Bé trai 3 tuổi đột quỵ sau khi nhiễm nCoV
Bé Colt Parris 3 tuổi, ở Missouri, đột quỵ não sau khi xét nghiệm dương tính với nCoV, cho thấy có thể Covid-19 ảnh hưởng hệ thần kinh.
Sau khi được phẫu thuật loại bỏ cục máu đông, bé Colt Parris đã hồi phục tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em, Đại học Missouri, hôm 24/12. Các bác sĩ hy vọng bé sẽ khỏe mạnh hoàn toàn như trước.
Bác sĩ chuyên khoa thần kinh, Camilo Gomez, cho biết, các chuyên gia đang xem xét liệu Covid-19 và các vấn đề thần kinh có liên quan đến nhau không.
Khi đại dịch khởi phát, các nhà nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ giữa nCoV và sự hình thành các cục máu đông, bao gồm cả những nguyên nhân ảnh hưởng đến não của bệnh nhân.
Các nhân viên y tế giúp đặt một bệnh nhân Covid-19 nằm úp tại Trung tâm Y tế Providence Holy Cross ở Los Angeles, để dễ thở hơn, hôm 19/11. Ảnh: AP .
Video đang HOT
Một nghiên cứu trên 214 người bệnh vào đầu năm nay ở Vũ Hán, Trung Quốc, cho thấy hơn một phần ba ca nhiễm có triệu chứng bệnh thần kinh, bao gồm mất ý thức và đột quỵ. Các bác sĩ Mỹ cũng ghi nhận và nghiên cứu mối liên hệ giữa hiện tượng đông máu và đột quỵ ở bệnh nhân Covid-19.
Xét nghiệm cho thấy bé Colt dương tính nCoV và sau vài giờ, bé mất khả năng cử động tay chân phải. Mẹ của Colt, Sara Parris, nhận thấy sự khác biệt qua cách bé chộp một con thú nhồi bông.
“Tôi đưa đồ chơi cho bé và nhận thấy rằng bé không sử dụng cánh tay thuận để nắm lấy nó”, người mẹ nói. “Bé rướn người tới để tóm lấy con thỏ nhồi bông, lần thứ hai cũng vậy, và tôi biết có điều gì đó không ổn”.
Tiến sĩ Paul Carney, bác sĩ thần kinh nhi khoa, cho biết cơn đột quỵ đã cắt đứt nguồn cung cấp máu cho não trái của bé.
“Đây là trường hợp rất đặc biệt”, Carney nói. “Nếu điều này xảy ra ở người trên 40 hoặc 60 tuổi, hậu quả sẽ rất khác”.
Cha mẹ của Colt hy vọng trường hợp hy hữu của con mình sẽ nâng cao nhận thức người dân về Covid-19.
Cha của bé, Tim Parris, nói: “Mọi người cần đeo khẩu trang và tuân thủ các quy tắc an toàn, nếu muốn con mình không phải trải qua các tình huống tương tự”.
Thủ hiến Australia xin lỗi về cụm dịch từ du thuyền
Thủ hiến bang NSW xin lỗi vì không ngăn người nhiễm nCoV từ du thuyền Ruby Princess xuống Sydney hồi tháng ba, gây ra đợt bùng dịch nghiêm trọng.
"Bài học đã không được rút ra kịp thời. Một lần nữa, tôi chân thành xin lỗi thay cho tất cả những cá nhân và cơ quan đã phạm phải sai lầm", Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian nói với các phóng viên ở Sydney hôm 17/8.
Cuộc điều tra về đợt bùng phát Covid-19 liên quan tới du thuyền Ruby Princess tuần trước kết luận rằng giới chức NSW đã mắc sai lầm "không thể bào chữa" khi cho phép khoảng 2.700 hành khách, trong đó 120 người cảm thấy không khỏe, rời du thuyền vào trung tâm thành phố Sydney hôm 19/3. Giới chức NSW khi đó cho rằng du thuyền Ruby Princess có rủi ro nCoV thấp, trước khi phát hiện một số hành khách và thủy thủ nhiễm virus.
Cuộc điều tra cũng cho thấy khoảng 914 ca nhiễm ở NSW có thể liên quan tới cụm dịch từ du thuyền Ruby Princess, chủ yếu là từ các hành khách. Thủ hiến Berejiklian đặc biệt gửi lời xin lỗi tới 62 người bị lây nCoV từ một du khách trên thuyền.
"Tôi không thể tưởng tượng sẽ ra sao khi bạn hoặc người thân yêu của bạn tiếp tục bị ảnh hưởng và chịu tổn thương từ hậu quả của sự việc này", bà Berejiklian nói thêm.
Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian tại Sydney hôm 23/2. Ảnh: Reuters.
Giới chức Australia hồi tháng 3 đã kêu gọi 2.700 khách trên du thuyền Ruby Princess tự cách ly và sớm liên lạc với chính quyền sau khi phát hiện 4 người dương tính với nCoV.
Lãnh đạo cơ quan y tế bang New South Wales Brad Hazzard khi ấy cho biết việc Ruby Princess xuất hiện ca nhiễm rất đáng lo ngại. "Mối lo ngại rất lớn là những hành khách đó đã rời Ruby Princess mà không biết gì về các ca dương tính nCoV trên du thuyền họ đi", Hazzard nói.
Australia hiện ghi nhận hơn 23.500 ca nhiễm và 421 ca tử vong do nCoV, ít hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Sau khi mắc sai lầm trong xử lý cụm dịch trên Ruby Princess, Australia tiếp tục có những sai sót trong quản lý khách sạn dành cho người cách ly ở Victoria, khiến nước này trải qua làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Viện phát triển vaccine Covid-19 ít được biết đến của Nga Khi Nga cấp phép vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới, nhiều sự chú ý đổ dồn về Viện Gamaleya - cơ sở điều chế vaccine. Một số người bày tỏ nghi ngờ về tốc độ của Nga, chỉ ra rằng các công ty dược phẩm của Nga tương đối nhỏ, Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya...