật đã diễn ra tốt đẹp. Các bác sĩ phát hiện ra rằng vi khuẩn Strep A đã xâm nhập vào máu và xương của Jarrod, và đã cắt đứt nguồn cung cấp máu đến chân của cậu bé, dẫn đến tổn thương cơ và mô.
Con đường phục hồi
Jarrod đã phải ở phòng hồi sức cấp cứu trong 24 ngày, trong đó có 8 ngày là hôn mê. Da bé bắt đầu bong ra, tóc thì rụng, thậm chí còn phải thực hiện các ca phẫu thuật khác khi mà vết thương ở chân luôn không thể liền.
May mắn thay, Jarrod đã có thể phục hồi sau đó. Trải qua 3 tháng trong bệnh viện và 3 tháng chăm sóc của các y bác sĩ tại nhà với khoảng 20 ca phẫu thuật, cậu bé đã khỏe trở lại.
Giờ đây, Jarrod gần như trở lại bình thường 100% sau khi trải qua vật lý trị liệu và châm cứu. Mặc dù một chân của bé bị nhỏ hơn chân kia do phải cắt bỏ một số cơ và mô nhưng bé vẫn chăm chỉ học cách lấy lại sức để đi lại.
Theo Webmd, liên cầu khuẩn nhóm A thường được tìm thấy trên da và trong cổ họng. Thông thường, bệnh sẽ có những biểu hiện nhẹ là viêm họng, chốc lở. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vi khuẩn xâm nhập sâu vào máu, phổi, các cơ, gây nguy hiểm tính mạng.
Loại vi khuẩn này phát tán trực tiếp qua việc tiếp xúc chất nhầy hoặc vết loét trên da người nhiễm bệnh. Nhiễm trùng khuẩn liên cầu xảy ra khi số lượng vi khuẩn vượt quá sức đề kháng của cơ thể. Nhiễm trùng do vi khuẩn này gây ra có tỷ lệ thấp, tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng khuẩn này chiếm 25% nhưng nếu chủ quan thì rất có thể bạn sẽ là nạn nhân.
Theo Helino
Bác sỹ nói gì về vi khuẩn "ăn thịt người" ở Hà Tĩnh
Các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh nhận định: Bệnh whitmore có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Tỷ lệ tử vong chung của các bệnh nhân nhiễm bệnh whitmore từ khoảng 40-60%.
Bệnh nhân Đ.X.H. được điều chuyển lên tuyến trên để tiếp tục điều trị.
Bác sỹ Võ Hoài Nam - Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cho biết: "Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Bệnh whitmore còn có nhiều biến chứng nguy hiểm. Đôi khi chỉ là một vết xây xát nhỏ nhưng khi tiếp xúc với môi trường đất, nước có vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei (bệnh Whitmore) thì nguy cơ bị nhiễm trùng, sau đó gặp phải các biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng máu, áp xe, viêm phổi... Nếu không được phát hiện nhanh, bệnh nhân có khả năng tử vong chỉ trong vài ngày".
Bác sỹ Nam khuyến cáo: Những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động phù hợp. Trong quá trình, làm việc, đi lại, nếu phải đi chân đất, lao động thiếu phương tiện phòng hộ thì rất dễ bị lây nhiễm. Do vậy, khi người dân lao động, sinh hoạt tiếp xúc trực tiếp với bùn đất, đặc biệt môi trường sau mưa lũ cần phải có các biện pháp phòng hộ như đi ủng, tất ni lông... Đặc biệt, những ai có các vết thương, mụn nhọt... cần tránh tiếp xúc trực tiếp với bùn, đất, nguồn nước ô nhiễm. Nếu không may bị bẩn cần phải được rửa sạch bằng xà phòng kháng khuẩn.
"Hiện nay whitmore là căn bệnh chưa có vắc-xin tiêm phòng, cũng chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng. Do đó những biện pháp phòng tránh trên mặc dù rất căn bản nhưng không được chủ quan."
Bác sỹ Võ Hoài Nam
Trước đó, như Báo Hà Tĩnh đã thông tin, bệnh nhân Đ.X.H. (61 tuổi, ở thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên) có tiền sử bị bệnh đái tháo đường type II, cách đây 1 tuần bị sốt cao liên tục, ngón 2 bàn chân phải có khối Abcees sưng, nóng, chảy dịch có mùi hôi và được người nhà đưa vào điều trị tại Khoa Nội tiết - Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh vào ngày 9/9/2019.
Ngón 2 bàn chân phải của bệnh nhân H. có khối Abcees sưng, nóng, chảy dịch có mùi hôi do bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có diễn biến nặng dần: Sốt cao, rét run, huyết áp tụt, sau khi hội chẩn liên khoa, được chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực để điều trị tiếp.
Tại Khoa Hồi sức tích cực, các bác sỹ chỉ định lấy máu của bệnh nhân nuôi cấy và cho kết quả dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei .
Mặc dù được điều trị tích cực bằng kháng sinh phối hợp, nhưng bệnh nhân đáp ứng chậm với quá trình điều trị, vẫn sốt cao, rét run, tình trạng nhiễm trùng nặng do vậy bệnh viện đã tiến hành làm thủ tục chuyển lên tuyến trên để tiếp tục điều trị.
4 bệnh nhân đã tử vong do vi khuẩn "ăn thịt người"
Mới đây, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong tháng 8 vừa qua, lần đầu tiên trung tâm tiếp nhận một một bệnh nhân nữ mắc bệnh whitmore khá hy hữu, với trình trạng vi khuẩn whitmore ăn cánh mũi. Sau khi tiếp nhận bệnh nhân này, các bác sĩ phải thay đổi hoàn toàn phác đồ điều trị, nếu chậm trễ, người bệnh sẽ nguy hiểm tính mạng.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), nếu như giai đoạn 5-10 năm mới có 20 ca mắc whitmore, thì từ đầu năm đến nay, tại trung tâm đã ghi nhận tới 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này. Riêng tháng 8/2019, trung tâm đã tiếp nhận 12 ca mắc whitmore, trong đó có 4 ca đã tử vong.
Những con đường lây nhiễm của bệnh whitmore
- Tiếp xúc trực tiếp các vết xước trầy da với đất hoặc nước nhiễm khuẩn.
- Hít phải các hạt bụi có chứa vi khuẩn.
- Lây nhiễm qua đường ăn uống khi thức ăn nhiễm khuẩn.
- Vi khuẩn có thể truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp xe tuyến vú do vi khuẩn B. pseudomallei.
- Tiếp xúc vết xước trầy da với động vật chết do nhiễm bệnh whitmore như chó, mèo, bò, dê...
Theo baohatinh
4 bệnh nhân BV Bạch Mai tử vong do whitmore, những dấu hiệu cần biết Whitmore hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn do các triệu chứng dễ dầm lẫn với nhiều bệnh khác. Từ đầu năm đến nay, BV Bạch Mai đã tiếp nhận 20 trường hợp mắc bệnh whitmore, trong đó riêng tháng 8 có 12 trường hợp, trong đó đã có 4 ca tử vong. Bệnh whitmore là...