Bé trai 4 tuổi bị đột quỵ sau khi mắc COVID-19
Sau 1 tuần liên tục sốt, nôn ói, bệnh nhi rơi vào tình trạng mê man phải nhập viện cấp cứu, bác sĩ xác định bệnh nhi bị huyết khối tĩnh mạch não rất nặng.
Ngày 13/8, TS.BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một trẻ bị đột quỵ. Bệnh nhi là bé V.T.L. (4 tuổi, quê Đồng Tháp) nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía người nhà bệnh nhi ghi nhận, cách nhập viện khoảng 1 tuần, trẻ bị sốt, ói, tiêu chảy nên đưa đến bệnh viện nhi thăm khám, điều trị. Tuy nhiên, tình trạng của bé ngày một diễn tiến nặng, nên được chuyển qua S.I.S Cần Thơ.
Các bác sĩ đã can thiệp lấy máu đông khai thông mạch máu giúp bệnh nhi qua cơn nguy kịch.
Video đang HOT
Tại khoa Cấp cứu của bệnh viện, trẻ luôn trong tình trạng mê man. Qua thăm khám và chẩn đoán hình ảnh các bác sĩ ghi nhận, bệnh nhi bị huyết khối tĩnh mạch não rất nặng, nguy cơ tử vong rất cao. Do cơ thể bé còn quá nhỏ nên khả năng điều trị thuốc chống đông và kỹ thuật can thiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên “còn nước còn tát”, các bác sĩ đã nỗ lực can thiệp lấy huyết khối khai thông mạch máu bị tắc nghẽn cho bệnh nhi. Sau 5 ngày điều trị, cậu bé phục hồi tốt, gần như không để lại di chứng về ngôn ngữ hoặc vận động.
Mẹ bệnh nhi cho biết: ” Từ trước đến nay, bé gần như không bị bệnh vặt. Tuy nhiên, khoảng 6 tháng trước T.L. bị mắc COVID-19. Thời điểm mắc COVID-19 bé chỉ sốt nhẹ khoảng 3 ngày là hết bệnh. Trước thời điểm được chẩn đoán đột quỵ, bé có biểu hiện sốt, ói, bỏ ăn, bỏ chơi, xuống sức rất nhanh và liên tục than đau đầu“.
TS.BS Trần Chí Cường cho biết, sau đại dịch COVID-19 y văn thế giới cũng như tại Việt Nam ghi nhận có sự gia tăng đáng kể về số lượng bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch nội sọ, không kể độ tuổi và giới tính. Nguyên nhân được nhận định là do bệnh nhân mắc COVID-19 có sự kích hoạt quá mức hệ thống miễn dịch, tăng phản ứng viêm, gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong cơ thể.
Tái tạo bàng quang từ ruột non trị ung thư
Nam bệnh nhân 37 tuổi đã mổ khối u bàng quang 5 năm trước, nay ung thư tái phát buộc phải cắt toàn bộ bàng quang ngăn di căn.
Ba tháng gần đây, anh thường xuyên đau tức bụng dưới, tiểu máu nhiều lần. Cơ sở y tế gần nhà chẩn đoán anh bị ung thư bàng quang tái phát, cần đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị. Do dịch Covid-19 tại TP HCM bùng phát, việc điều trị bị gián đoạn, sức khỏe bệnh nhân ngày càng suy yếu.
Ngày 5/10, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Bình, Trưởng khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Xuyên Á, cho biết tình trạng lúc nhập viện của bệnh nhân rất nguy kịch, biến chứng suy thận cấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thiếu máu nặng do mất máu kéo dài.
Các bác sĩ điều trị những biến chứng, soi bàng quang, chụp cắt lát vi tính (MSCT) hệ niệu 160 lát cắt để đánh giá giai đoạn của bệnh. Hướng điều trị tối ưu đưa ra cho bệnh nhân là phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc nhằm ngăn chặn nguy cơ ung thư di căn; đồng thời tạo một bàng quang nhân tạo làm nơi chứa nước tiểu để đảm bảo hoạt động cơ thể bình thường sau này.
Sau một tuần điều trị biến chứng nhiễm khuẩn, lọc máu hai lần và truyền bù máu, bệnh nhân đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật. Các bác sĩ đã phẫu thuật nội soi cắt bỏ bàng quang, tuyến tiền liệt, túi tinh, hai ống dẫn tinh, nạo vét toàn bộ hạch để loại bỏ hoàn toàn khối u. Cuối cùng, các bác sĩ lấy một đoạn ruột non khoảng 60 cm của bệnh nhân tạo hình thành túi chứa nước tiểu. Bàng quang tái tạo này được nối với niệu đạo, bệnh nhân vẫn có thể đi tiểu theo đường tự nhiên.
Theo bác sĩ Minh, trong suốt 8 giờ phẫu thuật, ê kíp gặp không ít bất lợi như bàng quang quá to gây khó khăn cho ca mổ nội soi. Trong khi đó, mạc treo ruột (phần gắn ruột vào thành bụng) ngắn khiến việc tạo hình khó khăn; các mạch máu lớn vùng chậu teo nhỏ do di chứng bại liệt của bệnh nhân khi còn nhỏ, nếu bất cẩn có thể cắt đứt nguồn mạch máu nuôi hai chi dưới.
Hiện, sau hai tuần hậu phẫu, bệnh nhân không còn mệt mỏi, tiểu máu hay phải chịu đựng những cơn đau rát, buốt hành hạ khi đi tiểu. Bệnh nhân ăn uống ngon miệng hơn, cơ thể hồi phục và dần thích nghi với bàng quang mới.
Bệnh nhân (ngồi) chụp ảnh cùng các bác sĩ điều trị trước khi xuất viện. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á
Đây là ca điển hình được tái tạo bàng quang từ ruột non, sau khi phải cắt bàng quang để điều trị ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á. Trước đây, với các ca tương tự, khi chưa có kỹ thuật tạo hình bàng quang thay thế bằng ruột, bác sĩ phải mở hai niệu quản ra da. Như vậy, bệnh nhân phải mang bên người hai túi dẫn lưu niệu quản chứa chất thải, ảnh hưởng sinh hoạt và có nguy cơ nhiễm trùng.
Ung thư bàng quang là bệnh phổ biến thứ 7 trong các bệnh ung thư của nam giới và thứ 10 ở cả hai giới. Tại Việt Nam, theo thống kê của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) năm 2020, ung thư bàng quang đứng thứ 20 về số lượng bệnh nhân được phát hiện trong tất cả loại ung thư, bác sĩ Minh thông tin.
Triệu chứng thường gặp của ung thư bàng quang là đi tiểu ra máu. Người tiểu máu nên đi khám ngay, nhằm chẩn đoán sớm ung thư bàng quang và điều trị kịp thời.
Thuốc trị Covid-19 - 'mũi giáo' tấn công đại dịch Trong khi vaccine được ví như tấm khiên bảo vệ con người trước Covid-19, thuốc điều trị của Merck và Pfizer được coi là mũi giáo tấn công vào virus. Tiến sĩ Scott Gottlieb, cựu ủy viên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), ngày 5/11 dự đoán Covid-19 sẽ "chấm dứt" ở Mỹ trong hai tháng tới, khi...