Bé trai 4 tháng tuổi tử vong do vừa ngủ vừa ngậm bình sữa trong khi mẹ ngủ quên ngay bên cạnh
30 phút sau khi ngủ quên mất, bà mẹ hốt hoảng khi thấy con trai nằm yên không thở.
Sau khi sinh con ở tuổi 18, bà mẹ Chloe Masters, đến từ Anh, bị đau lưng dữ dội. Vì thế, việc chăm sóc con trai Alex (4 tháng tuổi) vào ban đêm hầu như do một tay mẹ đỡ đầu của bé là chị Claire Sawyer lo liệu.
Vào một buổi đêm, chị Chloe bàng hoàng tỉnh giấc khi hay tin Alex không cử động. Mọi người vội đưa đứa trẻ đến bệnh viện Lincoln County, nhưng các bác sĩ xác nhận bé trai đã tử vong. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy Alex đã hít sữa vào phổi do bị sặc trong khi vừa bú vừa ngủ.
Alex đã tử vong trong khi vừa bú bình vừa ngủ do hít sữa vào phổi.
Trong phiên điều trần, chị Sawyer khai rằng đêm đó chị đặt Alex ngồi trên ghế ô tô để tự cần bình sữa bú, đồng thời chị còn đắp cho bé một cái chăn. Sau đó, chị ngồi trên ghế sofa nhìn con nhưng đã ngủ quên mất. 30 phút sau chị tỉnh dậy thì thấy con trai đã ngả người trên ghế ô tô, chăn trùm kín mặt và không thở.
Qua điều tra của cảnh sát kết hợp với khám nghiệm tử thi, tòa án kết luận đây không phải là một vụ cố ý giết người. Alex đã tử vong do bị sặc và hít sữa vào phổi trong khi vừa ngậm bình sữa vừa ngủ.
“Alex là thế giới của tôi. Con luôn vui vẻ và tươi cười. Con thích đánh thức mọi người dậy vào mỗi buổi sáng, và con đã biến thành một người hoàn toàn khác. Vì vậy, mất con là nỗi đau đớn nhất của tôi”, chị Chloe đau khổ nói. “Bạn đừng bao giờ, tuyệt đối không bao giờ được rời mắt khỏi con khi bạn đang cho con bú. Cũng không bao giờ để con ngậm bình sữa trong khi đang ngủ, bởi nó có thể đặt con bạn vào tình thế nguy hiểm. Tôi đã phạm phải sai lầm này rồi, và tôi không muốn có bất kỳ ai phạm vào lỗi nghiêm trọng giống như tôi nữa”.
Ngậm bình sữa trong khi ngủ gây nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào?
Video đang HOT
Theo thông tin từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, nghẹt thở có thể xảy ra khi trẻ vừa ngậm bình sữa vừa ngủ. Do phải nuốt sữa liên tục trong lúc ngủ khiến bé có thể hít phải chất lỏng, dẫn đến sữa đi vào phổi.
Bên cạnh đó, việc vừa bú vừa ngủ dễ khiến trẻ bị sâu răng do bé không nuốt hết sữa trong miệng nên răng bị ăn mòn. Đồng thời, nếu trẻ nằm bú sữa trên một bề mặt phẳng, sữa có thể chảy vào khoang tai gây nhiễm trùng tai .
Vì thế, các chuyên gia khuyên các bậc cha mẹ không bao giờ được cho con ngậm bình sữa trong khi ngủ và càng tuyệt đối không được để con tự bú sữa một mình.
“Để trẻ tự bú bình sẽ khiến bé bị nghẹt thở do sữa chảy quá nhanh, quá nhiều hoặc bình sữa nằm trượt khỏi vị trí ban đầu. Kê bình sữa cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Do đó, chúng tôi không khuyến khích cha mẹ sử dụng các dụng cụ để giữ bình sữa trong khi cho trẻ bú, vì chúng có thể gây ra nguy hiểm”.
Ngoài ra, Bệnh viện Nhi Phoenix (Hoa Kỳ) cũng hướng dẫn cha mẹ 2 bước để cho con bú bình an toàn:
- Cha mẹ sẽ ngồi thoải mái trên ghế và bế trẻ trên tay khi cho con bú bình.
- Giữ bình nghiêng với cổ bình và núm vú chứa đầy sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu bé không ngậm chắc núm vú, bạn hãy dùng ngón tay giữa ấn nhẹ xuống dưới cằm và hơi rút núm vú ra để khuyến khích con bú. Phương pháp này sẽ giúp tránh trường hợp bé nuốt phải không khí gây đau bụng.
Và cho dù đã được cho bú đúng cách, em bé vẫn nuốt phải không khí. Vì vậy, sau khi con bú xong, bạn nên bế con theo phương thẳng đứng trên vai hoặc đứng thẳng trên đùi với bàn tay đỡ dưới cằm. Vỗ nhẹ hoặc xoa nhẹ giữa lưng cho đến khi con ợ hơi.
Đăng lên mạng khoe bàn tay "kiêu sa" của con, bà mẹ không ngờ hứng về cả "rổ gạch đá"
Trong khi hầu hết các bà mẹ cắt móng tay và đeo bao tay cẩn thận để bảo vệ con thì bà mẹ này đã làm điều hoàn toàn ngược lại.
Ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, thai nhi đã phát triển móng tay. Thế nên, hầu như em bé nào lúc mới chào đời cũng đều sở hữu một bộ móng dài và nhọn.
Theo tâm lý chung, các bà mẹ đều lo sợ con mình sẽ dùng móng tay cào xước mặt mình hay đâm chọc vào mắt nên luôn mang bao tay cho trẻ hoặc cắt ngắn móng tay cho con. Chính vì thế, mới đây, cư dân mạng đã đồng loạt "ném đá" một bà mẹ người Mỹ xin giấu tên đã đăng tải lên một hội nhóm khoe bàn tay "kiêu sa" của con mình. Kết quả là bức hình đã nhận về hoàng loạt ý kiến bất bình.
Bức hình đã thu hút hàng chục nghìn lượt tương tác và bình luận với sự phẫn nộ.
Theo như lời bà mẹ này chia sẻ trên hội nhóm thì khi sinh con ra, móng tay của con chị cũng dài như mọi đứa trẻ sơ sinh khác. Nhưng thay vì cắt ngắn đi cho con, chị lại dũa móng lại cho thật gọn và đẹp. Đúng là khi nhìn vào móng tay, ai cũng đều phải công nhận rằng bà mẹ này khá khéo tay khi làm móng đẹp nhưng nếu bộ móng này nằm ở một bàn tay khác, không phải là trẻ sơ sinh, có lẽ sẽ hợp lý hơn.
Ngay sau đó, bài đăng của bà mẹ này đã vấp phải một luồng bình luận giận dữ. Một số người lên án thẳng thắn vì hành động này là hành vi gây nguy hiểm cho trẻ em:
- Móng tay dài nhọn thế này sẽ khiến em bé bị thương.
- Em bé rất hay dịu mắt, nếu để bộ móng này nó có thể sẽ chọc vào mắt của bé.
- Tại sao lại có bà mẹ ngu dốt đến thế nhỉ?
- Điều này không dễ thương một chút nào. Em bé mà thò tay vào miệng, mũi và mắt thì có thể sẽ bị thương nặng.
Một số người khác nhẹ nhàng hơn khi chia sẻ những vết sẹo mà con của họ đã tạo ra khi "tự gãi" lúc mới sinh và họ đã phải đeo bao tay để bảo vệ mặt của bé như thế nào.
Một blogger chuyên về chăm sóc trẻ em cho biết: "Việc cắt móng tay cho một đứa trẻ sơ sinh rất khó khăn vì trẻ luôn cựa quậy. Nhưng bạn hoàn toàn có thể đeo bao tay cho con để phòng tránh việc con cào xước mặt".
Ngoài ra, một số bà mẹ khác cũng chia sẻ rằng nếu cắt móng tay trong lúc con đang ngủ thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Các bước trong quy trình cắt móng tay cho trẻ sơ sinh
Cha mẹ có thể đợi đến khi con ngủ rồi nhẹ nhàng cắt móng tay cho con (Ảnh minh họa).
Tiến sĩ Larissa Hirsch - bác sĩ nhi khoa ở New York với 20 năm kinh nghiệm cho biết việc cắt tỉa móng tay cho trẻ sơ sinh cũng rất quan trọng vì trẻ dễ dàng cào xước da mình trong khi quơ tay lên mặt, mắt, mũi. Trong khi đó, việc cắt móng tay cho con không phải bao giờ cũng thực hiện được dễ dàng. Cha mẹ hãy thực hiện đúng các bước sau:
- Đầu tiên, hãy tìm một vị trí có đủ ánh sáng giúp bạn dễ dàng nhìn rõ các móng tay của bé. Bạn có thể đặt con vào lòng cùng ngồi trên một chiếc võng, một chiếc ghế bập bênh hoặc đợi khi con đã ngủ thì bạn tiến hành cắt móng tay.
- Sau đó, giữ cố định lòng bàn tay và ngón tay của bé bằng một tay và cắt bằng tay còn lại. Bạn nên dùng đồ cắt móng tay dành cho trẻ sơ sinh có đầu tròn để đảm bảo an toàn cho bé, rồi dùng dũa hoặc miếng giấy nhám chà lên móng tay sau khi cắt để móng tay tròn trịa, không bị lởm chởm cũng khiến da bé bị xước.
Nếu chẳng may vô tình bạn khiến tay con bị chảy máu thì cũng đừng lo lắng. Hãy dùng miếng gạc vô trùng ấn nhẹ để cầm máu. Song đừng quấn băng xung quanh vết thương vì trẻ sơ sinh thường thích đưa ngón tay vào miệng và có thể làm đứt băng trôi vào trong miệng dẫn đến bị nghẹt thở.
Vì móng tay của trẻ sơ sinh có xu hướng phát triển nhanh từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi chập chững biết đi, nên bạn cần phải cắt tỉa móng cho con 1 - 2 lần/tuần. Ngoài ra, nếu không thể cắt móng tay cho con, bạn nên cho trẻ mang bao tay để tránh trường hợp móng tay dài con cào lên mặt.
Trả lời tin của người lạ nhưng ngủ quên, sáng hôm sau, cô gái kinh ngạc vì chàng trai xả một tràng dài như đoạn sớ Màn độc thoại giữa đêm của chàng trai khiến cô gái cảm thấy áy náy còn dân mạng không thể... nhịn cười. Mạng xã hội Facebook mới đây rộ lên trào lưu trả lời story của người lạ. Trào lưu này đặc biệt thích hợp với dân FA, những người đang muốn tìm một mối quan hệ thú vị. Riêng cô gái này...